MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
697K

Top game kỹ thuật số hot nhất toàn cầu trong tháng 9/2016

Tổng doanh thu game kỹ thuật số toàn cầu cán mức 6,2 tỷ USD trong tháng 9 năm 2016, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, MobileMMO miễn phí là hai hạng mục đạt mức tăng trưởng cao nhất dựa theo dữ liệu mới được công bố từ SuperData Research.


[IMG alt="
Top 10 game có doanh thu cao toàn cầu trên từng nền tảng PC, Console và Mobile trong tháng 9 theo SuperData Research
"]https://genk.mediacdn.vn/thumb_w/64...mber-2016sm-2-768x438-1477743237300.jpg[/IMG]

Top 10 game có doanh thu cao toàn cầu trên từng nền tảng PC, Console và Mobile trong tháng 9 theo SuperData Research


Destiny cho thấy tầm quan trọng của các bản cập nhật nội dung cho game “bom tấn”

Những năm gần đây, các nhà phát hành console lớn đang ngày càng phụ thuộc vào việc liên tục tung ra những bản cập nhật nội dung mới để duy trì vòng đời cho những game “bom tấn” của mình. Activision Blizzard là ví dụ điển hình cho việc áp dụng hiệu quả “công thức” này với franchise “Call of Duty”. Kể từ tháng 4 năm 2016, doanh thu từ bản cập nhật của “Call of Duty: Black Ops” luôn mang về trên 80% tổng doanh thu kỹ thuật số.


1-1477743538254.jpg



Tháng 9 vừa qua, Activision Blizzard lại một lần nữa cho thấy chiến thuật “làm tiền” hiệu quả mình với một franchise mới hơn: “Destiny”. Sau khi trì hoãn việc phát hành “Destiny II”, họ lại thay vào đó tung ra bản mở rộng “Rise of Iron” cho phần một. Kết quả là doanh thu game nhảy vọt từ 7,2 triệu USD trong tháng 8 lên tới 59,1 triệu USD trong tháng 9, vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng console.

Thị trường console vốn đã là một chiến trường khốc liệt giữa các nhà phát hành lớn, nay với sự xuất hiện của các bản cập nhật và phần tiếp theo của các game “bom tấn”, nó đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, đồng thời cơ hội dành cho những studio nhỏ và game mới cũng sẽ thấp hơn rất nhiều.

Những tính năng mới của Twitch có thể làm thay đổi chiến lược kinh tế của eSports và video về nội dung game

Mảng nội dung video về game đã tăng trưởng đáng kể trong vòng một năm qua. Tuy nhiên, kiếm tiền hiệu quả từ đây vẫn còn là một vấn đề nan giải. Từ cuối tháng 9, Twitch đã tận dụng nguồn lực từ Amazon (thương vụ sát nhập trị giá 970 triệu USD diễn ra vào năm 2014) để tung ra hàng loạt tính năng mới với mục đích khiến người xem phải trả nhiều phí hơn khi theo dõi game thủ thi đấu hoặc chơi game trực tuyến.


2-1477743538255.jpg



Đầu tiên, Twitch khuyến khích người dùng trả phí trực tiếp qua hình thức đăng kí liên kết với Amazon Prime. Giờ đây thành viên của Amazon Prime được tự động sử dụng Twitch Prime, bao gồm nhiều tính năng bổ sung miễn phí trong game, giảm giá khi mua đĩa game và mỗi tháng được đăng kí miễn phí một kênh trên Twitch. Bằng cách ưu đãi người dùng để họ kết nối tài khoản Twitch với Amazon Prime, Amazon đang “dọn đường” thúc đẩy Twitch tăng gấp đôi doanh thu đăng kí theo dõi trong tương lai.

Thứ hai, mới gần đây Twitch đã tung ra một tính năng mới có tên “cổ vũ”. Giờ đây người dùng có thể kiếm được một đơn vị tiền tệ ảo là “bit” qua việc xem quảng cáo hoặc nạp niền trực tiếp, sau đó sử dụng nó để tặng quà cho streamer và Twitch sẽ cắt 30 – 40% doanh thu từ những món quà đó. Nhờ tính năng mới này, tổng doanh thu từ video về game trên toàn thế giới dự kiến sẽ vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2017.

Cuối cùng, Twitch muốn gia tăng sự hấp dẫn khi theo dõi eSports bằng cách cho phép người xem cá cược trực tiếp về kết quả trận đấu. Nếu như vượt qua được phần lằng nhằng nhất là các quy định của pháp luật về cá cược ảo, Twitch sẽ không chỉ nâng cao được tính hấp dẫn của những sự kiện trực tiếp, mà còn mở ra một nguồn doanh thu đáng kể mới từ eSports.

Làn sóng đầu tư từ thể thao truyền thống giúp eSports mở rộng quy mô tài trợ


3-1477743538256.jpg



Để thị trường eSport đạt mức giá trị khổng lồ 892 triệu USD như hiện nay, nguồn tài trợ từ thể thao truyền thống đóng một vai trò không nhỏ. Hai tháng vừa qua chứng kiến vô số thương vụ đầu tư và sát nhập đình đám như đội bóng rổ nhà nghề Mỹ Philadelphia 76ers mua lại cả Team Dignitas và Apex Gaming; aXiomatic – công ty bản quyền eSports của Golden State Warriors và Los Angeles Dodgers mua lại cổ phần của Team Liquid; câu lạc bộ bóng đá Paris’ Saint-Germain tài trợ cho Team Huma - một đội tuyển “League of Legends” châu Âu, …

Quan trọng hơn cả số tiền khổng lồ mà những thương vụ này mang lại là sự hợp tác mà chúng tạo dựng nên để mở rộng quy mô tài trợ cho eSports. Là một ngành công nghiệp còn non trẻ, eSport vẫn chưa có đủ nền tảng cần thiết để thúc đẩy đầu tư lớn, song giờ đây với sự xuất hiện của những “ông lớn” trong thể thao truyền thống, doanh thu tài trợ chính thống cho eSport được dự đoán là sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

PSVR có màn ra mắt ấn tượng


4-1477743538256.jpg



Vào ngày 13/10 vừa qua, PlayStation VR của Sony đã được chính thức tung ra thị trường. Mặc dù đơn đặt hàng trước cho sản phẩm này đã được bán hết sạch từ hàng tháng trước đó, song lần phát hành chính thức này vẫn rất thành công. Theo báo cáo từ Gamestop, PSVR bán hết hàng nhanh hơn bất cứ phần cứng nào trong lịch sử của công ty. Hơn 50 ngàn đơn vị được bán ra tại Nhật Bản trong tuần đầu phát hành, và trên Amazon, PSVR cũng đã “cháy hàng”. Jim Ryan – Chủ tích Châu Âu của Sony Interactive Entertainment cho biết đơn đặt hàng trước của sản phẩm này đã lên tới hàng trăm ngàn, và Sony đang gấp rút sản xuất phần cứng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Mặc dù hiệu năng không cao như HTC Vive hay Oculus Rift, song PSVR có giá thành chỉ bằng một nửa và không yêu cầu PC cấu hình cao. Mặt khác, nó vượt trội hơn hẳn so với “địch thủ” mobile Samsung Gear bởi được kết nối với PlayStation 4. Phần cứng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng và cả các chuyên gia, song phần mềm của PSVR chưa gây được nhiều ấn tượng. Sony dự định sẽ đưa những game “bom tấn” của mình lên VR trong năm tới, nhưng họ vẫn đang gặp phải vấn đề “quả trứng và con gà” tương tự như Vive và Rift. Game thực tế ảo chất lượng cao phải được thiết kế riêng biệt theo đặc trưng của công nghệ này, song những nhà phát hành lớn nhiều khả năng sẽ không vội đầu tư nếu như phần cứng chưa phổ biến với người tiêu dùng.

Top 10 bộ phim kinh dị trường phái siêu thực hay nhất mọi thời đại

Xem tiếp...
 
Top Bottom