Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Lễ hội miền Tây Nam Bộ có những nét độc đáo tiêng biệt mang đậm dấu ấn vùng sông nước. Hãy cùng TopReview.vn tìm hiểu về những lễ hội đặc sắc nhất tại vùng đất Cửu Long này nhé!
Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam (Lễ hội Vía Bà)
- Thời gian diễn ra: ngày 23/04 – 27/04 âm lịch hàng năm
- Địa điểm tổ chức: ở miếu bà tọa lạc tại chân Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- Ý nghĩa: Việc thờ cúng Bà Chúa Xứ được xem là trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, và được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001.
Hoạt động tiêu biểu:
- Vào đêm 23/4, rạng sáng 24/4, Lễ tắm Bà được tiến hành theo nghi thức trang trọng. Tượng Bà sẽ được lau bằng nước thơm, thay y phục mới, còn y phục cũ sẽ được cắt nhỏ và ban cho khách trẩy hội như một hình thức cầu an, cầu may.
- Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà ngày 24/4 âm lịch.
- Lễ Túc Yết được tổ chức vào đêm 25, rạng sáng 26/4 âm lịch. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế.
- Lễ Chánh tế được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26/4 và cuối cùng, chiều ngày 27/4 sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng.
- Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén,… thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương.
Năm 2001, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được công nhận là Lễ Hội cấp Quốc gia.
Năm 2008, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập tượng Bà là tượng đá bằng sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam.
Năm 2015, Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch (BVHTTDL) công nhận lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam là di sản phi vật thể cấp quốc gia.
2. Lễ hội Kỳ Yên (Lễ hội Cầu an)
- Thời gian diễn ra: 3 tháng cuối năm âm lịch hoặc 3 tháng đầu năm âm lịch.
- Địa điểm tổ chức: tại các ngôi đình thần ở Nam Bộ như đình Tây Phước Tây (Long An), đình Bình Thủy (Cần Thơ),…
- Ý nghĩa lễ hội Kỳ Yên: hàm chứa tín ngưỡng tâm linh đặc biệt, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Hoạt động tiêu biểu:
- Trong 3 ngày, lễ hội Kỳ yên diễn ra với nhiều nghi thức, lễ tế như: thỉnh sắc, nghinh và tụng kinh cầu an, thỉnh sanh, túc yết, xay chầu, hát chầu, tế Tiền hiền hay Hậu hiền.
- Nét đặc trưng làm nên Lễ hội Kỳ yên là nghi thức xây chầu, hát bội. Tuồng hát bội mà các đình thường chọn là San Hậu , Phàn Lê Huê, Tiết Nhơn Quý,…
Năm 2014 Bộ VHTTDL công nhận Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây, Tân Trụ, Long An là di sản phi vật thể cấp quốc gia.
Năm 2018, lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy, quận Bình Thủy, Cần Thơ cũng được công nhận là di sản phi vật thể Cấp quốc gia.
3. Lễ hội Ok Om Bok (Lễ Cúng Trăng)
- Thời gian diễn ra: kết thúc vụ mùa (thường là 15/10 âm lịch), có thể khác nhau tùy từng địa phương
- Địa điểm tổ chức: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ,… nơi có đồng bào Khmer sinh sống.
- Ý nghĩa: còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ “Đút cốm dẹp”, để tỏ lòng biết ơn đối với thần Mặt Trăng đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.
Hoạt động tiêu biểu:
- Ngoài phần lễ nghiêm trang, ý nghĩa, Lễ hội Ok Om Bok còn được tổ chức ở các chùa, phum sóc, còn có các hoạt động sôi nổi mang tính cộng đồng như: hội hoa đăng, trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, cùng nhau hát múa những bài ca, điệu múa truyền thống.
- Đặc biệt, cuộc thi đua ghe ngo, một trong những hoạt động được người dân mong đợi nhất.
Năm 2014, BVHTTDL công nhận Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh là di sản văn hóa phi vật thể.
4. Lễ hội Nghinh Ông (Lễ hội Rước Ông)
- Thời gian diễn ra: tùy từng địa phương
- Địa điểm tổ chức: các tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau,…
- Ý nghĩa: bày tỏ lòng biết ơn đối với cá Ông, một sinh vật thiêng, vị cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển; đồng thời cầu mong cho biển lặng, gió hòa, người dân có được một mùa đánh bắt thuận lợi, bình an.
Hoạt động tiêu biểu:
- Các nghi thức như: Túc yết, Nghinh Ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu – đại bội. Trong đó, lễ Nghinh Ông được mong chờ nhất.
- Trong lễ hội còn có các hoạt động như hát bội, múa lân, giao lưu đờn ca tài tử, biểu diễn võ thuật,…
Năm 2016, lễ hội Nghinh Ông ở Bến Tre được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
5. Lễ hội Cúng Dừa ( Lễ hội Thác Kôn)
- Thời gian diễn ra: thường là rằm tháng 3 âm lịch.
- Địa điểm tổ chức: Sóc Trăng
- Ý nghĩa: như lễ Cầu an, Cầu phước của đồng bào Khmer
Hoạt động tiêu biểu:
- Lễ hội Thác Côn có lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng hàng nghìn trái dừa. Bông làm bằng trái dừa được vạt miệng, loại quả có nước tinh khiết, ngọt lành. Những cây bông bằng tre kết lá trầu xanh sẽ được cắm lên trái dừa. Ngoài ra luôn có miếng trầu trong lễ cúng.
- Ngoài ra, còn tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí náo nhiệt. Gánh hát dù kê phục vụ xuyên suốt.
Lời kết
Trên đây chỉ là một số lễ hội đặc sắc nhất tiêu biểu tại miền Tây Nam Bộ. Thực tế còn nhiều những lễ hội độc đáo khác nhưng được ít người biết đến hơn. Sẽ thật thú vị nếu một ngày nào đó chúng ta được hòa mình vào không khí trang nghiêm nhưng không kém phần sôi nổi của những hoạt động lễ hội truyền thống như thế này. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích!
Các đặc sản miền tây dịp lễ hội
[content-egg-block template=offers_grid_tr]
Bài viết liên quan:
- Top 6 khu du lịch sinh thái miền Tây không thể bỏ qua
- Tìm hiểu về đờn ca tài tử Nam Bộ
- Top 10 địa điểm du lịch Hậu Giang nhất định phải ghé
- Top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Long An
- Top 5 ngôi chùa lớn nổi tiếng nhất miền Tây
Xem tiếp...