THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Trám bít hố rãnh sealant

Phương Nga

Tích Cực



Tham vấn y khoa Dr Trường

Đăng bởi BST vào 10:16 +07 Thứ bảy, 18/01/2020


Sealant là lớp nhựa mỏng được phủ lên bề mặt nhai của răng – thường là răng hàm (răng tiền hàm và răng hàm) để phòng ngừa sâu răng. Lớp nhựa sẽ nhanh chóng dính vào những vùng lõm và đường rãnh trên răng, hình thành một lớp bảo vệ cho men răng.


tram bit ho ranh sealant


Mặc dù việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể loại bỏ cặn thức ăn và mảng bám khỏi bề mặt phẳng của răng nhưng lại không thể đi sâu vào những khe và kẽ giữa các răng hàm. Sealant có tác dụng bảo vệ cho những vùng này khỏi sâu răng bằng cách tạo một lớp bảo vệ ngăn không cho mảng bám và thức ăn giắt vào răng.

Những ai nên dùng sealant?​


Vì trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có khả năng hình thành sâu răng ở răng hàm cao nhất nên đây là những đối tượng nên dùng sealant. Tuy nhiên, người lớn không bị sâu răng cũng có thể dùng sealant.

Thông thường, trẻ nhỏ nên phủ sealant lên răng hàm và răng tiền hàm vĩnh viễn ngay khi những răng này mọc lên. Bằng cách này, lớp trám có thể bảo vệ cho răng trong suốt đoạn dễ bị sâu nhất, đó là từ 6 – 1 4 tuổi.

Trong một số trường hợp, trám bít hỗ rãnh có thể phù hợp cho cả trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi răng của trẻ có rãnh sâu. Vì răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vị trí chính xác cho răng vĩnh viễn sau này nên những răng này cần được bảo vệ để không bị rụng quá sớm.

Cách phủ trám bít hố rãnh sealant​


Việc phủ trám sealant rất đơn giản và không hề đau đớn. Bác sĩ sẽ chỉ mất khoảng vài phútđể phủ trám lên mỗi răng. Quá trình phủ trám được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, răng sẽ được làm sạch kĩ càng
  • Sau khi răng khô, bác sĩ sẽ dùng bông y tế hoặc các chất liệu thấm hút khác để đặt quanh răng, giữ cho răng khô.
  • Một loại dung dịch axit sẽ được bôi lên bề mặt nhai của răng để làm nhám răng, giúp cho lớp trám sealant bám chắc hơn.
  • Tiếp theo, răng được rửa sạch và làm khô một lần nữa.
  • Sau đó, lớp trám sealant sẽ được phủ trực tiếp lên men răng, lớp trám này sẽ tự cứng lại. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ sẽ dùng loại đèn đặc biệt để giúp cho lớp trám khô nhanh và cứng hơn.

Độ bền của trám sealant​


Lớp trám sealant có thể bảo vệ răng lên đến 10 năm, nhưng cần được kiểm tra thường xuyên để xem có bị mẻ hay mòn không. Bác sĩ nha khoa có thể sẽ thay một lớp trám mới nếu cần thiết.

Xem tiếp...
 
Top Bottom