Khả Như
Tích Cực
Ban công là một phần quan trọng trong kiến trúc nhà ở. Một ban công đẹp sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên ấn tượng, bắt mắt và thu hút ánh nhìn hơn. Bên cạnh đó, ban công còn là nơi để các thành viên trong gia đình tận hưởng, hít thở bầu không khí – là nơi thư giãn lý tưởng.
Tuy nhiên, để có thể thiết kế được một không gian ban công vừa đẹp, vừa có tính thẩm mỹ cao không phải là điều đơn giản. Chính vì thế, bài viết dưới đây Topnlist sẽ chia sẻ đến các bạn 7 lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế nội thất ban công. Cùng theo dõi nhé!
Xác định công năng trước khi thiết kế ban công chính là lưu ý đầu tiên và cũng là lưu ý quan trọng nhất trong thiết kế ban công. Ban công nhà bạn có thể tận dụng để trồng cây xanh trang trí hoặc dùng làm không gian nghỉ ngơi và thư giãn.
Mẫu thiết kế ban công với mục đích thư giãn
Đặc biệt, bạn không nên kết hợp quá nhiều công năng cho thiết kế ban công của mình. Bởi không gian ban công của bạn sẽ bị thu hẹp, đồng thời tạo cảm giác bí bách và mất đi vẻ đẹp vốn có.
Mẫu thiết kế ban công với mục đích trang trí
Top 6 Mẫu Thiết Kế Nội Thất Ban Công Đẹp Nhất
Nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế theo phong cách nào thì ban công nên thiết kế theo phong cách đó.
Theo phong cách Châu u: Ban công có hình dáng cong, các họa tiết trang trí, hoa văn, lan can đều được thiết kế rất cầu kỳ và tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Mẫu thiết kế ban công theo phong cách Châu Âu đẹp mắt
Theo phong cách kiến trúc hiện đại: Thường những kiểu thiết kế ban công này sẽ được xây dựng bằng gạch, có thiết kế vuông vắn và không quá cầu kỳ về kiểu cách.
Mẫu thiết kế ban công đơn giản, hiện đại
Không gian nhà ống thường có mặt tiền hạn chế, do đó nên lựa chọn cách thiết kế ban công với hình dáng nhỏ nhắn nhưng đầy đủ tiện nghi.
Mẫu thiết kế ban công nhỏ xinh cho nhà ống
Thiết kế ban công chung cư bạn nên lưu ý kiểm tra chiều cao an toàn của lan can, đồng thời nên thiết kế thêm khung chắn lan can nhưng vẫn phải đảm bảo nhận được gió và ánh sáng.
Mẫu thiết kế ban công chung cư
Phong thủy là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong thiết kế không gian ban công nhà ở. Hơn nữa, chọn hướng xây dựng ban công phù hợp sẽ giúp mang đến may mắn cho chủ nhà.
Mẫu thiết kế ban công đẹp và hợp phong thủy
Top 30+ Mẫu Thiết Kế Nội Thất Phòng Ăn Đẹp, Ấn Tượng Nhất
Bạn nên sử dụng hệ thống chiếu sáng lung linh, huyền ảo để mang đến một không gian ban công lãng mạn, ấn tượng. Bên cạnh đó, sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng cũng sẽ khiến không gian ngôi nhà của bạn trở nên sáng rõ hơn ban đêm.
Ban công sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng trang trí
Ban công là phần kiến trúc nhỏ được thiết kế trên cao với hình thức nhô ra khỏi tường ngôi nhà, chính vì thế an toàn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế ban công. Dù là nhà ống, nhà chung cư,… thì tiêu chí đầu tiên và luôn luôn phải quan tâm khi thiết kế không gian ban công là chiều cao và khoảng cách thành lan can ban công phải thật an toàn:
Đảm bảo yếu tố an toàn hàng đầu trong thiết kế lan can
Top 7 Mẫu Thiết Kế Nội Thất Phòng Tắm, Nhà Vệ Sinh Ấn Tượng Nhất
Không gian ban công được trang trí bằng cây xanh sẽ làm cho không khí nhẹ dịu, thanh mát, trong lành hơn. Đồng thời giúp tạo nên không gian ban công gần gũi và thân thiện hơn với thiên nhiên.’
Xây dựng không gian xanh cho ban công
Tuy nhiên, việc trồng cây xanh ở ban công bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây. Bởi ban công là nơi không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và là nơi đón nắng gió trực tiếp, nên sẽ không dễ dàng trong việc trồng cây xanh:
Lựa chọn những loại cây trồng có khả năng chịu gió, chịu nắng và chịu nhiệt tốt như: hoa sứ, cây xương rồng, hoa mười giờ, hoa đá,…
Vì không gian ban công bị hạn chế về mặt diện tích, vì vậy bạn nên lựa chọn những loại cây có kích thước phù hợp để tạo điểm nhấn ấn tượng, nổi bật hơn cho không gian;
Nên lựa chọn những cây dây leo có sức chịu nắng tốt, có kích thước nhỏ để dễ trang trí như cây huỳnh anh, tóc tiên, huỳnh đệ,…
Lựa chọn những cây dây leo có sức chịu hạn tốt
Ngoài việc sử dụng cây xanh để trang trí cho không gian ban công, thì bên cạnh đó các vật liệu trang trí như bàn, ghế, thảm trải sàn,…. cũng cần được thiết kế bắt mắt, tinh tế. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn những loại vật liệu sử dụng ngoài trời, chịu được nắng, mưa và chống thấm nước tốt.
Top 8 Lưu Ý Khi Thiết Kế Không Gian Sân Vườn Đẹp
Có không ít ý tưởng giúp bạn thiết kế được một không gian ban công vừa đẹp, vừa tiện nghi cho ngôi nhà của mình. Hy vọng với một vài lưu ý quan trọng mà Topnlist chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có những quyết định tinh tế và thông minh để thiết kế được một không gian ban công đẹp nhất.
Góc Ý Tưởng Thiết Kế Nhà Đẹp
Bạn đang xem bài viết Top 7 Lưu Ý Khi Thiết Kế Nội Thất Ban Công trong chuyên mục Xu Hướng Nội Thất của Topnlist. Mọi ý kiến đóng góp, đánh giá xin vui lòng gửi trực tiếp đến địa chỉ Email: topnlist.com@gmail hoặc có thể bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên chia sẻ các bài viết hay khác của Topnlist đến mọi người cùng biết nhé!
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013
Trần Tuấn Hà (Tuan Ha) là một kỹ sư xây dựng có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Anh tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Miền Trung với chuyên ngành Kỹ sư Xây dựng Dân Dụng và Công Nghiệp.
Tuan Ha là một người đam mê nghiên cứu lĩnh vực vật liệu xây dựng, các loại sơn nội ngoại thất, và phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh có kiến thức sâu rộng về các loại vật liệu xây dựng, bao gồm gạch, bê tông, thép, xi măng,… Anh cũng am hiểu về các loại sơn nội ngoại thất, bao gồm sơn nước, sơn dầu, sơn chống thấm,… Ngoài ra, anh còn có niềm đam mê với phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh thường xuyên cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhất để áp dụng vào công việc của mình.
Xem tiếp...
Tuy nhiên, để có thể thiết kế được một không gian ban công vừa đẹp, vừa có tính thẩm mỹ cao không phải là điều đơn giản. Chính vì thế, bài viết dưới đây Topnlist sẽ chia sẻ đến các bạn 7 lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế nội thất ban công. Cùng theo dõi nhé!
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Thiết Kế Ban Công Để Có Một Không Gian Đẹp, Độc Đáo.
1. Xác định công năng trước khi thiết kế ban công
Xác định công năng trước khi thiết kế ban công chính là lưu ý đầu tiên và cũng là lưu ý quan trọng nhất trong thiết kế ban công. Ban công nhà bạn có thể tận dụng để trồng cây xanh trang trí hoặc dùng làm không gian nghỉ ngơi và thư giãn.
Mẫu thiết kế ban công với mục đích thư giãn
Đặc biệt, bạn không nên kết hợp quá nhiều công năng cho thiết kế ban công của mình. Bởi không gian ban công của bạn sẽ bị thu hẹp, đồng thời tạo cảm giác bí bách và mất đi vẻ đẹp vốn có.
Mẫu thiết kế ban công với mục đích trang trí
Top 6 Mẫu Thiết Kế Nội Thất Ban Công Đẹp Nhất
2. Phong cách thiết kế ban công
Thiết kế ban công cho nhà ở
Nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế theo phong cách nào thì ban công nên thiết kế theo phong cách đó.
Theo phong cách Châu u: Ban công có hình dáng cong, các họa tiết trang trí, hoa văn, lan can đều được thiết kế rất cầu kỳ và tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Mẫu thiết kế ban công theo phong cách Châu Âu đẹp mắt
Theo phong cách kiến trúc hiện đại: Thường những kiểu thiết kế ban công này sẽ được xây dựng bằng gạch, có thiết kế vuông vắn và không quá cầu kỳ về kiểu cách.
Mẫu thiết kế ban công đơn giản, hiện đại
Thiết kế ban công nhà ống
Không gian nhà ống thường có mặt tiền hạn chế, do đó nên lựa chọn cách thiết kế ban công với hình dáng nhỏ nhắn nhưng đầy đủ tiện nghi.
Mẫu thiết kế ban công nhỏ xinh cho nhà ống
Thiết kế ban công nhà chung cư
Thiết kế ban công chung cư bạn nên lưu ý kiểm tra chiều cao an toàn của lan can, đồng thời nên thiết kế thêm khung chắn lan can nhưng vẫn phải đảm bảo nhận được gió và ánh sáng.
Mẫu thiết kế ban công chung cư
3. Yếu tố phong thủy
Phong thủy là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong thiết kế không gian ban công nhà ở. Hơn nữa, chọn hướng xây dựng ban công phù hợp sẽ giúp mang đến may mắn cho chủ nhà.
- Thiết kế ban công theo hướng Đông sẽ mang lại vượng khí cho gia đình bạn, hướng Nam sẽ mang đến không gian mát lành và cảm giác thoải mái cho ngôi nhà;
- Nên tránh thiết kế ban công theo hướng Tây và hướng Bắc, bởi hai hướng thường có gió lạnh và nắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình;
- Để không bị ảnh hưởng đến độ thông thoáng cũng như tính thẩm mỹ của không gian, ban công cần được thiết kế có tầm nhìn tốt, không bị hạn chế tầm nhìn;
- Nên thiết kế hệ thống thoát nước ban công tốt. Tránh trường hợp ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt, cũng như khiến nước bẩn làm mất đi vượng khí của ngôi nhà.
Mẫu thiết kế ban công đẹp và hợp phong thủy
Top 30+ Mẫu Thiết Kế Nội Thất Phòng Ăn Đẹp, Ấn Tượng Nhất
4. Hệ thống đèn chiếu sáng của ban công
Bạn nên sử dụng hệ thống chiếu sáng lung linh, huyền ảo để mang đến một không gian ban công lãng mạn, ấn tượng. Bên cạnh đó, sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng cũng sẽ khiến không gian ngôi nhà của bạn trở nên sáng rõ hơn ban đêm.
Ban công sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng trang trí
5. Đảm bảo yếu tố an toàn
Ban công là phần kiến trúc nhỏ được thiết kế trên cao với hình thức nhô ra khỏi tường ngôi nhà, chính vì thế an toàn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế ban công. Dù là nhà ống, nhà chung cư,… thì tiêu chí đầu tiên và luôn luôn phải quan tâm khi thiết kế không gian ban công là chiều cao và khoảng cách thành lan can ban công phải thật an toàn:
- Chiều cao của thành lan can tính từ mặt sàn đến tay vịn phải từ 1,1m trở lên;
- Độ rộng giữa các thanh lan can không được quá 10cm. Đồng thời, tuyệt đối không nên sử dụng các thanh sắt nhỏ chắn ngang bởi khó có thể đảm bảo an toàn tốt nhất.
Đảm bảo yếu tố an toàn hàng đầu trong thiết kế lan can
Top 7 Mẫu Thiết Kế Nội Thất Phòng Tắm, Nhà Vệ Sinh Ấn Tượng Nhất
6. Trang trí ban công bằng cây xanh
Không gian ban công được trang trí bằng cây xanh sẽ làm cho không khí nhẹ dịu, thanh mát, trong lành hơn. Đồng thời giúp tạo nên không gian ban công gần gũi và thân thiện hơn với thiên nhiên.’
Xây dựng không gian xanh cho ban công
Tuy nhiên, việc trồng cây xanh ở ban công bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây. Bởi ban công là nơi không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và là nơi đón nắng gió trực tiếp, nên sẽ không dễ dàng trong việc trồng cây xanh:
Lựa chọn những loại cây trồng có khả năng chịu gió, chịu nắng và chịu nhiệt tốt như: hoa sứ, cây xương rồng, hoa mười giờ, hoa đá,…
Vì không gian ban công bị hạn chế về mặt diện tích, vì vậy bạn nên lựa chọn những loại cây có kích thước phù hợp để tạo điểm nhấn ấn tượng, nổi bật hơn cho không gian;
Nên lựa chọn những cây dây leo có sức chịu nắng tốt, có kích thước nhỏ để dễ trang trí như cây huỳnh anh, tóc tiên, huỳnh đệ,…
Lựa chọn những cây dây leo có sức chịu hạn tốt
7. Lựa chọn vật liệu trang trí ban công
Ngoài việc sử dụng cây xanh để trang trí cho không gian ban công, thì bên cạnh đó các vật liệu trang trí như bàn, ghế, thảm trải sàn,…. cũng cần được thiết kế bắt mắt, tinh tế. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn những loại vật liệu sử dụng ngoài trời, chịu được nắng, mưa và chống thấm nước tốt.
Top 8 Lưu Ý Khi Thiết Kế Không Gian Sân Vườn Đẹp
Có không ít ý tưởng giúp bạn thiết kế được một không gian ban công vừa đẹp, vừa tiện nghi cho ngôi nhà của mình. Hy vọng với một vài lưu ý quan trọng mà Topnlist chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có những quyết định tinh tế và thông minh để thiết kế được một không gian ban công đẹp nhất.
Góc Ý Tưởng Thiết Kế Nhà Đẹp
Bạn đang xem bài viết Top 7 Lưu Ý Khi Thiết Kế Nội Thất Ban Công trong chuyên mục Xu Hướng Nội Thất của Topnlist. Mọi ý kiến đóng góp, đánh giá xin vui lòng gửi trực tiếp đến địa chỉ Email: topnlist.com@gmail hoặc có thể bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên chia sẻ các bài viết hay khác của Topnlist đến mọi người cùng biết nhé!
Tốt nghiệm ngành xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013
Trần Tuấn Hà (Tuan Ha) là một kỹ sư xây dựng có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Anh tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Miền Trung với chuyên ngành Kỹ sư Xây dựng Dân Dụng và Công Nghiệp.
Tuan Ha là một người đam mê nghiên cứu lĩnh vực vật liệu xây dựng, các loại sơn nội ngoại thất, và phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh có kiến thức sâu rộng về các loại vật liệu xây dựng, bao gồm gạch, bê tông, thép, xi măng,… Anh cũng am hiểu về các loại sơn nội ngoại thất, bao gồm sơn nước, sơn dầu, sơn chống thấm,… Ngoài ra, anh còn có niềm đam mê với phong cách thiết kế nhà và nội thất. Anh thường xuyên cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhất để áp dụng vào công việc của mình.
Xem tiếp...