SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Cách giảm nguy cơ hiệu quả

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Sinh non ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng, bối rối khi chăm sóc trẻ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sinh non và trẻ sinh non 8 tháng (32 tuần) sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn nào?

Trẻ sinh non 8 tháng (32 tuần) có sao không


Sinh non là gì?​


Sinh non là thuật ngữ chỉ các em bé chào đời ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần. Nếu trẻ được sinh ra sớm hơn dự kiến chỉ vài ngày hoặc vài tuần, phần lớn sức khỏe của cả mẹ và bé sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu quá trình chuyển dạ diễn ra sớm, từ khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ hay sớm hơn, cả mẹ và bé đều phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Trẻ sinh non không có đủ thời gian tăng trưởng, phát triển như trẻ sinh đủ tháng nên sau khi ra đời, trẻ gặp nhiều “thách thức” đối với sức khỏe và phát triển. Hiểu rõ về sinh non cũng như nắm được các yếu tố nguy cơ, từ đó chuẩn bị kỹ lưỡng cho thai kỳ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro sinh non. (1)

Trẻ sinh non mới chào đời sẽ được hỗ trợ tích cực từ y tế
Trẻ sinh non mới chào đời sẽ được hỗ trợ tích cực từ y tế.

Các mức độ sinh non​


Mức độ sinh non thường được mô tả theo tuổi thai, thông thường được chia làm 4 nhóm:

  • Sinh non muộn: Trẻ được sinh ra từ 34 – 36 tuần 6 ngày tuổi thai.
  • Sinh non trung bình: Trẻ được sinh ra từ 32 – 33 tuần 6 ngày tuổi thai.
  • Sinh rất non: Trẻ được sinh ra từ 28 – 31 tuần 6 ngày tuổi thai.
  • Sinh cực non: Trẻ được sinh trước 28 tuần tuổi thai.

Trẻ sinh non 8 tháng có sao không?​


40 tuần của thai kỳ là thời gian cần thiết để thai nhi phát triển một cách toàn diện. Do vậy, sinh non 32 tuần có thể sẽ khiến một số cơ quan của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện nhưng về cơ bản trẻ đã có thể đối mặt với thế giới bên ngoài. Khi được chăm sóc đúng cách, đảm bảo an toàn, trẻ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển của trẻ sơ sinh đủ tháng sau khoảng 1 – 2 năm đầu.

Sinh non khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về hô hấp, thính lực, thị lực, miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển về sau. Trẻ sinh non 32 tuần có nguy cơ gặp phải một số bệnh lý:

1. Suy hô hấp​


Trong thai kỳ, phổi là cơ quan phát triển ở giai đoạn cuối cùng nên khi ra đời quá sớm, hệ thống phổi của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị xẹp, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Do vậy, trẻ sinh non dễ bị khó thở, suy hô hấp dẫn tới tình trạng thiếu hụt oxy cung cấp cho cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Suy hô hấp là một trong những biến chứng lớn cần đặc biệt chú ý ở trẻ sinh non.

2. Suy tim​


Chức năng co bóp cơ tim kém và còn ống động mạch (PDA) là hai bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non. Bệnh khi được chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể gây suy tim ở trẻ.

3. Không có khả năng tự điều hòa thân nhiệt​


Sinh non khiến cơ thể trẻ thiếu lớp mỡ dự trữ dưới da, làm giảm khả năng giữ nhiệt và tự điều hòa thân nhiệt của trẻ. Phần lớn dinh dưỡng được cung cấp cho trẻ sẽ được sử dụng để giữ ấm nên trẻ sinh non khó phát triển và tăng cân hơn trẻ sinh đủ tháng. Do vậy, ngay từ khi mới chào đời, trẻ sinh non cần được chăm sóc trong lồng ấp để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm môi trường phù hợp.

4. Các vấn đề về tiêu hóa​


Tương tự như hệ hô hấp, các cơ quan trong hệ tiêu hóa của trẻ sinh non chưa sẵn sàng hoạt động chức năng của nó. Điều này khiến trẻ ăn chậm tiêu sữa, dễ chướng bụng, có nguy cơ cao bị viêm ruột, nặng hơn là viêm ruột hoại tử.

5. Vấn đề về máu​


Thiếu máu và vàng da là hai vấn đề phổ biến ở trẻ sinh non. Vì vậy, ngay từ sau sinh, trẻ cần được kiểm soát tốt lượng máu khi lấy làm xét nghiệm cũng như chỉ định truyền máu, bổ sung sắt hợp lý. Tình trạng vàng da cần được theo dõi sát, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nặng do các chất gây vàng da ngấm vào não của trẻ.

6. Hệ miễn dịch yếu​


Hệ miễn dịch của trẻ sinh non còn rất non nớt nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Khi mắc phải, bệnh thường diễn tiến nhanh, gây ra các biến chứng nguy hiểm nên khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

7. Tăng trưởng và phát triển bị hạn chế​


Mặc dù, khi trẻ sinh non được khoảng 2 năm tuổi hiệu chỉnh, sự phát triển của trẻ dường như đã theo kịp trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển và tăng trưởng về sau của trẻ sinh non vẫn có một số hạn chế hơn, trẻ dễ gặp phải các vấn đề về nhận thức và hành vi.

Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý
Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về hô hấp, thính lực, thị lực, miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.

Cách chăm sóc cho trẻ sinh non 8 tháng (sinh non 32 tuần)​


Khoảng thời gian đầu đời, trẻ sinh non 32 tuần sẽ được chăm sóc tích cực tại bệnh viện, dưới sự hỗ trợ toàn thời gian của các nhân viên y tế, được chăm sóc trong lồng ấp suốt 24h. Lúc này, bố mẹ và người thân chỉ có thể thăm trẻ, quan sát trẻ từ bên ngoài. Nếu tình trạng trẻ ổn định hơn, bố mẹ hoặc người thân có thể vào da kề da với trẻ

Khi trẻ được 33 – 34 tuần tuổi hiệu chỉnh, hầu hết trẻ sẽ được cai máy thở hỗ trợ, chuyển qua chăm sóc tại giường sưởi và chuyển vào khu điều trị nội trú. Tại đây, trẻ được chăm sóc bởi 50% do người thân và 50% do nhân viên y tế. Bố mẹ và người thân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ như tập bú, thay bỉm và tiếp tục thay phiên nhau tiếp xúc da kề da cho trẻ trong suốt 24h.

Cuối cùng, sức khỏe của trẻ đã ổn định, người thân đã thành thạo cách chăm sóc cho trẻ, trẻ sinh non sẽ được đưa về chăm sóc tại nhà. Yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non 8 tháng tại nhà là đảm bảo vấn đề vệ sinh, phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non, bố mẹ nên biết:

  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ bị sốt.
  • Trang bị đầy đủ các kiến thức, năm rõ các dấu hiệu bệnh lý để phát hiện sớm, ngay khi trẻ có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.
  • Khử khuẩn tay cẩn thận trước khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ.
  • Khử khuẩn quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ sơ sinh đúng cách.
  • Xây dựng không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguồn bệnh, người có dấu hiệu mắc bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp.
  • Theo dõi dinh dưỡng ở trẻ, đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu bú giảm (giảm 50% so với bình thường). Lưu ý, không để trẻ bỏ bú mới đưa đến bệnh viện.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ nếu trẻ chững cân, chậm tăng cân.
  • Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

>>>Tham khảo thêm: Chăm sóc trẻ sinh non 32 tuần cha mẹ nên biết!

Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non​


Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm sinh, khiến mẹ bầu sinh sớm hơn, muộn hơn so với dự kiến. Nhiều trường hợp, sinh non không rõ nguyên nhân, đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và bé. (2)

Nắm được các yếu tố nguy cơ có thể giúp mẹ chủ động phòng ngừa sinh non, có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Một số nguyên nhân gây sinh non thường gặp mà bố mẹ nên biết như:

1. Bị viêm nhiễm phụ khoa​


Mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu gây sinh non. Vi khuẩn, tác nhân gây bệnh sinh sôi và phát triển ở vùng kín, xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể mẹ khiến lớp màng bào thai yếu đi, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ối, từ đó, gây nhiễm trùng hoặc vỡ ối sớm.

Một số dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu:

  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Âm đạo có dịch màu trắng hoặc xám.
  • Vùng da quanh âm đạo mẩn đỏ, ngứa rát.

2. Có tiền sử sinh non​


Mẹ bầu đã từng sinh non thì ở những lần sinh sau cũng sẽ có nguy cơ sinh non. Vì vậy, ở những mẹ có tiền sử sinh non, khi có ý định mang thai nữa, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Điều này giúp hành trình mang thai và sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn hơn, đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

3. Các vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ​


Trong thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ, dễ mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, rối loạn đông máu hay các bệnh lý tim mạch. Những vấn đề sức khỏe này đều có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Do vậy, mẹ nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đồng thời thông báo cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để được thăm khám và phát hiện sớm. Điều này giúp cả mẹ và bé sớm xác định được tình trạng sức khỏe và lên kế hoạch quản lý thai kỳ phù hợp, an toàn.

4. Thai phụ có lối sống thiếu khoa học, lành mạnh​


Lối sống thiếu khoa học không lành mạnh như: lười vận động, ăn uống phản khoa học, hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động, thường xuyên sử dụng bia rượu, áp lực, căng thẳng, lo âu, thiếu ngủ,… là những yếu tố khiến nguy cơ sinh non tăng cao.

Mẹ bầu nên xây dựng lối sống, không gian sống lành mạnh
Mẹ bầu nên xây dựng lối sống, không gian sống lành mạnh.

5. Thai phụ mang song thai, đa thai​


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ sinh non ở các thai phụ đa thai như sinh đôi, sinh ba là khá cao. Nguy cơ này đặc biệt cao hơn nếu mẹ bầu mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI, IVF.

6. Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần​


Phụ nữ sau sinh cần một khoảng thời gian tối thiểu từ 11 – 12 tháng để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục sau lần sinh nở trước đó. Do vậy, nếu chỉ mới 6 – 9 tháng sau sinh, mẹ mang thai lại, thai nhi không không chỉ có nguy cơ sinh non cao mà còn bị nhẹ cân.

>>>Có thể bạn chưa biết: Cách chăm sóc em bé sinh non 30 tuần an toàn

Giảm nguy cơ sinh non bằng cách nào?​


Bổ sung, chuẩn bị đầy đủ kiến thức, thăm khám bác sĩ để được tư vấn, xây dựng kế hoạch mang thai phù hợp, đồng thời chăm sóc bản thân cẩn thận trong suốt thai kỳ là cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ sinh non. Những vấn đề mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và phù hợp: Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ, nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng có thể thay đổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Lưu ý: “Ăn chín, uống sôi”, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tăng cường rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ vận động phù hợp: Mẹ bầu nên tham gia các lớp học Yoga, bơi lội hoặc dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này giúp giảm căng thẳng, tăng sức bền và tăng cường đề kháng.
  • Tư vấn bác sĩ để xây dựng kế hoạch mang thai hợp lý: Khi có ý định mang thai, cả vợ và chồng nên thăm khám sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, nếu mẹ đã từng sinh non hay gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trong những lần mang thai trước, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn về các rủi ro có thể xảy ra ở lần mang thai tới cũng như lập kế hoạch mang thai an toàn.
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng và ngủ đủ giấc: Trong thai kỳ, mẹ bầu rất dễ Stress, áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh căng thẳng. Hơn nữa, đảm bảo giấc ngủ, ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ có tinh thần thoải mái, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Thăm khám thai định kỳ và tiêm đủ các loại Vacxin cần thiết cho quá trình mang thai: Điều này giúp mẹ phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, từ đó có phương hướng can thiệp kịp thời. Tiêm đầy đủ Vacxin trước và trong hành trình mang thai sẽ giúp giảm rủi ro cho thai nhi, tăng đề kháng cho trẻ về sau.
  • Tránh xa các yếu tố gây ảnh hưởng sức khỏe, ngừng các thói quen xấu: Ngừng hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, người đang có dấu hiệu mắc các bệnh nhiễm trùng.

>>>Xem ngay: Hướng dẫn cách chăm sóc em bé sinh non 36 tuần tại nhà

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp các thắc mắc của bố mẹ, đồng thời giúp bố mẹ năm được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa sinh non. Nếu có thắc mắc hay có bất kỳ bất thường nào trong thai kỳ, mẹ bầu nên sớm thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Xem tiếp...
 
Top Bottom