SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Trám răng là gì? Quy trình như thế nào và các vật liệu

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có đến 3,5 tỷ người trên thế giới gặp vấn đề về răng miệng, với 3 trong số 4 người bị ảnh hưởng sống ở các nước có thu nhập trung bình. Trên toàn cầu có khoảng 2 tỷ người bị sâu răng vĩnh viễn và 514 triệu trẻ em bị sâu răng sữa. Bác sĩ nha khoa sẽ xử lý ổ sâu răng, triệt tiêu vi khuẩn và tiến hành kỹ thuật nha khoa để ngăn cản vi khuẩn tiếp tục phá hủy bề mặt răng, trong đó phổ biến nhất là kỹ thuật trám răng. Vậy trám răng là gì? Quy trình ra sao?

trám răng


Trám răng là gì?


Trám răng (hay hàn răng) là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên men răng của những chiếc răng bị sâu, gãy hoặc hư hỏng.

Mục đích của trám răng là bịt kín lỗ sâu răng, để tránh vi khuẩn xâm nhập, hủy hoại tuỷ và mô răng; đồng thời khôi phục hình dạng, cải thiện chức năng của răng trở về trạng thái ban đầu. Nhiều bệnh nhân bị sâu răng còn bị ê buốt răng do mất men răng, tình trạng này cũng có thể được cải thiện đáng kể khi hàn trám răng.

Khi nào cần trám răng?


Các trường hợp sau cần thực hiện kỹ thuật trám răng:

1. Trám răng sâu


Sâu răng là một trong những nguyên do chính cần phải trám răng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn kết hợp với đường và lên men tạo thành axit và tấn công răng, tạo thành các lỗ đen. Nếu răng không được trám kịp thời, sâu răng sẽ ăn sâu vào tủy và chân răng, gây đau răng thậm chí phải nhổ răng.

2. Trám răng mẻ


Bạn có thể gặp phải những tai nạn khiến răng bị tổn thương như nứt hoặc gãy vỡ. Vì vậy, để tái tạo lại hình dáng ban đầu và tránh làm tình trạng sứt mẻ nặng hơn, bạn nên sử dụng phương pháp trám răng.

3. Trám răng thưa, hở kẽ nhẹ


Người có răng thưa do kích thước răng không đều nhau, thói quen nhai, cắn không đúng cách… sẽ được các nha sĩ khuyên nên trám răng thẩm mỹ. Trám khe hở giúp điều chỉnh và lấp đầy khoảng trống giữa các răng, giúp răng thẳng hàng, đều đặn hơn.

Phương pháp trám khe hở giữa các răng thường phù hợp khi khe hở giữa các răng chỉ vào khoảng 2 mm. Nếu khoảng trống giữa các răng của lớn và việc hàn răng sẽ gây mất cân đối, nha sĩ có thể khuyên bạn nên niềng răng hoặc bọc răng sứ.

4. Răng bị mòn, khuyết cổ chân răng


Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng, trong đó phổ biến nhất là do chăm sóc răng không đúng cách, có kỹ thuật đánh răng sai hoặc đánh răng quá mạnh khiến cổ răng nhanh bị mòn. Bàn chải đánh răng cứng cũng có thể gây ra hiện tượng này, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị đau hơn.

Khi nào cần trám răng?
Răng ê buốt, dễ đau nhức là biểu hiện của răng bị mòn

5. Trám răng thay thế chỗ trám cũ


Nếu miếng trám cũ bị hỏng, mòn hoặc không còn bám chặt vào răng, nha sĩ có thể thực hiện lại quy trình trám răng để thay thế miếng trám cũ. Nha sĩ sẽ loại bỏ miếng trám cũ và làm sạch bề mặt răng để trám miếng trám mới.

Các loại trám răng


Khi cần trám răng sâu, sau khi tham khảo ý kiến của nha sĩ, bạn sẽ chọn phương pháp điều trị và vật liệu nào được sử dụng để hàn răng (2). Nha sĩ sẽ xem xét sử dụng các vật liệu trám trên cơ sở kích thước vùng sâu, cũng như vị trí khoang răng. Dưới đây là một số phương pháp trám răng phổ biến:

1. Trám răng bằng Amalgam (trám bạc)


Amalgam là một chất trám màu bạc, là sự kết hợp của các kim loại bao gồm thủy ngân, bạc, thiếc và đồng. Đây là vật liệu nha khoa phổ biến được các nha sĩ sử dụng để trám răng. Amalgam rất bền và giá cả phải chăng hơn so với các miếng trám có màu răng hoặc vàng; tuy nhiên do có màu tối hơn màu răng tự nhiên và vật liệu không an toàn cho sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường nên Amalgam ít được sử dụng. Cục quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi không nên trám bạc. (3)

2. Trám răng bằng Composite


Composite là hỗn hợp có độ bền và khả năng chịu lực tốt, thường được sử dụng ở miếng trám cỡ nhỏ đến trung bình, chịu được áp lực vừa phải khi nhai. Chúng có thể được sử dụng trên cả răng cửa và răng hàm, có màu gần giống màu răng thật. (4)

3. Trám răng bằng sứ


Trám răng bằng sứ (hay trám răng inlay/onlay), sứ sẽ được sản xuất trong phòng thí nghiệm theo khuôn răng và sau đó được bác sĩ gắn vào răng. Sứ có màu gần giống với màu răng tự nhiên và có tác dụng chống tình trạng răng bị ố vàng, có thể bao trùm toàn bộ bề mặt răng. Tuy nhiên, giá của hàn răng bằng sứ khá cao.

4. Trám răng mạ vàng


Trám răng mạ vàng sử dụng vật liệu trám được cấu tạo từ hợp kim vàng, đồng và các kim loại khác như titan. Vàng đã được sử dụng trong nha khoa hơn 1.000 năm do độ bền cao. Tuy nhiên, vàng đắt hơn amalgam, và vì khác với màu răng tự nhiên nên thường không được sử dụng cho răng cửa.

5. Chất liệu GIC


Trám răng bằng GIC (Glass Ionomer Cement) là một phương pháp hàn răng với giá thành rẻ và khá phổ biến. Vật liệu GIC có màu trắng bột, chứa Fluor chống sâu răng, thường được dùng để trám lỗ sâu. Vật liệu này thường được sử dụng trong nha khoa để trám răng cửa, răng sữa và những răng nằm ở vị trí không chịu quá nhiều lực. GIC có độ bền thấp và khả năng chịu lực kém hơn Composite.

Trám răng có đau không?


Không. Nếu lựa chọn đúng nơi uy tín, hầu như bạn sẽ không bị đau khi trám răng. Ngoài ra, mức độ đau khi hàn răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

  • Mức độ hư hỏng của răng: nếu răng bị tổn thương nặng và ăn sâu vào tủy, việc trám răng có thể gây đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên cơn đau sẽ không kéo dài.
  • Cơ địa mỗi người: cơ địa của mỗi người khác nhau, đối với những người có thể chất nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể gây khó chịu. Đối với những người có thể trạng bình thường, việc trám răng thường không gây khó chịu gì.
  • Vật liệu trám răng: nếu sử dụng vật liệu trám chất lượng cao, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, ít đau hơn trong quá trình trám. Nếu bạn chọn chất liệu trám kém chất lượng có thể gây kích ứng và không tương thích với răng, dễ gây đau.
  • Địa chỉ thực hiện: để quá trình trám diễn ra suôn sẻ, không gây đau đớn và đạt được kết quả như mong muốn, bạn cần lựa chọn địa chỉ chất lượng, nha sĩ có tay nghề cao. Đồng thời, chi phí để hàn răng cũng hợp lý hơn. Vì vậy khi muốn thực hiện kỹ thuật trám răng sâu hãy chọn bệnh viện uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại.

Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?


Tùy thuộc vào mức độ hư hại của răng mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp trám phù hợp nhất để bạn lựa chọn. Hiện nay, có 2 loại trám răng phổ biến là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp.

1. Quy trình trám răng trực tiếp


Trám răng trực tiếp là quy trình trám răng đơn giản thường được sử dụng cho nhiều vấn đề răng miệng khác nhau. Thông thường, chỉ cần 1 buổi hẹn khám cùng nha sĩ là đủ để trám răng.

  • Khám và tư vấn: đầu tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra vùng răng cần trám, xác định kích thước và đề xuất một số loại vật liệu trám.
  • Làm sạch xoang sâu bằng dụng cụ (khoan răng)
  • Trám răng: nha sĩ đặt vật liệu trám vào vị trí lỗ sâu hoặc răng đã được làm sạch. Ban đầu, vật liệu làm đầy ở trạng thái lỏng và sau khi chiếu tia laser, nó dần dần đông đặc lại thông qua phản ứng quang trùng hợp trong khoảng 40 giây.
  • Chỉnh sửa phần trám: nha sĩ sẽ điều chỉnh miếng trám và loại bỏ vật liệu trám thừa. Cuối cùng, bề mặt chỗ trám sẽ được làm nhẵn và đánh bóng.

Thời gian trám răng trực tiếp thường dao động trong khoảng 20 – 30 phút, thay đổi tùy thuộc vào vật liệu trám và tình trạng răng.

Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?
BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang trực tiếp thăm khám cho người bệnh

2. Quy trình trám răng gián tiếp


Trám răng gián tiếp là một phương pháp hiện đại nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miếng trám và mô răng. Vì vậy, các bước thăm khám ban đầu cũng tương tự như trám răng trực tiếp. Sự khác biệt duy nhất là nha sĩ sẽ lấy dấu răng và làm miếng trám răng ở ngoài.

  • Khám và tư vấn: đầu tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra vùng cần trám, xác định kích thước và đưa ra khuyến nghị về một số loại vật liệu sử dụng để trám.
  • Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để loại bỏ chỗ sâu, cùng các mảnh vụn thức ăn và cao răng.
  • Lấy dấu răng: sau khi làm sạch răng, nha sĩ bắt đầu lấy dấu răng để tạo hình miếng trám theo hình dáng và kích thước của khoang răng. Thông thường, bạn cần đến phòng khám vào ngày hôm sau để hoàn tất thủ thuật.
  • Cố định miếng trám vào răng: nha sĩ sẽ sử dụng 1 loại xi măng đặc biệt được sử dụng để cố định miếng trám thật chặt vào răng.

Tác hại của việc trám răng sai cách


Những rủi ro và biến chứng mà trám răng sai cách có thể dẫn đến:

  • Trong vài ngày đầu sau khi hàn răng, răng trám có thể bị ngứa hoặc đau khi nhai, đặc biệt nếu ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Đôi khi việc hàn trám răng có thể gây tổn thương dây thần kinh bên trong răng.
  • Nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ trám nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Miếng trám răng có bền không, bao lâu thì trám lại?


Tùy vào ưu, nhược điểm của từng vật liệu trám mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại vật liệu trám răng phù hợp. Nếu có răng cửa, bạn nên lựa chọn vật liệu trám composite để đạt được kết quả thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo độ bền lâu dài.

Bạn nên tìm đến bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại để trám răng. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ mang đến cho bạn kết quả răng trám đẹp, an toàn.

Sau trám răng, bạn nên tránh thực phẩm cứng, dai, đậm màu. Tuyệt đối không nên dùng răng để mở đồ vật, sẽ dễ bong vết trám, thậm chí mẻ răng thật. Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng và chải răng đúng cách để bảo quản vết trám bền đẹp.

Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng


Sau khi trám răng, cần tuân thủ đúng lời khuyên từ nha sĩ để bảo vệ chỗ trám:

  • Tránh nhai sau khi trám: hạn chế nhai thức ăn ít nhất 2 giờ sau khi trám để vật liệu trám cứng lại.
  • Hạn chế tiếp xúc với thực phẩm nóng và lạnh: tránh tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống nóng/lạnh trong vài giờ đầu sau khi trám răng vì vật liệu trám có thể gây khó chịu.
  • Tránh nhai thức ăn cứng: hạn chế nhai thức ăn cứng trong vài ngày sau khi trám răng để tránh tạo áp lực lên miếng trám mới và đảm bảo nó không bị nứt.
  • Hạn chế thực phẩm, đồ uống gây đổi màu răng: trong thời gian ngắn sau khi trám răng, hạn chế tiếp xúc với những thực phẩm, đồ uống có màu đậm như cà phê, trà, rượu vang đỏ, thuốc lá… vì có thể gây đổi màu răng. Điều này giúp ngăn ngừa vết trám bị ố và duy trì thẩm mỹ cho răng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng sát trùng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp ngăn ngừa mảng bám và tái phát sâu răng.
  • Kiểm tra nha khoa định kỳ 6 tháng/lần: khám nha khoa định kỳ để nha sĩ kiểm tra và theo dõi phần răng đã trám, nhằm phát hiện sớm nếu răng xuất hiện bất kỳ vấn đề gì, đồng thời đảm bảo miếng trám duy trì hiệu quả trong thời gian dài.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng
Đánh răng đúng kỹ thuật giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Vì sao nên chọn trám răng tại BVĐK Tâm Anh?


Chuyên khoa Răng Hàm Mặt BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa đến được quý khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.

  • Bác sĩ có chuyên môn cao: bác sĩ là người quyết định kết quả của mỗi ca trám răng sâu. Vì vậy, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện các ca phẫu thuật nhanh chóng, chính xác, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài.
  • Kỹ thuật tân tiến: quá trình trám sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ, máy móc hiện đại giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng và mang lại kết quả tối ưu. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị sang trọng tại phòng khám nha khoa còn giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng và mang lại sự thoải mái trong quá trình thăm khám và điều trị.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: đội ngũ nhân viên y tế chu đáo, niềm nở, luôn sẵn sàng hỗ trợ. Quy trình khám chữa bệnh được thiết kế khoa học, giúp tiết kiệm thời gian. Bệnh viện còn có nhiều dịch vụ tiện ích như: đặt lịch khám online, thanh toán trực tuyến,… giúp việc khám chữa bệnh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • Chi phí phù hợp: giá dịch vụ được công khai minh bạch, rõ ràng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn dịch vụ và mức phí phù hợp.

Nếu bạn đang băn khoăn trám răng có bền không, hãy chọn đến hàn trám răng tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Với công nghệ trám răng hiện đại sẽ giúp bạn có răng trám bền, đẹp. Khách hàng sẽ được các bác sỹ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao trực tiếp thăm khám và trám răng.

Qua bài viết trên, bạn có thêm thông tin về trám răng để có lựa chọn phù hợp. Đồng thời, biết cách chăm sóc răng sau trám để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Xem tiếp...
 
Top Bottom