MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
691K

Trăn trở mùa tuyển sinh: Chọn bằng cấp hay chọn việc làm?

Thị trường việc làm ở Việt Nam đang chứng kiến tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" ngày càng cao. Theo số liệu từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM, trong quý III/2023, gần 77% lao động có nhu cầu tìm việc có trình độ đại học trở lên, con số này với lao động có trình độ cao đẳng là hơn 20%. Nhưng có một nghịch lý là trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các vị trí cần trình độ từ đại học trở lên chỉ chiếm gần 23%, nhóm cao đẳng lại lên tới 24,61%.

Nhiều chuyên gia đánh giá giai đoạn này, lao động có trình độ từ đại học trở lên gặp khó khăn khi tìm việc hơn các nhóm khác. Nguyên nhân đến từ nhu cầu của nhà tuyển dụng và kỳ vọng về mức lương, khả năng đáp ứng của người lao động đối với các vị trí.

Với nhiều ngành như nhà hàng, lưu trú khách sạn, cơ khí..., khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM cho thấy các doanh nghiệp đều yêu cầu ứng viên chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp bởi những lao động có trình độ này sẽ thực hành tốt, bắt tay vào làm việc ngay, không cần phải đào tạo lại.

Song, tâm lý chuộng bằng cấp khiến nhà nhà đổ xô đi học đại học, không cân nhắc tới các yếu tố như nhu cầu thị trường, khả năng tài chính cũng như năng lực bản thân, dẫn đến hậu quả nhiều cử nhân đại học hoặc sau đại học không thể tìm được việc sau khi tốt nghiệp, phải "giấu bằng" đi ứng tuyển vào các công việc phổ thông. Điều này không chỉ gây tốn kém nguồn lực xã hội mà còn khiến họ đánh mất thời gian, cơ hội của bản thân.

Lựa chọn học ngành nào cho phù hợp? Xã hội và nhà tuyển dụng đang ưu tiên bằng cấp hay yếu tố làm được việc? Liệu học cao đẳng, tập trung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp có giúp các bạn trẻ đến gần hơn với việc làm? Đó là những câu hỏi khiến nhiều học sinh lớp 12 và phụ huynh trăn trở, nhất là khi kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh sắp đến gần.

Nhằm mang tới những thông tin định hướng thị trường từ cơ quan quản lý, tư vấn từ chuyên gia giáo dục và góc nhìn của nhà tuyển dụng tới học sinh 2K6 và phụ huynh, báo Dân trí kết hợp cùng Trường cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức tọa đàm "Chọn bằng cấp hay chọn việc làm?" với sự tham gia của các khách mời:

- TS Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

- Thầy Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường cao đẳng FPT Polytechnic.

- Anh Lê Mạnh Cường - Trưởng nhóm lập trình giao diện trang web, Trung tâm akaVerse, Công ty hệ thống thông tin FPT.

 Chọn bằng cấp hay chọn việc làm? - 1


Tọa đàm sẽ được phát sóng trên báo Dân trí vào 20h ngày 28/3. Độc giả đặt câu hỏi để được tư vấn.


Trường Cao đẳng FPT Polytechnic là trường đào tạo trong lòng doanh nghiệp với đa ngành nghề, đa lĩnh vực, mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý "Thực học - Thực nghiệp".

Nhà trường áp dụng phương pháp học Project-based Learning (học tập qua dự án thật) và phương pháp giảng dạy Blended Learning (học tập tích hợp), cung cấp cho sinh viên tới 70% thời gian thực hành, trải nghiệm môi trường học sát với thực tế, thời gian đào tạo ngắn, đồng thời giúp sinh viên trang bị nhiều kỹ năng thiết yếu như tin học, ngoại ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình…

Trường Cao đẳng FPT Polytechnic hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 2.000 doanh nghiệp, sẵn sàng giới thiệu và hỗ trợ sinh viên tham gia thực tập và làm việc ngay từ khi còn đi học. Sinh viên theo học tại trường được tham gia các hoạt động ngoại khóa, sự kiện lớn với những nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam và quốc tế. Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, 97,7% sinh viên FPT Polytechnic ra trường có việc làm trong vòng 1 năm với mức lương cạnh tranh.

Xem tiếp...
 
Top Bottom