Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Từ nhiều năm nay, khi đến với khu du lịch Henan Qingming Shanghe Garden (Hà Nam, Trung Quốc), du khách đã quen với hình ảnh người đàn ông tên Li Jingang ăn mặc rách rưới, dáng người tiều tụy.
Tuy nhiên, Li không phải là "ăn xin chuyên nghiệp". Anh là người hóa thân thành "ăn xin", đi lại trong khuôn viên để trò chuyện và tạo tiếng cười cho du khách.
Các du khách đến đây đều cho Li Jingang rất nhiều đồ ăn, đặc biệt là các em nhỏ. Thậm chí, anh quá nhập vai nên không ít người còn trò chuyện động viên và bày tỏ sự thương cảm.
Li Jingang chia sẻ, mỗi ngày, anh bắt đầu hóa trang và vào vai "ăn xin" lúc 9h sáng. Đầu tiên, Li sẽ đội tóc giả xơ xác, tiếp đó anh mặc trang phục cổ trang, sơn mặt đen và bôi bẩn da rồi cầm bát cùng gậy để bắt đầu ngày làm việc.
Li Jingang ăn mặc rách rưới và hình ảnh khi không làm việc (Ảnh: China).
Mặc dù Li chỉ là một người đóng vai "ăn xin", song anh luôn ý thức về trách nhiệm của mình. Anh cho rằng, chỉ khi nhập tâm vào nhân vật mới khiến những người xung quanh bị thu hút. Vì vậy, anh luôn coi trọng công việc và cố gắng làm tốt nhất có thể. "Tôi sẽ cảm thấy cắn rứt nếu không làm tốt", Li bày tỏ.
Để làm tốt công việc độc đáo này, Li đã dành thời gian để quan sát biểu cảm, hành động của những người ăn xin vạ vật trên phố. Thậm chí, anh từng nhịn đói đến mức phải nhập viện.
Lúc đầu, các thành viên trong nhà không đồng tình và cho phép Li làm công việc khác người này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi nhìn thấy anh làm tốt, mọi người rất ủng hộ.
"Mức lương hằng tháng của tôi là 16.000 tệ (gần 55 triệu đồng). Trước đây, tôi làm đầu bếp ở khách sạn. Vì khách sạn đã đóng cửa nên tôi làm việc ở khu du lịch và gắn bó hơn 10 năm qua", Li Jingang chia sẻ.
Trong mắt mọi người, công việc của Li Jingang khắc khổ, vất vả nhưng anh lại luôn cảm thấy vui bởi đã thực hiện được phần nào giấc mơ diễn xuất từ khi còn là học sinh tiểu học.
Bộ dạng rách rưới, tiều tụy của người đàn ông khi làm việc (Ảnh: China).
Sự yêu mến và lòng tốt của mọi người lúc Li đóng vai "ăn xin" là động lực để người đàn ông này gắn bó với công việc. Anh xác định phải làm có trách nhiệm và bằng cả trái tim để đáp lại tình cảm của du khách.
Khi chưa nổi tiếng, Li Jingang mơ ước được nhiều người biết đến. Hiện tại, tiếng tăm của anh vang khắp nơi nhưng người đàn ông này cho rằng điều đó chưa chắc đã tốt. Hằng ngày, anh phải chụp ảnh cùng du khách, trò chuyện rất vất vả, cố gắng tràn đầy năng lượng dù mệt mỏi.
Khác với hình ảnh khổ sở khi nhập vai "ăn xin", ngoài đời thường, Li Jingang ăn mặc khá phong cách, tính tình vui vẻ, thích đùa giỡn với mọi người. "Tôi hiếm khi đưa hình ảnh của người khắc khổ vào cuộc sống. Tôi chú ý đến cách ăn mặc. Khi về nhà, không ai nhận ra tôi là người đóng vai ăn xin", anh kể.
Nói về dự định tương lai, Li cho biết sẽ tiếp tục làm việc ở khu du lịch này. Hằng ngày, anh nỗ lực cải thiện năng lực diễn xuất, nghĩ thêm các hành động, câu chuyện thú vị hơn để du khách không cảm thấy nhàm chán.
Xem tiếp...
Tuy nhiên, Li không phải là "ăn xin chuyên nghiệp". Anh là người hóa thân thành "ăn xin", đi lại trong khuôn viên để trò chuyện và tạo tiếng cười cho du khách.
Các du khách đến đây đều cho Li Jingang rất nhiều đồ ăn, đặc biệt là các em nhỏ. Thậm chí, anh quá nhập vai nên không ít người còn trò chuyện động viên và bày tỏ sự thương cảm.
Li Jingang chia sẻ, mỗi ngày, anh bắt đầu hóa trang và vào vai "ăn xin" lúc 9h sáng. Đầu tiên, Li sẽ đội tóc giả xơ xác, tiếp đó anh mặc trang phục cổ trang, sơn mặt đen và bôi bẩn da rồi cầm bát cùng gậy để bắt đầu ngày làm việc.
Li Jingang ăn mặc rách rưới và hình ảnh khi không làm việc (Ảnh: China).
Mặc dù Li chỉ là một người đóng vai "ăn xin", song anh luôn ý thức về trách nhiệm của mình. Anh cho rằng, chỉ khi nhập tâm vào nhân vật mới khiến những người xung quanh bị thu hút. Vì vậy, anh luôn coi trọng công việc và cố gắng làm tốt nhất có thể. "Tôi sẽ cảm thấy cắn rứt nếu không làm tốt", Li bày tỏ.
Để làm tốt công việc độc đáo này, Li đã dành thời gian để quan sát biểu cảm, hành động của những người ăn xin vạ vật trên phố. Thậm chí, anh từng nhịn đói đến mức phải nhập viện.
Lúc đầu, các thành viên trong nhà không đồng tình và cho phép Li làm công việc khác người này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi nhìn thấy anh làm tốt, mọi người rất ủng hộ.
"Mức lương hằng tháng của tôi là 16.000 tệ (gần 55 triệu đồng). Trước đây, tôi làm đầu bếp ở khách sạn. Vì khách sạn đã đóng cửa nên tôi làm việc ở khu du lịch và gắn bó hơn 10 năm qua", Li Jingang chia sẻ.
Trong mắt mọi người, công việc của Li Jingang khắc khổ, vất vả nhưng anh lại luôn cảm thấy vui bởi đã thực hiện được phần nào giấc mơ diễn xuất từ khi còn là học sinh tiểu học.
Bộ dạng rách rưới, tiều tụy của người đàn ông khi làm việc (Ảnh: China).
Sự yêu mến và lòng tốt của mọi người lúc Li đóng vai "ăn xin" là động lực để người đàn ông này gắn bó với công việc. Anh xác định phải làm có trách nhiệm và bằng cả trái tim để đáp lại tình cảm của du khách.
Khi chưa nổi tiếng, Li Jingang mơ ước được nhiều người biết đến. Hiện tại, tiếng tăm của anh vang khắp nơi nhưng người đàn ông này cho rằng điều đó chưa chắc đã tốt. Hằng ngày, anh phải chụp ảnh cùng du khách, trò chuyện rất vất vả, cố gắng tràn đầy năng lượng dù mệt mỏi.
Khác với hình ảnh khổ sở khi nhập vai "ăn xin", ngoài đời thường, Li Jingang ăn mặc khá phong cách, tính tình vui vẻ, thích đùa giỡn với mọi người. "Tôi hiếm khi đưa hình ảnh của người khắc khổ vào cuộc sống. Tôi chú ý đến cách ăn mặc. Khi về nhà, không ai nhận ra tôi là người đóng vai ăn xin", anh kể.
Nói về dự định tương lai, Li cho biết sẽ tiếp tục làm việc ở khu du lịch này. Hằng ngày, anh nỗ lực cải thiện năng lực diễn xuất, nghĩ thêm các hành động, câu chuyện thú vị hơn để du khách không cảm thấy nhàm chán.
Xem tiếp...