MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
686K

Top 8 Loại Thuế Phổ Biến Nhất Áp Dụng Cho Cá Nhân Và Doanh Nghiệp Hiện Nay

Khởi nghiệp với kinh doanh là hình thức mà nhiều doanh nhân theo đuổi. Tuy nhiên để đảm bảo đúng theo chính sách nhà nước; các cá nhân hay doanh nghiệp khi kinh doanh đều có nghĩa vụ đóng thuế. Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế – xã hội thì thuế có 3 tác dụng lớn: Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế. Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội. Vậy khi thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thì gồm có các loại thuế nào áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp.

luat-thu-thue-viet-nam


THUẾ LÀ GÌ? NHÀ NƯỚC THU THUẾ ĐỂ LÀM GÌ?​


Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước; phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành; không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó; hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta cứ phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:

Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

  • Thuế bình thường: Nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
  • Thuế đặc biệt: Nhằm các mục đích đặc biệt. Ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu; nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.

cac-loai-thue-ca-nhan-va-doanh-nghiep


LÝ DO ĐÁNH THUẾ​


Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình; nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.

  • Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
    Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”), dựa trên quy luật cung cầu.
  • Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
  • Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
  • Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
  • Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

cac-loai-thue-kinh-doanh


VAI TRÒ CỦA CÁC LOẠI THUẾ​

Nguồn thu của ngân sách nhà nước​


Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác….

Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách.

Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô​


Chính sách của các loại thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THUẾ CHO CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP​

Lệ phí môn bài​


Lệ phí môn bài, hay thuế môn bài, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm. Trước kia, chúng ta dùng khái niệm thuế môn bài. Nhưng kể từ ngày 01/01/2017, khái niệm này đã được thay thế bằng “Lệ phí môn bài”. Đối tượng nộp thì vẫn là các phần kinh tế như trước đây. Nhưng phạm vi được miễn nộp lệ phí thì lại rộng hơn, theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định: Mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình:

Doanh thu bình quân nămMức thuế môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm300.000 đồng/năm.

Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN.

le-phi-mon-bai


Thuế giá trị gia tăng​


Thuế giá trị gia tăng là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất; lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng\

Có hai phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

  • Thuế GTGT theo phương pháp khấu: Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn đầu vào thì DN phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì DN sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.
  • Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Thuế suất thuế GTGT đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)​


Thuế TNDN Là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra hoặc do doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra.

  • Áp dụng với doanh nghiệp: đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa.
  • Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thuế Xuất nhập khẩu (XNK)​


Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân XNK các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế XNK.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)​


Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của DN. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

  • Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính, chỉ cần dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính ra số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Từ 01/07/2020, theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

thue-thu-nhap-doanh-nghiep


Thuế thu nhập cá nhân​


Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động có thu nhập.

  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo quý (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng): Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.
  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo tháng (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng từ 50 triệu đồng trở lên). Chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp.
  • Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
  • Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.

Thuế tài nguyên​


Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như VLXD tự nhiên. Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh.

Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nước.

Thuế trước bạ (còn gọi là lệ phí trước bạ)​


Là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó. Có thể hiểu đơn giản rằng, khi ai đó muốn đi đăng kí quyền sở hữu tài sản của mình thì thường sẽ phải nộp thêm một khoản phí gọi là phí trước bạ cho cơ quan mà họ tới đăng kí. Ví dụ như khi bạn mua xe máy thì bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ để có thể đăng ký quyền sở hữu xe.

Trên đây là tổng hợp về chủ đề các loại thuế áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp có khó khăn trong việc kê khai, thực hiện thủ tục thuế vui lòng liên hệ với Ngọc Thắng để được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn. .


Trần Đức Thắng



Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!


" Ngọc Thắng đã tạo 1 group cộng đồng HỎI - ĐÁP về Thiết kế WEBSITE và SEO Wordpress để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi kiến thức. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được các chuyên gia hỗ trợ miễn phí tại Group: " https://www.facebook.com/groups/hocthietkewebwp/ Click để tham gia group

Xem tiếp...
 
Top Bottom