SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Trẻ hẹp bao quy đầu phải làm sao? Các lưu ý khi điều trị, xử lý

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có thể gây biến chứng viêm nhiễm quy đầu, các bệnh lý tiết niệu, thậm chí ung thư dương vật hay vô sinh do không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy trẻ hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Trẻ hẹp bao quy đầu phải làm sao


Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?​


Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng bao quy đầu bất thường, không trẻ tuột xuống ngay cả khi dương vật cương cứng. Một số trường hợp, hẹp bao quy đầu chỉ để lộ một phần nhỏ (thường là lỗ tiểu); khi tuột xuống, bao quy đầu khó kéo lên như bình thường. (1)

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em được chia làm hai nhóm:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: Tình trạng này thường sẽ tự khỏi khi trẻ lên 3 – 4 tuổi. Theo thống kê, có đến 50% trường hợp bao quy đầu có thể tuột khỏi khấc quy đầu khi trẻ lên lên 1 tuổi và tỷ lệ này tăng lên 89% khi trẻ đạt 3 tuổi.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ, xảy ra do các tổn thương viêm nhiễm, sẹo ở vùng da quy đầu, quy đầu. Trẻ mắc bệnh thường có các biểu hiện đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy vùng kín, khó tiểu, sưng tấy, có mùi hôi khó chịu ở vùng kín.

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu ở trẻ em​


Ở các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ em không có dấu hiệu cải thiện khi trẻ lên 3 – 4 tuổi, nguyên nhân có thể là:

  • Miệng bao quy đầu hẹp: Phần đầu của da bao quy đầu quá hẹp khiến dương vật không thể chui qua.
  • Dây hãm dương vật ngắn: Đây là nếp gấp da nối quy đầu dương vật với mặt dưới quy đầu. Dây hãm dương vật ngắn khiến da quy đầu không thể kéo lên hoàn toàn hoặc gây đau, khó chịu khi kéo.
  • Viêm nhiễm bao quy đầu: Vi khuẩn gây viêm nhiễm tấn công vào dương vật, gây sợ xơ hóa quy đầu khiến da quy đầu khó tuột xuống.

Dấu hiệu nhận biết trẻ hẹp bao quy đầu​


Ở các bé trai từ 4 tuổi trở lên, nếu nhận thấy bao quy đầu của trẻ bất thường, hẹp bao quy đầu hay trẻ có các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm:

  • Khó tiểu, bí tiểu, tiểu buốt.
  • Dòng nước tiểu bị lệch hướng.
  • Gồng mình, đỏ mặt khi rặn tiểu.
  • Da bao quy đầu không thể kéo xuống được.
  • Đau, khóc khi tiểu hoặc chạm vào quy đầu.
  • Da quy đầu sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy, có mùi hôi, viêm nhiễm.
Hẹp bao quy đầu gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ
Hẹp bao quy đầu gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ.

Trẻ hẹp bao quy đầu phải làm sao?​


Hiện nay, có 4 phương pháp thường được sử dụng trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em, gồm: kéo da quy đầu, dùng thuốc bôi, nong bao quy đầu và phẫu thuật cắt bao quy đầu.

1. Kéo da quy đầu​


Ở trẻ nhỏ, hẹp bao quy đầu mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh một số bài tập để tự nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì, cần thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 1 – 2 tháng.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng quy đầu.
  • Dùng vaseline, dầu dưỡng hoặc thuốc bôi trơn do bác sĩ chỉ định bôi lên bao quy đầu của trẻ.
  • Kéo da quy đầu về phía trước rồi kéo về phía sau một cách nhẹ nhàng, không khiến trẻ bị đau. Khi kéo ngược về phía sau, phụ huynh giữ nguyên bao quy đầu tại vị trí này trong vài phút.
  • Thời gian đầu, cho trẻ ngâm mình trong nước sẽ giúp bài tập dễ thực hiện và trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Lưu ý: Lực kéo sẽ tăng dần sau mỗi lần tập luyện nhưng phải đảm bảo không khiến trẻ bị tổn thương và đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây biến chứng, để lại sẹo. Thông báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng hẹp bao quy đầu không có dấu hiệu cải thiện sau khoảng 1 tháng thực hiện.

2. Thuốc trị hẹp bao quy đầu ở trẻ​


Betamethasone 0,5% (Diprosone) là loại thuốc mỡ có chứa steroid thường được sử dụng trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Thuốc có tác dụng thúc đẩy sự căng da, làm mỏng da, từ đó giúp da bao quy đầu dễ dàng kéo căng hơn. Khi ngưng dùng thuốc, các tác dụng này sẽ biến mất, da quy đầu sẽ dày trở lại. Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, bên cạnh bôi thuốc, phụ hung cần kết hợp với các bài tập kéo căng da do bác sĩ hướng dẫn.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng quy đầu.
  • Bôi thuốc cả phần trong và ngoài của bao quy đầu. Trường hợp bao quy đầu quá hẹp, phụ huynh kéo nhẹ da quy đầu lên xuống vài lần kết hợp với xoa dung quanh bao quy đầu một lúc rồi thoa thuốc vào.
  • Kéo da quy đầu về phía trước rồi kéo về phía sau một cách nhẹ nhàng, không khiến trẻ bị đau. Khi kéo ngược về phía sau, phụ huynh giữ nguyên bao quy đầu tại vị trí này trong vài phút. Mức kéo tăng dần theo thời gian nhưng đảm bảo thực hiện đúng thao tác và không làm tổn thương trẻ.

Lưu ý: Ngưng dùng thuốc trị hẹp bao quy đầu ở trẻ và thông báo ngay có bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

3. Nong bao quy đầu​


Nong bao quy đầu là một tiểu phẫu đơn giản, được thực hiện sau khoảng 3 – 5 phút. Một số trường hợp quy đầu quá khít, thuốc giảm đau, gây tê sẽ được sử dụng. Trẻ thường sẽ bị đau ít, khóc, phần quy đầu rướm máu nhưng trẻ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau đó. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, thuốc bôi khám viêm cho trẻ tại nhà.

4. Cắt bao quy đầu​


Phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ được thực hiện khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, trẻ lớn và mức độ hẹp bao quy đầu nặng, bao gồm: cắt và mỏ rộng bao quy đầu, cắt bỏ vòng hẹp. Trẻ sẽ được gây mê, gây tê trong quá trình thực hiện.

Sau phẫu thuật, vết mổ hơi mẩn đỏ, có thể có một ít dịch nhuốm má. Dương vật của trẻ có thể có màu xanh đen, sưng hoặc có một lớp phủ màu trắng hoặc chất nhờn vàng. Dòng nước tiểu của trẻ bị tách ra. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ biến mất khi vết mổ lành hẳn.

Trẻ sau phẫu thuật cần được bổ sung đủ dưỡng chất, ban đầu cho ăn thức ăn dạng lỏng rồi chuyển dần qua dạng đặc hơn khi trẻ không có biểu hiện nôn. Trẻ có thể vận động bình thường sau phẫu thuật nhưng lưu ý tránh vận động mạnh và các hoạt động vui chơi tác động đến khu vực phẫu thuật. Phụ huynh vệ sinh vùng kín cho trẻ, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm và đưa trẻ tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ em
Phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ em.

Khi nào cần cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ?​


Trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, phương pháp kéo da quy đầu và dùng thuốc bôi sẽ được ưu tiên thực hiện bởi đây là các biện pháp bảo tồn, ít gây đau, thực hiện đơn giản tại nhà. Nong bao quy đầu và cắt bao quy đầu là phương pháp sẽ được thực hiện khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, trẻ sau độ tuổi dậy thì hoặc có các biểu hiện viêm nhiễm nghiêm trọng.

Lưu ý khi điều trị hẹp bao quy đầu​


Khi nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý điều trị hẹp bao quy đầu hay áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị cho trẻ.

Thông thường, trẻ dưới 4 tuổi, không có biểu hiện đau hay bất thường ở vùng kín, trẻ có thể đang hẹp bao quy đầu sinh lý. Việc nong bao quy đầu khi không có chỉ định của bác sĩ có thể gây dính, sẹo xơ, dẫn đến hẹp bao quy đầu thứ phát.

Đối với các trường hợp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ có xâm lấn, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay khi trẻ có các biểu hiện:

  • Bao quy đầu, vết mổ chảy máu hoặc rỉ nước không ngừng.
  • Tình trạng sưng, đỏ quanh khu vực vết mổ không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nặng hơn.
  • Khu vực vết mổ có dịch tiết, mùi hôi khó chịu.
  • Trẻ sốt.
  • Cơn đau của trẻ không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau được kê toa bởi bác sĩ.
  • Trẻ không thể đi tiểu.

Biến chứng bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em​


Hẹp bao quy đầu gây khó khăn trong việc vệ sinh, có thể gây cảm giác đau buốt, khó chịu khi trẻ đi tiểu. Nước tiểu, các cặn bẩn khó thoát ra ngoài, tích tụ tại các khe, kẽ bao quy đầu gây viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tình trạng này kéo dài không chỉ là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống sau này của trẻ.

Một số biến chứng do hẹp bao quy đầu ở trẻ em gây ra:

  • Viêm quy đầu
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Nghẹt quy đầu
  • Ung thư dương vật
  • Vô sinh

Cách phòng tránh trẻ hẹp bao quy đầu​


Tỷ lệ hẹp bao quy đầu bẩm sinh ở các bé trai khá cao. Do vậy, bố mẹ cần chú ý quan sát cũng như chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh – khắc phục hẹp bao quy đầu ở trẻ:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ sau mỗi lần đai – tiểu tiện.
  • Giữ vùng tã khô thoáng, sạch sẽ, tránh để hăm tã.
  • Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc vùng kín khi trẻ lớn hơn.
  • Không tự ý nong, dùng tay tuột bao quy đầu của trẻ khi không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đưa trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trẻ hẹp bao quy đầu phải làm sao? Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về hẹp bao quy đầu của trẻ cũng như các cách điều trị hẹp bao quy đầu.

Xem tiếp...
 
Top Bottom