SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Triệu chứng viêm amidan cấp và mạn tính

Chào chị Hồng Minh. Với câu hỏi có phải con bị viêm amidan cấp tính không của chị, hệ thống Y tế Thu Cúc TCI xin được trả lời như sau:

Viêm amidan là tình trạng tổn thương tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra, biểu hiện ở 2 dạng: viêm amidan cấp tính và mạn tính, mỗi dạng biểu hiện một triệu chứng khác nhau:
Triệu chứng của viêm amidan cấp tính

– Sốt cao đột ngột: đây là dấu hiệu khởi phát viêm amidan kèm theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức đầu, chán ăn. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm vì thế cần căn cứ vào những triệu chứng đi kèm khác.

– Amidan sưng tẩy, đỏ: Thông thường nếu viêm amidan do virus thì dễ nhận thấy tại vị trí amidan sưng to và đỏ, niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết trong kèm theo dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi; nếu viêm amidan do vi khuẩn thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện thêm những chấm mủ hoặc mảng mủ.

– Đau rát họng, nuốt vướng: amidan gia tăng kích thước khi bị viêm khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, cản trở ăn uống. Ngoài ra, khi nuốt và ho, bệnh nhân có cảm giác đau rát cổ họng, thậm chí đau nhói lên tai.

– Khó thở, ngáy to: hô hấp cũng bị ảnh hưởng khi tổ chức amidan bị viêm. Tình trạng ngáy to đặc biệt là vào ban đêm và đường thở bị cản trở là điều có thể dễ nhận thấy.

Dấu hiệu bệnh viêm amidan mạn tính

– Hay sốt vặt: bệnh nhân thường hay sốt vặt, sốt nhẹ lúc chiều. Ngoài ra, cơ thể xanh xao, thể trạng giảm sút nhanh, đặc biệt là đối với trẻ em.

– Hơi thở hôi: mặc dù vệ sinh răng miệng rất sạch sẽ nhưng hơi thở người bệnh thường xuyên có mùi hôi khó chịu.

– Ho: Người bệnh thường ho khan từng cơn, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Đau rát họng, nuốt khó và giọng nói thay đổi cũng là điều dễ nhận thấy lúc này.

– Amidan sưng to (amidan quá phát): thường gặp ở trẻ em. Hai amidan to, niêm mạc họng đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm; trong các hốc có thể thấy mủ trắng.

– Amidan xơ chìm: thường gặp ở người lớn. Hai amidan nhỏ, bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt xơ trắng; trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm. Khi ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.

Trẻ bị viêm amidan cần được kiểm tra và điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Để được tư vấn kĩ hơn và đặt lịch khám, vui lòng liên hệ: 1900 55 88 92

Xem tiếp...
 
Top Bottom