BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
78
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
303K

Top 10 tỉnh có tỷ suất sinh cao nhất, thấp nhất Việt Nam

Vũ Quỳnh Anh

Fan Cứng
Top 10 tỉnh có tỷ suất sinh cao nhất Việt Nam hầu hết là các tỉnh miền núi, thuộc hai vùng Trung du – Miền núi phía Bắc và Tây nguyên.

Có thể bạn quan tâm:


Top 10 tỉnh có tỷ suất sinh cao nhất, thấp nhất Việt Nam
Miền núi phía Bắc là khu vực có tỷ suất sinh cao nhất của Việt Nam

Chênh lệch tỷ suất sinh vùng miền…​


Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, Top 10 tỉnh đẻ dân khỏe nhất (có tỷ suất sinh cao nhất) Việt Nam bao gồm trong bảng dưới đây.

Top 10 tỉnh đẻ dân khỏe nhất (tỷ suất sinh cao nhất) Việt Nam


Nguồn: Tổng cục Thống kê

TTTỉnh, thành phốVùngTỷ suất sinh trung bình
giai đoạn 2005-2019
1Lai ChâuTrung du và miền núi phía Bắc24,7
2Kon TumTây Nguyên24,0
3Điện BiênTrung du và miền núi phía Bắc23,6
4Hà GiangTrung du và miền núi phía Bắc22,7
5Sơn LaTrung du và miền núi phía Bắc22,5
6Lào CaiTrung du và miền núi phía Bắc21,4
7Gia LaiTây Nguyên21,0
8Đắk NôngTây Nguyên20,4
9Bắc NinhĐồng bằng sông Hồng20,3
10Nghệ AnBắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung20,1

Như vậy, có thể thấy, có đến 8/10 tỉnh thuộc các khu vực miền núi (Trung du – Miền núi phía Bắc và Tây nguyên).

Ngược với miền núi, đồng bằng là khu vực có tỷ suất sinh thấp nhất. 100% trong số Top 10 tỉnh có tỷ suất sinh thấp nhất thuộc hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Xem bảng dưới đây:

Top 10 tỉnh có tỷ suất sinh thấp nhất Việt Nam

TTTỉnh, thành phốVùngTỷ suất sinh trung bình
giai đoạn 2005-2019
1Bến TreĐồng bằng sông Cửu Long12,9
2Thái BìnhĐồng bằng sông Hồng13,5
3Vĩnh LongĐồng bằng sông Cửu Long13,5
4Đồng ThápĐồng bằng sông Cửu Long13,7
5Hậu GiangĐồng bằng sông Cửu Long14,1
6Tiền GiangĐồng bằng sông Cửu Long14,1
7TP. Hồ Chí MinhĐông Nam Bộ14,2
8Hà NamĐồng bằng sông Hồng14,4
9Long AnĐồng bằng sông Cửu Long14,5
10Cần ThơĐồng bằng sông Cửu Long14,6

Sự chênh lệch về tỷ suất sinh hay mức sinh giữa các khu vực là một vấn đề kinh tế xã hội.

… và thách thức Chiến lược dân số của Việt Nam​


Theo báo Nhân dân, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và liên tục giữ vững tổng tỷ suất sinh (TFR – số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) ở mức dưới 2,1 con trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, mức sinh còn có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền, đòi hỏi phải tìm ra giải pháp hiệu quả cho sự phát triển bền vững của từng vùng, miền và cả nước.

Xét trên bức tranh toàn cảnh, hơn 50 năm qua, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam liên tục giảm, từ 6,39 con (năm 1960) xuống còn 2,09 con (năm 2006) (dưới mức sinh thay thế, được các nhà khoa học tính toán là 2,1 con – số con đủ thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời họ).

Liên tục từ đó đến nay, chúng ta luôn ở dưới mức sinh thay thế. Chỉ tính riêng trong 20 năm qua, theo các nhà khoa học, chúng ta đã tránh sinh được 20,8 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với mức sinh ổn định, bền vững như vậy, Việt Nam không cần tiếp tục kiểm soát tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, thực tế con số này chưa phản ánh đúng bản chất: mức sinh ở nước ta không đồng đều theo từng vùng. Bởi trong “bức tranh” mức sinh đó, còn rất nhiều “mảng màu” khác biệt.

Theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5 đến 1,6 con). Một số tỉnh, thành phố đang trong tình trạng mức sinh thấp như: TP Hồ Chí Minh (1,33 con); Đồng Tháp (1,57 con); Cần Thơ (1,58 con); Cà Mau (1,62 con); Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu (1,7 con)… Tổng tỷ suất sinh như các tỉnh này hiện tương đương Hàn Quốc, Xin-ga-po, những nước đang có các chính sách nỗ lực khuyến khích phụ nữ sinh con do thiếu nguồn nhân lực và dân số già hóa nhanh.

Nếu vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đang có mức sinh thấp (thậm chí rất thấp) thì ở miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao, đang phải kiên trì thực hiện các biện pháp giảm sinh. Nếu tỷ suất sinh thô cả nước hiện là 16 đến 17‰ thì tỷ suất sinh ở các tỉnh này lên đến gần 30‰.

Nhiều tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Đăk Lắk… có TFR ở mức khoảng ba con. Thậm chí vẫn có những nơi, người dân sinh tới sáu, bảy con. Do đó, ở những tỉnh này, muốn TFR giảm được từ ba con xuống 1,8 con là con đường dài, vất vả. Chính vì vậy, việc duy trì mức sinh thấp hợp lý là giải pháp hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện nay, giúp có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Trước những mảng màu khác biệt đó, công tác dân số – phát triển đã đặt ra những giải pháp quan trọng. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 nhấn mạnh đến việc “chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số” với phương án duy trì mức sinh thay thế.

Câu hỏi được đặt ra là mức sinh thay thế là bao nhiêu? Khi chúng ta áp dụng phương án này, liệu có rơi vào tình trạng số con của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ dần thấp đi rồi rơi xuống ngưỡng quá thấp, để rồi không thể “kích cầu” sinh đẻ được như câu chuyện của một số nước đang gặp phải?

Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã đề xuất với Chính phủ về TFR hợp lý cố gắng duy trì khoảng từ 1,8 đến hai con, không để TFR tăng lên nhưng cũng không để rơi xuống quá thấp.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, khi TFR rơi xuống khoảng 1,3 đến 1,4 con sẽ rất khó khăn trong việc nâng lên. Các nước trên thế giới có một quy luật chung là đã, đang và sẽ thành công trong giảm sinh nhưng hầu như chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh một khi đã rơi xuống thấp.

Nhìn chung trên cả nước, TFR 2,1 con là hợp lý và chúng ta đã duy trì được mức sinh thay thế 2,1 con đã gần 13 năm.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xem tiếp...
 
Top Bottom