SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc

BS Bình Định

Fan Cứng
Bệnh tay chân miệng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn, mệt mỏi kèm theo sự xuất hiện của các nốt mụn nước có nguy cơ viêm loét, gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị hiện có dựa trên nguyên tắc tập trung điều trị triệu chứng. Vậy trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi cho trẻ dùng thuốc?

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì


Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng​


Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với triệu chứng sốt và phát ban tập trung ở vùng niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ tương ứng với 4 mức độ nguy hiểm, tổn thương do bệnh gây ra. (1)

Các trường hợp bệnh được phát hiện muộn, điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh tiến triển xấu, chuyển biến thành tay chân miệng độ 3, 4 với nguy cơ gặp biến chứng cao, thậm chí là tử vong. Do đó, việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thông thường, sau khoảng 3-6 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ban đầu gồm:

  • Sốt;
  • Biếng ăn;
  • Mệt mỏi;
  • Đau họng;
  • Phát ban đỏ, không ngứa, có dạng bọng nước ở lưỡi, chân răng và phía trong má, sau đó bắt đầu hình thành và xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.

Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám xem trẻ có bị tay chân miệng hay không, từ đó, hỗ trợ điều trị sớm, đúng cách. Đặc biệt, nếu các mụn nước vỡ ra, kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các biến chứng về đường hô hấp, tim mạch, thần kinh, trẻ cần được đưa đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tích cực ngay lập tức. Một số dấu hiệu cho thấy bệnh tay chân miệng ở trẻ đã trở nên nghiêm trọng hơn, gồm:

  • Số cao liên tục trong nhiều ngày.
  • Trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn, ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Thường xuyên bị giật mình, rùng mình. Tình trạng này xảy ra khi trẻ đang thức.
  • Xuất hiện các dấu hiệu mất nước: lượng nước tiểu hàng ngày ít hơn bình thường, môi khô, khô miệng,…
  • Tay chân bủn rủn.
  • Thường xuyên xuất hiện cơn co giật.
Trẻ mệt mỏi, lờ đờ, xuất hiện nhiều nốt mụn nước
Trẻ mệt mỏi, lờ đờ, xuất hiện nhiều nốt mụn nước ở lòng bàn tay, miệng.

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì?​


Để làm dịu các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu và cảm giác đau rát ở các nốt mụn nước do tay chân miệng gây ra, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến về một số loạn thuốc và cách sử dụng phù hợp cho trẻ. Dưới đây là một số loại thuốc đường uống thường dùng trong điều trị bệnh này:

1. Các loại thuốc hạ sốt​


Đối với các trường hợp trẻ sốt nhẹ, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc như cho trẻ mặc áo rộng rãi, nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, uống nhiều nước,…

Nhưng khi trẻ bắt đầu sốt cao, trẻ nên được hạ sốt bằng thuốc theo đúng liều lượng do bác sĩ chỉ định. Acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10-15mg/kg sau mỗi 4-6 giờ thường là loại thuốc thường được dùng để hạ sốt và dịu cơn đau của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ dùng ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ. Với trẻ cần dùng đến 2 loại thuốc hạ sốt cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá mức độ nặng của bệnh.

2. Thuốc giảm ngứa​


Trẻ có thể gãi, gây trầy xước, tổn thương da ở những vị trí xuất hiện mụn nước làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ. Một số loại thuốc giảm ngứa, kháng histamin dạng siro thường được dùng cho trẻ gồm: Theralene, Aerius và Zyrtec. Lưu ý, nếu các nốt phỏng nước có dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ.

3. Bổ sung nước, chất điện giải​


Sốt cao và các triệu chứng khác của tay chân miệng khiến trẻ bị mất nước khá nhiều, do đó, bố mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước và cân bằng điện giải cho trẻ. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn mà gòn giúp giảm nguy cơ bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm do mất nước. Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường và có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống các dung dịch bù nước và điện giải như oresol, hydrite.

4. Thuốc sát khuẩn​


Đối với các vết loét có kích thước lớn, để phòng ngừa nhiễm trùng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc nước muối sinh lý 0.9%, betadin súc họng… Cha mẹ không nên tự ý mua bôi các loại thuốc không theo chỉ định bác sĩ do các trẻ nhỏ thường phối hợp kém, trẻ thường nuốt thuốc hơn nên tác dụng kém hiệu quả.

5. Một số loại thuốc khác​


Bên cạnh các loại thuốc trên, phụ huynh có thể bổ sung thêm các vi chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin C, vitamin A, vitamin PP, B1 và kẽm. Điều này giúp trẻ tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể tạo ra các kháng nguyên, kháng thể để chống chọi lại virus gây bệnh tay chân miệng.

Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc
Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc ở dạng siro để trẻ dễ uống hơn.

Trẻ bị chân tay miệng bôi thuốc gì?​


Các nốt bỏng nước ở tay, chân… khi vỡ ra có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ nên bôi dung dịch sát khuẩn vào cho trẻ. Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng như Povidine, thuốc đỏ, xanh methylen, thuốc tím…

Lưu ý, nếu tình trạng các vết loét tổn thương trên da của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm sau 10 ngày, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị từ bác sĩ.

Những lưu ý khi dùng thuốc trị chân tay miệng cho trẻ em​


Việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị tay chân miệng cho trẻ có thể khiến trẻ gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó, bố mẹ nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ. Ngoài ra, khi dùng thuốc trị bệnh cho trẻ, bố mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ.
  • Tuân thủ theo đúng loại thuốc và liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định, không tự ý kết hợp các loại thuốc hạ sốt giảm đau với nhau.
  • Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc có thành phần chứa Aspirin vì loại thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm.
  • Thường xuyên sát khuẩn, cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý 0.9% để ngăn ngừa bệnh kéo dài gây nhiễm trùng.
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ bởi điều ngày có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng kháng kháng sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn về sau.
  • Đối với các loại thuốc bôi tay chân miệng để trị vết loét, giảm kích ứng và ngừa nhiễm khuẩn, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho trẻ chống chọi lại với virus, trẻ nhanh hồi phục.

Các câu hỏi thường gặp​


Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về các loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ:

1. Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng kháng sinh không?​


Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh này. Riêng một số trường hợp trẻ có dấu hiệu bội nhiễm ở các vết loét, bác sĩ có thể kê kháng sinh với liều lượng phù hợp để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Lưu ý, liều lượng thuốc và loại thuốc được các bác sĩ cân nhắc cẩn thận theo độ tuổi, cân nặng và mức độ viêm nhiễm. Do đó, bố mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê toa gồm amoxicillin, ampicillin, cephalexin hay erythromycin…

>>>Có thể bạn chưa biết: Trẻ bị tay chân miệng sốt mấy ngay?

2. Dùng Aspirin cho trẻ có nên không?​


Aspirin là một loại thuốc có hiệu quả giảm sốt nhanh chóng nhưng thuốc được các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em. Vào năm 1986, nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Anh, đã cấm sử dụng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi vì loại thuốc này làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye ở trẻ. Đây là một chứng bệnh hiếm gặp liên quan đến não và gan, khiến trẻ thở gấp, hạ đường huyết, nôn mửa nhiều, co giật, hôn mê, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hơn nữa, Cơ quan Quản lý Dược phẩm của Anh (MCA) khuyến cáo trẻ dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin khi bị sốt vì những tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không dùng aspirin hạ sốt cho trẻ.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, Qúy khách hàng có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Qua những thông tin chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ đã hiểu rõ hơn về vấn đề ”Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì?“. Đây là một bệnh lý có nguy cơ tái nhiễm cao, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và để lại nhiều hệ lụy nặng nề khi không được chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, bố mẹ cần trạng bị đầy đủ các kiến thức về cách phòng ngừa, biểu hiện, cách chữa trị bệnh đúng cách nhằm phát hiện và chữa trị cho trẻ sớm, ngay từ giai đoạn đầu.

Xem tiếp...
 
Top Bottom