MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
697K

Top 25 công ty game hàng đầu bỏ túi 770 nghìn tỷ VNĐ nửa đầu năm 2016

Theo như báo cáo quý mới nhất về thị trường game toàn cầu của Newzoo, trong nửa đầu năm 2016, doanh thu top 25 công ty game toàn cầu đã tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt con số kỷ lục mới: 34,5 tỷ USD (hơn 770 nghìn tỷ VNĐ). Mảng mobile tiếp tục là nguồn động lực chính cho sự phát triển này, mang lại 40% doanh thu cho top 10 công ty đầu tiên. “Ông lớn” Tencent tiếp tục trở thành công ty game lớn nhất thế giới với tổng doanh thu lên tới 5,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, hàng loạt các công ty Châu Á cho thấy mức tăng trưởng vượt trội như Sony, NetEase, Mixi và Konami.

Dưới đây là danh sách đầy đủ của top 25 công ty game đại chúng có doanh thu cao nhất thế giới trong nửa đầu năm 2016 vừa qua:


25-top-1477920170492.png



NHỮNG CƠN LỐC CHÂU Á

Mixi và Konami là hai công ty game có bước nhảy vọt cao nhất (bốn bậc) trên bảng xếp hạng. Mixi có mức tăng trưởng doanh thu +19% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ bom tấn “Monster Strike”, trong khi đó Konami đạt tới con số +31% bởi thành công của hàng loạt tựa game mobileconsole hàng đầu. Màn trình diễn ấn tượng của các công ty Nhật Bản trong top 25 một phần còn bởi tỷ giá giữa đồng Yên và đồng Đô-la Mỹ đã thay đổi, tăng 19% so với năm ngoái.

Mặc dù thay đổi tỷ giá cũng là lợi thế để Sony đạt mức tăng trưởng ấn tượng +45%, tương đương 1,1 tỷ USD, song động cơ chính thúc đẩy sự tăng trưởng này vẫn đến từ mạng lưới PlayStation Network. Trong vòng 2 năm rưỡi, dịch vụ trả phí PlayStation Plus đã có tới hơn 20 triệu người đăng ký. Bên cạnh đó trong top 10, hai “ông lớn” Tencent và NetEase cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ đà phát triển của thị trường game mobile Trung Quốc.


newzoo-top10-public-companies-by-game-revenues-h12016-1-1477920170494.jpg



Đặc biệt, doanh thu của NetEase tăng tới 1,9 tỷ USD, tương đương +69% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chính là bởi tựa game đầu tàu “Mộng Ảo Tây Du” tiếp tục đứng ở vị trí hàng đầu trên các bảng xếp hạng doanh thu của cả hệ thống iOS và Android. Màn ra mắt đầy ấn tượng của lính mới “Âm Dương Sư” cho thấy dấu hiệu bùng nổ hơn nữa của công ty này trong nửa còn lại của năm 2016. Dự tính rất có thể NetEase sẽ thay thế vị trí của EA, chen chân vào top 5 trong năm 2017.

UBISOFT & CAESARS INTERACTIVE ENTERTAINMENT GIA NHẬP TOP 25

Ubisoft là cái tên mới nhất gia nhập top 25 công ty game có doanh thu lớn nhất thế giới với vị trí thứ 12, đồng thời cũng là công ty có mức tăng trưởng ấn tượng nhất. Sau nửa đầu năm 2015 đầy thất vọng, bom tấn “The Division” đã đưa Ubisoft trở lại cuộc chơi với mức tăng trưởng +193%! Với việc hai tựa game chất lượng mới là “Watch Dogs 2” và “Steep” đã sẵn sàng “hốt bạc”, công ty Pháp này vẫn sẽ tiếp đà tăng trưởng trong 6 tháng còn lại của năm 2016.

Caesers Interactive Entertainment cũng là một “lính mới” có màn trình diễn khá ấn tượng trong nửa đầu năm 2016, chủ yếu nhờ doanh thu từ những game casino của công ty con Playtika. Tuy nhiên, khi mà Playtika đã bị bán lại trong một thương vụ trị giá 4,4 tỷ USD, có lẽ thời gian Caesars Interactive góp mặt trên bảng xếp hạng cũng sẽ không tồn tại lâu được.


newzoo-top25-public-companies-revenue-growth-h12016-1477920170495.jpg



Chỉ có ba công ty trong top 25 suy giảm doanh thu trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Waner Bros. rớt xuống 4 bậc bởi đã tung ra hai tựa game chủ chốt của mình vào năm ngoái. Facebook cũng tụt hạng tương tự, với doanh thu giảm 14% so với năm 2015. Gungho còn thảm hại hơn khi giảm tới 20%, nguyên nhân vì công ty không thể bù đắp lại được doanh thu tụt dốc của tựa game đình đám “Puzzles & Dragon”.

"Studio Ghibli trong cuộc sống thực" - Clip mà bất cứ fan nào cũng nên xem

Xem tiếp...
 
Top Bottom