MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
704K

TP.HCM và các địa phương quyết tâm làm vành đai 4

Thu Thủy

Nổi Tiếng
(PLO)- Bộ GTVT cùng TP.HCM và các địa phương đã cùng bàn về nguồn vốn đầu tư, mặt cắt ngang, cơ chế đặc thù… để sớm khởi công đường vành đai 4.


Ngày 22-2, tại UBND TP.HCM, Bộ GTVT và các địa phương đã họp về phương án thực hiện đường vành đai 4. Tại cuộc họp, các địa phương đã và đang quyết tâm triển khai nhiều nhóm công việc để đồng loạt khởi công đường vành đai 4 vào năm 2025.

Đang triển khai các thủ tục đầu tư


Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết từ tháng 9-2021, Thủ tướng đã giao các địa phương triển khai các bước chuẩn bị dự án đường vành đai 4. Sau tháng 9-2021, các địa phương đã nghiên cứu, cập nhật với chiều dài, mặt cắt ngang cho dự án đi qua. Theo kế hoạch, đường vành đai 4 có chiều dài 207 km, mặt cắt ngang sẽ đầu tư giai đoạn 1 là bốn làn xe và thực hiện giải phóng mặt bằng một lần là tám làn xe.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, đối với đường vành đai 4, TP.HCM sẽ chủ động phối hợp với các địa phương để đảm bảo nhiệm vụ mà Thủ tướng giao. Để điều phối chung, cần có kế hoạch chi tiết, có tư vấn chung trong các địa phương để có phương án kỹ thuật, mặt cắt ngang, chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật, thời gian triển khai toàn tuyến từ khởi công tới hoàn thành. TP và các địa phương cần cố gắng làm sao để sớm hoàn thành toàn dự án.

Theo ông Lâm, thời gian qua các địa phương phối hợp trách nhiệm, đoàn kết trong quá trình chuẩn bị cho dự án đường vành đai 4. Đây là dự án kết nối với tất cả tuyến cao tốc, quốc lộ của vùng nên nếu triển khai đoạn nào hoàn thành trước thì có thể đưa vào khai thác ngay, phát huy hiệu quả của các tuyến hướng tâm. Hiện các địa phương cùng thống nhất phương án để các địa phương chủ động triển khai thực hiện, các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường vành đai 4.

“Các địa phương sẽ tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư. TP.HCM và các địa phương tiếp tục báo cáo với hội đồng vùng để áp dụng cho đường vành đai 4. Đối với nguồn vốn, các địa phương tuy khó khăn song cần rà soát để cân đối. Sau đó cần Trung ương hỗ trợ bao nhiêu để xin ý kiến của hội đồng vùng.

Như vậy, sau năm 2025 TP.HCM và các địa phương có thể triển khai khởi công dự án. Song song đó, các địa phương khẩn trương rà soát quy hoạch, đất hai bên đường vành đai 4 để hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các địa phương cũng sẽ xin phép, trình một số cơ chế đặc thù cho dự án đường vành đai 4.

“Một số việc có thể triển khai ngay mà không cần chờ. Vì vậy, các địa phương cần gấp rút triển khai ngay nhiều nhóm công việc trong thời điểm này” - ông Lâm nhấn mạnh.

P8_hinhbai.jpg
Toàn cảnh cuộc họp bàn về phương án thực hiện đường vành đai 4 giữa TP.HCM và các địa phương. Ảnh: Đ.TRANG

Cần thống nhất quy mô, chi phí và tiêu chuẩn kỹ thuật


Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết hai đường vành đia 3 và vành đai 4 có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các địa phương đã nghiên cứu đường vành đai 4 và cần thống nhất về mốc triển khai, tiến độ; đưa ra các đầu bài cụ thể để cùng thống nhất.

Theo ông Mãi, chúng ta có thể vận dụng đường vành đai 4 giống như đường vành đai 3 để xin cơ chế đặc thù. Riêng tỉnh Long An có khối lượng rất lớn nên có thể xin hỗ trợ 90%, song cần rà soát kỹ.

Ông Mãi đề nghị các địa phương xin hỗ trợ tỉ lệ vốn ngân sách từ Trung ương, tỉ lệ tham gia nguồn vốn vào các dự án xây lắp… Đường vành đai 4 phải triển khai sao cho đạt chuẩn, đừng ngại chuyện kinh phí. Giải phóng mặt bằng một lần là tám làn xe, triển khai giai đoạn 1 là bốn làn xe, có làn dừng khẩn cấp. Ông Mãi yêu cầu cần tính toán các điểm dừng, nút giao để lên xuống thuận tiện.

Vành đai 4.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đ.TRANG

Đối với mặt cắt, các địa phương phải đồng bộ với nhau, không thể mỗi địa phương một mặt cắt. Riêng TP.HCM và Long An cần nghiên cứu theo phương án cầu cạn, có thể chi phí ban đầu sẽ cao nhưng có thể đẩy nhanh hơn, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đường vành đai 3 không kịp làm cầu cạn, vì vậy cần nghiên cứu ngay phương án cầu cạn của đường vành đai 4. Từ đó, tiến độ dự án triển khai nhanh, không bị phụ thuộc vào cát đắp nền. Dự án chỉ cần đi vào khai thác sớm một năm cũng mang lại lợi ích rất lớn cho cả vùng.

“Cần có tư vấn vùng bởi toàn dự án tổng thể là vô cùng cần thiết và sẽ xin cơ chế trong thời gian tới. Nếu như trong tháng 6 này Quốc hội thông qua, chúng ta có thể phê duyệt dự án, cố gắng hoàn thành tiến độ đường vành đai 4 vào năm 2027” - ông Mãi yêu cầu.

Ông Mãi cho biết TP.HCM được giao là cơ quan đầu mối nên sẽ cùng với các địa phương tập trung cao độ làm ngày làm đêm để trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm 2024. “Dự án cũng cần có một đơn vị tư vấn tổng thể giúp rà soát hồ sơ của các tỉnh, làm sao để đánh giá, hiệu quả và kỹ thuật, tài chính… để báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Chúng tôi mong rằng Bộ GTVT tiếp tục hỗ trợ TP.HCM và các địa phương trong quá trình triển khai” - ông Mãi nói.

Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, đánh giá thời gian qua Sở GTVT TP.HCM có báo cáo, đánh giá rất kỹ về những nội dung chuẩn bị cho dự án đường vành đai 4 TP.HCM. Đến nay, dự án có nhiều khó khăn về nguồn vốn, kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật… Vậy làm sao có thể triển khai nhanh những dự án này.

“Tôi mong rằng các cơ quan tiếp tục họp bàn để đưa ra các phương án triển khai trong thời gian tới. Sau này khi triển khai hội đồng vùng, chúng ta sẽ phối hợp để triển khai các nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đề ra.

Đường vành đai 3 rất quan trọng và đường vành đai 4 cũng cực kỳ quan trọng, góp phần liên kết vùng và tạo ra không gian mới kết nối với các đô thị” - Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn nói.•


Các địa phương đang lên phương án vốn

Đường vành đai 4 có vai trò vô cùng quan trọng. Tỉnh Long An đã rất khẩn trương trong các quy trình để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Long An thống nhất quy mô, mặt cắt, phương án, hướng tuyến… Chúng ta có thể xin cơ chế, nguồn vốn để làm đường này được nhanh chóng. Tỉnh Long An đã họp nhiều ngày và quyết tâm làm, rất mong muốn Trung ương hỗ trợ 90% nguồn vốn làm đường vành đai 4.

P8_hinhBOX_VĐ4.jpeg
Sơ đồ các đường vành đai 2, 3, 4. Đồ họa: HỒ TRANG

Ông NGUYỄN MINH LÂM, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An

Đường vành đai 4 là tuyến giao thông quan trọng, cấp bách để khơi thông hạ tầng giao thông phát triển kinh tế Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thiết nghĩ cần đẩy nhanh tiến độ, cần sớm thống nhất về tiến độ, hồ sơ để triển khai dự án này. Tỉnh đồng tình với phương án báo cáo của TP.HCM để xin cơ chế đặc thù triển khai dự án. Căn cứ vào nguồn vốn của tỉnh, đấu giá quỹ đất sạch song có nhiều dự án trọng điểm nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn về cân đối ngân sách.

Ông NGUYỄN VĂN DÀNH, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Đồng Nai có mục tiêu đưa đường vành đai 4 vào đầu tư công, song đến nay chưa phê duyệt dự án do kinh phí triển khai. Đồng Nai thống nhất với phương án triển khai mà TP.HCM phát biểu, mặt cắt ngang (trên 25 m) mới đảm bảo mỹ quan tuyến đường. Các địa phương cũng cần xin cơ chế, Trung ương hỗ trợ trên 53% tổng mức đầu tư dự án.

Ông VÕ VĂN PHI, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai


ĐÀO TRANG

Xem tiếp...
 
Top Bottom