Ngô Thanh Vân
Fan Cứng
Ngày 28/5, liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần. Theo dự báo, giá xăng E5 RON 92 có khả năng tăng 1.300 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng 1.500 đồng/lít.
Trước đó, các nhà phân phối bán lẻ cắt giảm lượng bán ra cho đại lý, đồng thời giảm chiết khấu từ 1.000-1.200 đồng/lít xuống dưới 300 đồng/lít. Tức là sau khi trừ tất cả chi phí, đại lý xăng dầu phải chịu lỗ với mỗi lít xăng bán ra.
Ảnh Công Luận
Lý giải về việc hạ mức chiết khấu, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại TP.HCM cho biết giá xăng thành phẩm nhập khẩu tăng, còn trong nước chưa đến kỳ điều chỉnh giá.
Cũng do lỗ lớn, hiện một số doanh nghiệp đầu mối phải tạm ngừng nhập khẩu. Vị chuyên gia cho rằng có trường hợp nhà phân phối còn xăng cũ, nhưng chờ giá tăng mới bán để bù lỗ lúc xăng giảm giá.
“Đến khi khan hàng, đầu mối bán theo lượng mua trung bình của cây xăng. Do đó, những cây xăng phải đóng cửa nhiều khả năng chỉ nhập của đầu mối một phần, nhập trôi nổi phần nhiều”, lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu này nhận định.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết đã có nhiều văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cung cấp đủ hàng. Ngoài ra, 2 nhà máy lọc dầu là Bình Sơn và Nghi Sơn cũng được yêu cầu cung ứng đủ hàng ra thị trường.
Ông nhấn mạnh ở khu vực nào có phản ánh thiếu hàng, Vụ Thị trường trong nước trực tiếp can thiệp và điều hàng để đảm bảo cung ứng.
Thực hư treo biển ‘hết xăng’ do đơn vị phân phối giới hạn số lượng cấp trong ngày!?
Đại diện cây xăng trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) cho biết hết hàng từ chiều tối hôm qua (25/5) và đến giờ vẫn chưa thể nhập thêm. Hiện cửa hàng chỉ còn ít dầu trong bể và đang bán nốt.
Theo vị này, tình hình khó nhập xăng, dầu diễn ra từ giữa tháng 5 khi doanh nghiệp liên tục nhận thông báo từ đơn vị phân phối sẽ giới hạn lượng cấp hàng trong ngày.
“Họ cũng yêu cầu chúng tôi phải thông báo lượng hàng sẽ lấy trước 2 ngày, thay vì chỉ một ngày như trước. Lượng hàng được nhập cũng nhỏ giọt”, đại diện cây xăng này cho biết.
Ngày 24/5, cửa hàng này chỉ nhập được vài m3 mỗi loại xăng, dầu diesel nên chỉ đủ bán trong vài tiếng. Từ chiều tối 25/5, cây xăng không còn hàng nên buộc phải treo biển hết xăng.
Tương tự một cây xăng ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) cũng có cảnh hết hàng trong ngày 25/5. Nhân viên tại đây cho biết tới hôm nay mới có thêm hàng để bán.
Tình trạng nhiều cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu khó đặt mua hàng từ các thương nhân phân phối, đầu mối kinh doanh xăng dầu diễn ra khoảng một tuần nay. Theo các đại lý, hiện các doanh nghiệp đầu mối đang găm hàng, nhất là trong bối cảnh giá xăng có xu hướng đi lên. Việc chờ giá lên cao mới bán là để bù cho phần lỗ sâu vài tháng trước.
Đại diện Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội (HFC) cho biết cũng đang phải tìm mọi cách xoay xở, cân đối cấp đủ hàng cho hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý theo sản lượng trung bình từng đơn vị. “Chúng tôi không muốn giảm lượng bán, cấp hàng cho đại lý nhưng đầu mua vào của doanh nghiệp cũng khó khăn”, vị này nói.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn đều khẳng định không có chuyện họ “găm hàng”. Theo đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), doanh nghiệp này cam kết cung ứng đủ hàng cho các đại lý, tổng đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình và các đại lý đã ký hợp đồng kinh doanh với Petrolimex. Với các nhu cầu phát sinh mới, họ phải cân đối, sau khi đủ hàng cho hợp đồng sẵn có mới có thể xem xét.
Tương tự, một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Nam khác cũng nói không có chuyện găm hàng chờ giá.
Về phía cơ quan quản lý – Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thì khẳng định “tổng nguồn cung thị trường không thiếu” và “không xảy ra tình trạng không có hàng để bán”.
Xử lý nghiêm găm hàng, đầu cơ
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, kết quả xác minh bước đầu từ các cục quản lý thị trường địa phương báo cáo tính đến trưa ngày 26/5 cho thấy đã phát hiện một số trường hợp phản ánh về nguồn cung ứng xăng dầu nhỏ giọt, khó lấy hàng, lượng cung giảm.
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, giám sát việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân kinh doanh xăng dầu.
“Xử lý nghiêm hành vi vi phạm, trong đó đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá làm hạn chế việc cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng”, lãnh đạo Tổng cục quản lý thị trường cho biết.
Ngoài ra lãnh đạo Tổng cục quản lý thị trường cũng cho biết, Tổng cục này đã chỉ đạo các cục quản lý thị trường địa phương, trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu nhận được thông tin phản ánh về nguồn cung xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu bị gián đoạn thì báo cáo kịp thời.
“Sau đó, Tổng cục quản lý thị trường sẽ thông tin đến Vụ thị trường có phương án xử lý kịp thời”, lãnh đạo Tổng cục quản lý thị trường cho biết.
Xem tiếp...
Trước đó, các nhà phân phối bán lẻ cắt giảm lượng bán ra cho đại lý, đồng thời giảm chiết khấu từ 1.000-1.200 đồng/lít xuống dưới 300 đồng/lít. Tức là sau khi trừ tất cả chi phí, đại lý xăng dầu phải chịu lỗ với mỗi lít xăng bán ra.
Ảnh Công Luận
Lý giải về việc hạ mức chiết khấu, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại TP.HCM cho biết giá xăng thành phẩm nhập khẩu tăng, còn trong nước chưa đến kỳ điều chỉnh giá.
Cũng do lỗ lớn, hiện một số doanh nghiệp đầu mối phải tạm ngừng nhập khẩu. Vị chuyên gia cho rằng có trường hợp nhà phân phối còn xăng cũ, nhưng chờ giá tăng mới bán để bù lỗ lúc xăng giảm giá.
“Đến khi khan hàng, đầu mối bán theo lượng mua trung bình của cây xăng. Do đó, những cây xăng phải đóng cửa nhiều khả năng chỉ nhập của đầu mối một phần, nhập trôi nổi phần nhiều”, lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu này nhận định.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết đã có nhiều văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cung cấp đủ hàng. Ngoài ra, 2 nhà máy lọc dầu là Bình Sơn và Nghi Sơn cũng được yêu cầu cung ứng đủ hàng ra thị trường.
Ông nhấn mạnh ở khu vực nào có phản ánh thiếu hàng, Vụ Thị trường trong nước trực tiếp can thiệp và điều hàng để đảm bảo cung ứng.
Thực hư treo biển ‘hết xăng’ do đơn vị phân phối giới hạn số lượng cấp trong ngày!?
Đại diện cây xăng trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) cho biết hết hàng từ chiều tối hôm qua (25/5) và đến giờ vẫn chưa thể nhập thêm. Hiện cửa hàng chỉ còn ít dầu trong bể và đang bán nốt.
Theo vị này, tình hình khó nhập xăng, dầu diễn ra từ giữa tháng 5 khi doanh nghiệp liên tục nhận thông báo từ đơn vị phân phối sẽ giới hạn lượng cấp hàng trong ngày.
“Họ cũng yêu cầu chúng tôi phải thông báo lượng hàng sẽ lấy trước 2 ngày, thay vì chỉ một ngày như trước. Lượng hàng được nhập cũng nhỏ giọt”, đại diện cây xăng này cho biết.
Ngày 24/5, cửa hàng này chỉ nhập được vài m3 mỗi loại xăng, dầu diesel nên chỉ đủ bán trong vài tiếng. Từ chiều tối 25/5, cây xăng không còn hàng nên buộc phải treo biển hết xăng.
Tương tự một cây xăng ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) cũng có cảnh hết hàng trong ngày 25/5. Nhân viên tại đây cho biết tới hôm nay mới có thêm hàng để bán.
Tình trạng nhiều cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu khó đặt mua hàng từ các thương nhân phân phối, đầu mối kinh doanh xăng dầu diễn ra khoảng một tuần nay. Theo các đại lý, hiện các doanh nghiệp đầu mối đang găm hàng, nhất là trong bối cảnh giá xăng có xu hướng đi lên. Việc chờ giá lên cao mới bán là để bù cho phần lỗ sâu vài tháng trước.
Đại diện Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội (HFC) cho biết cũng đang phải tìm mọi cách xoay xở, cân đối cấp đủ hàng cho hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý theo sản lượng trung bình từng đơn vị. “Chúng tôi không muốn giảm lượng bán, cấp hàng cho đại lý nhưng đầu mua vào của doanh nghiệp cũng khó khăn”, vị này nói.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn đều khẳng định không có chuyện họ “găm hàng”. Theo đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), doanh nghiệp này cam kết cung ứng đủ hàng cho các đại lý, tổng đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình và các đại lý đã ký hợp đồng kinh doanh với Petrolimex. Với các nhu cầu phát sinh mới, họ phải cân đối, sau khi đủ hàng cho hợp đồng sẵn có mới có thể xem xét.
Tương tự, một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Nam khác cũng nói không có chuyện găm hàng chờ giá.
Về phía cơ quan quản lý – Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thì khẳng định “tổng nguồn cung thị trường không thiếu” và “không xảy ra tình trạng không có hàng để bán”.
Xử lý nghiêm găm hàng, đầu cơ
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, kết quả xác minh bước đầu từ các cục quản lý thị trường địa phương báo cáo tính đến trưa ngày 26/5 cho thấy đã phát hiện một số trường hợp phản ánh về nguồn cung ứng xăng dầu nhỏ giọt, khó lấy hàng, lượng cung giảm.
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, giám sát việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân kinh doanh xăng dầu.
“Xử lý nghiêm hành vi vi phạm, trong đó đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá làm hạn chế việc cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng”, lãnh đạo Tổng cục quản lý thị trường cho biết.
Ngoài ra lãnh đạo Tổng cục quản lý thị trường cũng cho biết, Tổng cục này đã chỉ đạo các cục quản lý thị trường địa phương, trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu nhận được thông tin phản ánh về nguồn cung xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu bị gián đoạn thì báo cáo kịp thời.
“Sau đó, Tổng cục quản lý thị trường sẽ thông tin đến Vụ thị trường có phương án xử lý kịp thời”, lãnh đạo Tổng cục quản lý thị trường cho biết.
Xem tiếp...