SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì? Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ

BS Hà Nội

Fan Cứng
Cảm lạnh là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em khi thời tiết chuyển mùa, có thể tự hỏi khi được chăm sóc đúng cách. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần đến sự hỗ trợ của một số loại thuốc. Vậy trẻ cảm lạnh uống thuốc gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.


Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì


Dấu hiệu nhận biết trẻ cảm lạnh​


Cảm lạnh là một bệnh lý do virus gây ra, có khả năng lây lan trực tiếp từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc da kề da, dịch tiết hay giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán trong không khí. Bệnh thậm chí có thể lây lan gián tiếp thông quá các đồ vật dùng chung có dính virus. (1)

Nghiên cứu cho thấy có hơn 200 chủng virus gây bệnh cảm lạnh cho trẻ. Vì vậy, trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm. Hơn nữa, bệnh gây ra nhiều triệu chứng phiền toái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trong nhiều trường hợp cảm lạnh ở trẻ nhỏ không được phát hiện và chăm sóc, hỗ trợ điều trị đúng cách, bệnh chuyển biến nghiêm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ nhằm phát hiện bệnh sớm và có phương hướng chăm sóc phù hợp. Các biểu hiện của trẻ khi bị cảm lạnh gồm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Hắt xì, đau họng, ho.
  • Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, quấy khóc nhiều.
  • Chán ăn, có thể có tiêu chảy, nôn mửa.
  • Sốt nhẹ.

Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì?​


Bệnh cảm lạnh ở trẻ khi được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách, bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của trẻ diễn ra ở mức độ nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng, loại thuốc bác sĩ chỉ định. Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị cảm lạnh gồm:

1. Thuốc thông mũi​


Tác nhân gây cảm lạnh thường sẽ xâm nhập vào trẻ thông qua đường hô hấp (chủ yếu là mũi), sau đó, gây sưng, viêm các niêm mạc mũi, từ đó gây nên tình trạng khó thở ở trẻ. Lúc này, thuốc thông mũi sẽ giúp co mạch, giảm sưng, cải thiện tình trạng khó thở và ngạt mũi.

Thuốc có thành phần chứa pseudoephedrine, ephedrine và phenylephrine. Ngoài các tác dụng được kể trên, thuốc thông mũi có thể gây tăng huyết áp, nhịp tim và khiến trẻ khó ngủ. Đặc biệt, khi sử dụng loại thuốc này quá lâu, trẻ có thể bị “tắc nghẽn trở lại”.

Thuốc được sử dụng trong điều trị cảm lạnh ở trẻ
Thuốc được sử dụng trong điều trị cảm lạnh ở trẻ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

2. Thuốc giảm ho​


Nếu cơn ho kéo dài, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm ho với liều lượng phù hợp cho trẻ. Thuốc chủ yếu hoạt động dựa vào cơ chế ức chế phản xạ ho thông qua tác động trực tiếp đến trung tâm ho của hệ thần kinh.

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại thuốc giảm ho phổ biến: codein, pholcodin và dextromethorphan. Trong đó, codein mang lại hiểu qua cao nhưng có thể gây táo bón, buồn ngủ và phụ thuộc. Vì vậy, loại thuốc này chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi. Pholcodine và dextromethorphan tuy ít gây tác dụng phụ nhưng chúng vẫn khiến trẻ buồn ngủ nhiều.

3. Thuốc long đờm​


Bằng cách kích thích cơ thể tăng tiết dịch đường hô hấp, thuốc long đờm giúp làm loãng đờm, từ đó, tống đờm ra ngoài dễ hơn.

4. Thuốc kháng Histamin​


Thuốc kháng Histamin có tác dụng giảm hắt hơi, sổ mũi và ho, thường được sử dụng khi trẻ ho vào ban đêm, ho do chảy dịch mũi hoặc liên quan đến viêm mũi dị ứng. Hiện nay, thuốc kháng Histamin được chia là 2 thế hệ:

  • Thế hệ 1: Thuốc chứa các hoạt tính như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin,… Thuốc thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nên cần sử dụng nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó loại thuốc này còn khiến trẻ buồn ngủ nhiều hơn.
  • Thế hệ 2: Thuốc chứa các hoạt tính như loratadin, cetirizin, desloratadine,… Loại thuốc này thường được sử dụng rộng rãi hơn vì nó không gây buồn ngủ và có hiệu lực trong thời gian dài hơn.

5. Thuốc giảm đau, hạ sốt​


Trẻ sốt ở mức độ nhẹ, bố mẹ nên hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp không dùng thuốc như mặc quần áo rộng rãi, nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, uống nhiều nước, chườm ấm,… Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc giảm đau thường được sử dụng cho trẻ.

Lưu ý, paracetamol có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong nếu dùng quá liều. Aspirin và ibuprofen có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến trẻ khó chịu. Đặc biệt, aspirin không khuyến cáo dùng trong điều trị cảm lạnh ở trẻ bởi thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye ở trẻ. Do đó, khi sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh cho trẻ, đặc biệt là thuốc giảm đau, hạ sốt, bố mẹ cần tham khảo ý kiến và tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

Trẻ sốt cao cần được uống thuốc hạ sốt
Trẻ sốt cao cần được uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp.

Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc kháng sinh được không?​


Không. Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn một cách trực tiếp và ức chế khả năng sinh sản của chúng. Tuy nhiên, cảm lạnh là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong điều trị bệnh này. Thuốc chỉ được sử dụng trong một số trường hợp bệnh gây ra các biến chứng liên quan đến vi khuẩn.

Lưu ý, việc làm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là kháng kháng sinh. Đây là tình trạng vi khuẩn có khả năng kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Kháng kháng sinh khiến việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong tương lai trở nên khó điều trị hơn.

Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị cảm lạnh​


Thuốc giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, giảm nhẹ các triệu chứng của cảm lạnh tuy nhiên một số trường hợp sử dụng sai cách có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi cho trẻ dùng thuốc, bố mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:

1. Chọn thương hiệu thuốc tin cậy​


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc với hoạt tính giống nhau nhưng được sản xuất từ những công ty khác nhau, dưới các tên thương mại khác nhau. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn thuốc từ các thương hiệu lớn, uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc và an toàn cho trẻ. Đối với các loại thuốc được kê toa bởi bác sĩ, bố mẹ nên mua đúng loại thuốc và liều lượng được chỉ định, tránh sử dụng các loại thuốc thay thế có cùng hoạt tính.

2. Thời điểm uống thuốc phải hợp lý​


Thuốc được sử dụng trong điều trị cảm lạnh phần lớn chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Do đó, thuốc chỉ nên sử dụng vào các thời điểm thất sự hợp lý. Ví dụ, cho trẻ dùng thuốc giảm ho khi cơn ho khiến trẻ mất ngủ, sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao nghiêm trọng,…

Lưu ý, trước khi dùng thuốc, bố mẹ cần nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra và tham khảo ý kiến các sĩ về hoạt tính cũng như tương tác của thuốc với các loại thuốc khác (nếu có) hay thức ăn mà trẻ dùng. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng dùng thuốc quá liều, dùng thuốc trùng tác dụng cũng như các tác dụng không mong muốn.

3. Lưu ý hạn sử dụng thuốc cảm​


Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng bởi lúc này thuốc thường đã bị biến chất, không đảm dược tính và hiệu lực điều trị bệnh. Do đó, bố mẹ cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng của thuốc để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên quý phụ huynh đã có câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì?”. Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và thể trạng sức khỏe của từng trường hợp cụ thể, trẻ sẽ cần dùng các loại thuốc với liều lượng khác nhau. Bên cạnh đó, bố mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Xem tiếp...
 
Top Bottom