SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng thường gặp

BS Hà Nội

Fan Cứng
Trẻ bị cảm lạnh khi được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những trẻ có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.


Trẻ bị cảm lạnh


Cảm lạnh ở trẻ em là gì?​


Cảm lạnh là một bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến nhất ở trẻ em. Một đứa trẻ có thể bị nhiễm cảm lạnh hơn 8 lần mỗi năm, chủ yếu xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, lạnh, vào mùa thu và mùa đông. Mặc dù phần lớn các trường hợp nhiễm cảm lạnh diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng các triệu chứng phiền toái của bệnh khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của trẻ. Một số trường hợp chủ quan, bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh hiện không có thuốc đặc trị và vacxin phòng ngừa tuyệt đối. Do đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Hơn nữa, khi trẻ có các dấu hiệu cảm lạnh, bố mẹ nên quan sát kỹ và thực hiện phương pháp điều trị hỗ trợ phù hợp. (1)

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh​


Thực thế có hơn 200 chủng virus có thể gây bệnh cảm lạnh cho trẻ, trong đó, Rhinovirus là phổ biến nhất. Các virus gây bệnh này chủ yếu lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp. Trẻ có thể nhiễm virus do tiếp xúc với các giọt bắn có chứa virus được phát tán ra môi trường bên ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh ( nước bọt, nước mũi, tay,…) sau đó chạm tay lên mắt, mũi, miệng của mình. Ngoài ra, virus có thể tồn tại khá lâu trên các bề mặt. Do đó, trẻ có thể nhiễm bệnh khi sử dụng chung các vật dùng cá nhân, đồ chơi của người bị cảm lạnh.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh ở trẻ:

  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch.
  • Trẻ hút thuốc lá thụ động.
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp.
  • Trẻ không được giữ ấm cẩn thận và đúng cách vào mùa lạnh.
  • Trẻ bị dị ứng thời tiết.
  • Trẻ nhỏ, trong độ tuổi đến trường, nhà trẻ hoặc thường xuyên đến những nơi đông người.
Trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm
Trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh​


Thông thường, sau khi nhiễm virus 1 – 3 ngày, trẻ bị cảm lạnh bắt đầu có những biểu hiện ra bên ngoài. Trong từng trường hợp cụ thể, trẻ sẽ có triệu chứng khác nhau, phổ biến gồm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi (Ban đầu nước mũi có thể sẽ loãng và trong, sau đó, nước mũi trở nên đặc, có màu vàng hoặc xanh. Đây là một hiện tượng bình thường, không phải dấu hiệu của nhiễm khuẩn.)
  • Ngứa cổ họng, đau họng, hắt xì, ho.
  • Mệt mỏi, đau nhức toàn cơ thể.
  • Sốt nhẹ.
  • Một số trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa.

Điều trị cảm lạnh ở trẻ em​


Bệnh cảm lạnh ở trẻ em thường sẽ được chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ tích cực. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm dịch hầu họng, chụp X-quang để loại trừ các bệnh khác.

Các triệu chứng cảm lạnh thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nhưng cơn ho có thể sẽ kéo dài lâu hơn. Các phương pháp điều trị cảm lạnh hiện có đều dựa trên nguyên tắc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Một số cách chăm sóc được khuyến cáo khi trẻ bị cảm lạnh gồm:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ.
  • Làm ẩm không khí, tạo không gian thông thoáng.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước mũi sinh lý đúng cách.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Tránh cho trẻ dùng các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga,…
  • Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh.
  • Bổ sung vitamin tự nhiên cho trẻ thông qua các loại trái cây, rau củ.

Đối với các triệu chứng như ho, sổ mũi, nhức đầu,… mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc điều trị cảm lạnh ở trẻ với liều lượng phù hợp. Lưu ý, thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng trong điều trị cảm lạnh ở trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì điều này có thể gây nên tình trạng kháng kháng sinh và nhiều tác dụng phụ khác.

Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ
Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc hỗ trợ trẻ chống chọi lại với cảm lạnh.

Biến chứng cảm lạnh ở trẻ em​


Bệnh cảm lạnh ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng khi không được chăm sóc và hỗ trợ y tế kịp thời, điển hình như:

  • Viêm tai giữa: Khi trẻ có các triệu chứng như đau tai, sốt trở lại sau cảm, trẻ có nguy cơ cao đã bị viêm tai giữa. Đây là tình trạng chất lỏng tích tụ trong không gian phía sau màng nhĩ, gây sưng viêm.
  • Hen suyễn: Cảm lạnh kéo dài khiến đường hô hấp sưng viêm nghiêm trọng, từ đó, khiến trẻ thở khò khè, khó chịu. Đặc biệt, đối với những người bị hen suyễn, tình trạng bệnh có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bị cảm lạnh.
  • Viêm xoang: Cảm lạnh kéo dài có thể gây sưng, đau các xoang – khoảng trống chứa khí trong hộp sọ, phí trên mắt và quanh mũi.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh cảm lạnh ở trẻ có thể gây nên các bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, phổi như viêm phổi, viêm phế quản,…

Cách phòng tránh trẻ con bị cảm lạnh​


Cách tốt nhất để phòng tránh cảm lạnh cho trẻ là nâng cao hệ miễn dịch và giữ ấm cho trẻ đúng cách, nhất là vào mùa lạnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cảm lạnh mà bố mẹ nên biết:

  • Tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây hoặc rửa tay với dung dịch khử khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Đồng thời, trẻ nên được dạy về tầm quan trọng của việc rửa tay, từ đó, nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ chạm tay vào mắt, mũi, miệng, nhất là khi tay bẩn.
  • Thường xuyên dọn dẹp, khử khuẩn không gian sống nhất là các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt bàn,…
  • Hướng dẫn trẻ dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau đó vứt khăn giấy đã dùng vào thùng rác và rửa tay lại với xà phòng.
  • Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như ly uống nước, thìa, đồ chơi,…
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu bị cảm lạnh.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi công cộng, đông người.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp với lứa tuổi cho trẻ.
  • Cân bằng thời gian giữa giấc ngủ và vui chơi, học tập.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

Khi nào nên đưa bé đến cơ sở y tế?​


Lưu ý, trong quá trình chăm sóc và điều trị cảm lạnh cho trẻ tại nhà, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện hỗ trợ ngay khi co các biểu hiện nghiêm trọng dưới đây:

  • Sốt cao kéo dài trên 2 ngày.
  • Các triệu chứng không có dấu hiệu giảm nhẹ mà ngày càng trở nên nặng nề hơn.
  • Trẻ có các biểu hiện mất nước.
  • Trẻ khó thở.
  • Đau tai.
  • Bỏ ăn, bỏ uống.
  • Nôn mửa liên tục.
  • Ho dai dẳng, ho có đờm màu sét hoặc máu.
  • Quấy khóc hoặc có xu hướng muốn ngủ hơn bình thường.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về trẻ bị cảm lạnh. Cảm lạnh là một bệnh thường gặp, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan vì khi không được chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Xem tiếp...
 
Top Bottom