Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Du lịch văn hóa Hà Nội những ngày đầu xuân năm mới là một trong những nét đẹp của người Hà Thành từ xưa đến nay. Top-10.vn xin giới thiệu 10 điểm đến hàng đầu tại Hà Nội.
Lối tắt:
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Vua Lý Thánh Tông) để thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Nơi đây đồng thời mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai Vua Lý Thánh Tông.
Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu với vai trò là trường học dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý trong triều đình.
Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc.
Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử. Năm 1370, sau khi ông mất, Vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Năm 1785, Vua Lê Hiển Tông đổi Quốc Tử Giám thành nhà Thái học. Đến đầu thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế, nhà Thái học đổi thành nhà Khải Thánh.
Từ bên ngoài nhìn vào, toàn bộ khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bao quanh 4 phía bởi một khung tường xây bằng những viên gạch vồ cỡ lớn – loại vật liệu kiến trúc phổ biến thời Hậu Lê, tạo nên một không gian cổ kính, trang nghiêm, đầy hoài niệm.
Bên trong khung tường, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những tán cây cổ thụ khiến cho nơi đây mang một cảnh sắc hoàn toàn khác biệt với bên ngoài, tạo sự thu hút đặc biệt đối với du khách.
Phía trước Văn Miếu, ở bên kia đường Quốc Tử Giám, có một hồ nước khá rộng, gọi là Hồ Văn. Trước đây, giữa hồ có gò Kim Châu, trên dựng một phương đình – “Phán Thuỷ đình”, là nơi diễn ra các buổi bình thơ của Nho sĩ. Nay phương đình đã mất, trên gò vẫn còn tấm bia dựng năm Tự Đức 18 (1865) ghi lại việc tu sửa Văn Miếu.
Tọa lạc trong một khuôn viên rộng lớn, khu nội tự của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu vực, ngăn cách bởi những bức tường ngang xây gạch vồ cổ kính.
Khu vực thứ nhất bắt đầu từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn. Trước khi vào được Văn Miếu môn, du khách sẽ phải đi qua nghi môn ngoại gồm 4 cột lớn (tứ trụ) được xây bằng gạch, trong đó hai trụ giữa xây cao hơn, đỉnh trụ đặt hai tượng nghê chầu; hai trụ ngoài thấp hơn, đỉnh trụ đắp hình chim phượng, đuôi chụm vào nhau, 4 đầu quay về 4 hướng. Thân trụ đắp nổi các đôi câu đối chữ Hán. Hai bên nghi môn có 2 bia “Hạ mã” (xuống ngựa).
Qua nghi môn ngoại, du khách sẽ đi thẳng đến Văn Miếu môn (nghi môn nội) gồm 3 cửa cuốn vòm, trong đó cửa chính giữa xây 2 tầng.
Tầng dưới được thiết kế to, rộng, có cầu thang lên tầng trên. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở một cửa cuốn, 2 cánh bằng gỗ, mi cửa hình bán nguyệt chạm nổi đôi rồng chầu mặt nguyệt.
Tầng trên thu nhỏ hơn, được thiết kế như một nghi môn 2 tầng 8 mái gồm 4 mái hiên và 4 mái nóc. Tầng này mở 3 cửa cuốn, cửa giữa có treo chuông khánh, xung quanh có hành lang rộng, 4 mặt có lan can.
Từ Văn Miếu môn, theo con đường lát gạch thẳng tắp, du khách sẽ tới cổng thứ hai là Đại Trung môn gồm 3 gian dựng trên nền gạch cao, mái lợp ngói, kết cấu ba hàng chân cột, hai bên có 2 cửa nhỏ là Thành Đức môn và Đại Tài môn.
Bức tường ngang nối 3 cửa của Đại Trung môn vươn dài ra 2 bên tới tận tường vây dọc bên ngoài, cùng với bức tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khung hình vuông, bên trong có nhiều cây xanh, bóng mát khiến cho du khách có cảm giác thư thái khi dạo bước giữa chốn trang nghiêm, tĩnh mịch.
Con đường lát gạch từ Văn Miếu môn sẽ tiếp tục đưa du khách tới khu vực thứ hai, từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các. Được dựng năm 1805, Khuê Văn Các là một lầu vuông gồm 2 tầng, 8 mái. Tầng dưới là 4 trụ gạch, 4 phía để trống. Tầng trên có kiến trúc bằng gỗ, mái lợp ngói, 4 mặt bưng ván gỗ, mỗi phía trổ một cửa tròn, có các con tiện tượng trưng cho các tia của sao Khuê đang tỏa sáng trên bầu trời.
Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn – những tên gọi có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp và giá trị của văn chương. Khuê Văn Các được xem là công trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng của văn hóa và văn học Việt Nam.
Bước qua Khuê Văn Các, du khách sẽ đến khu vực thứ ba trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đó là giếng Thiên Quang và hệ thống bia Tiến sĩ. Giếng Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh) còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn) có hình vuông, quanh năm đầy nước. Mặt nước phẳng lặng trở thành tấm gương soi bóng gác Khuê Văn và những cây cổ thụ, tạo nên cảnh sắc lung linh, huyền ảo.
Người xưa quan niệm, giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa chốn đô thành này.
Con đường lát gạch bao quanh giếng Thiên Quang sẽ dẫn du khách tới nhà bia Tiến sĩ được dựng ở 2 bên tả, hữu của giếng. Đây được xem là di tích có giá trị quan trọng trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia ghi danh Tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779).
Tất cả các tấm bia đều được chế tác theo cùng một phong cách, đó là bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt hơn 300 năm. Đây là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp thế hệ sau nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt.
Với những giá trị nổi bật, hiếm có, năm 2010, 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.
Sau khi tham quan nhà bia Tiến sĩ, qua cửa Đại Thành, du khách sẽ tới một khoảng sân rộng lớn được lát gạch Bát Tràng, mở đầu cho khu vực thứ tư, khu vực chính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hai bên trái và phải của sân là hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu, mỗi dãy nhà có 9 gian, dựng trên nền cao, mái lợp ngói ta, nóc đắp kiểu bờ đinh, kết cấu vì kèo kiểu “chồng rường”.
Kết nối với đầu hồi của hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu, tạo nên cấu trúc hình chữ U truyền thống là tòa Đại bái, nơi xưa kia xuân, thu nhị kỳ, vua cùng hoàng thân và các quan lại đến tế Khổng Tử.
Tòa Đại bái gồm 9 gian với 6 hàng chân cột, xây trên nền cao hơn mặt sân 30 cm, xung quanh nền bó vỉa gạch, mái lợp ngói mũi hài. Các bộ vì kết cấu kiểu “chồng rường, cốn kẻ chồng, bẩy hiên”, giữa bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, trên các bẩy hiên trang trí hình hoa lá cách điệu.
Hiện chỉ có gian giữa của tòa Đại bái có hương án thờ, các gian còn lại đều để trống. Xung quanh gian thờ treo nhiều bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học và các vị hiền triết.
Song song với tòa Đại bái ở phía sau là điện Đại Thành gồm 9 gian, xây tường 3 mặt, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5 gian, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Gian chính giữa của điện đặt khám và ngai lớn thờ Khổng Tử.
Khu vực thứ năm trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nhà Thái học, xưa là Quốc Tử Giám, nơi đào tạo nhân tài cho các triều đại. Trải qua thời gian cùng những biến cố lịch sử, tòa nhà cũ đã bị phá hủy.
Năm 1999, nhà Thái học đã được khởi dựng lại với quy mô kiến trúc bề thế và hài hoà với cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước. Nhà Thái học có kết cấu liên hoàn, mái lợp ngói mũi hài, các bộ vì đỡ mái kiểu “chồng rường, cốn chồng kẻ, bẩy hiên”, nền lát gạch Bát Tràng. Cung thờ phía sau xây kiểu mái chồng diêm, lợp ngói mũi hài, kết cấu bộ vì kiểu “chồng rường giá chiêng”.
Phần kiến trúc sau cùng là khu Tiền đường và Hậu đường được xây dựng lại năm 1999. Tiền đường có 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch. Đây hiện là nơi trưng bày những tư liệu thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ người Việt. Tiền đường nối với Hậu đường qua ống muống, có hai cửa sang nhà chuông, nhà trống.
Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, trong đó, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ lim, là nơi tôn vinh Danh sư Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An – danh nhân văn hóa thế giới, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam và trưng bày các tư liệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng như nền giáo dục Nho học Việt Nam.
Tầng 2 là nơi tôn thờ các vị vua đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của dân tộc, đó là Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề; tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam…
Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, tháng 5/2012, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây hiện đang là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Theo các nhà khoa học, hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm.
Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, dạo mát mà còn gắn liền với đời sống người dân Thủ đô về nhiều phương diện. Đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận.
Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ để chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng.
Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng.
Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9.
Những di tích lịch sử độc đáo như tháp Rùa, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá… và những công trình kiến trúc hiện đại mới được xây dựng luôn đảm bảo kết hợp hài hòa với cảnh quan vốn có quanh hồ.
Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích 18.395ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, điện Kính Thiên, nhà D67 và cột cờ Hà Nội.
Cụm di tích này được bao bọc bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và tòa nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La.
Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.
Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư.
Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê Sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra.
Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê Trung Hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần. Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc Thành.
Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc Thành.
Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn nhiều.
Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội.
Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp.
Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng.
Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
Trong lịch sử, Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi.
Chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.
Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long.
Đó chính là giá trị nổi bật và độc đáo của khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. Tại đây, các nhà khảo cổ học còn khai quật được một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ.
Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong hoàng cung Thăng Long qua các triều đại, là minh chứng cụ thể về trình độ phát triển cao của kinh tế và văn hoá.
Ngoài ra, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á… được tìm thấy ở đây là bằng chứng cho thấy Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.
Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: chiều dài lịch sử, văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật.
Tại lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vào ngày 1/10/2010, bà Irina Bokova – tổng giám đốc UNESCO đã trao bằng công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới cho lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Dự án xây dựng cầu Long Biên được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua vào năm 1897 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Năm 1898, công ty Daydé & Pille của Pháp đã trúng thầu thiết kế và thi công cầu.
Việc khởi công xây dựng cầu được tiến hành vào năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902, lấy tên là cầu Doumer theo tên của Toàn quyền Đông Dương.
Đây là cây cầu lớn nhất Đông Dương thời đó và được người Pháp ca ngợi là “cây cầu nối liền hai thế kỷ”.
Cầu gồm đoạn bắc qua sông dài 2.290m với 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (cả móng) và 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá.
Thiết kế cầu có đường sắt cho xe lửa chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ. Đường dành cho người đi bộ hai bên cầu là nơi dạo mát, vãn cảnh sông Hồng đẹp nhất Hà Nội thời đó.
Sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), cầu được đổi tên thành Long Biên. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), quân đội Việt Nam đã xây dựng hai trận địa pháo phòng không trên bãi giữa sông Hồng và sử dụng các điểm cao trên thành cầu làm ụ pháo cao xạ bắn phá máy bay Mỹ.
Các nhịp cầu bị máy bay Mỹ ném bom đánh hỏng được thay thế bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới để đảm bảo giao thông qua cầu không bị gián đoạn. Năm 2002, cầu Long Biên được sửa chữa, gia cố lại.
Hiện nay, cầu chỉ dành cho xe lửa, xe máy, xe đạp và người đi bộ. Điểm đặc biệt ở cầu Long Biên là hướng đi của các phương tiện nằm bên trái cầu, trái ngược với luồng giao thông ở Việt Nam.
Ở đầu cầu Long Biên vẫn còn gắn tấm biển kim loại khắc thời gian xây dựng cầu và tên nhà thầu thi công.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý.
Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp.
Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) – nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.
Gốm Bát Tràng đa phần được sản xuất thủ công, thể hiện tài năng sáng tạo của người thợ. Lớp men trắng ngà, đục cùng kiểu vẽ hoa văn thiên về tả của gốm Bát Tràng được khách hàng đánh giá cao về mặt nghệ thuật.
Vì vậy, sản phẩm gốm cổ Bát Tràng có giá trị kinh tế rất cao, được lưu giữ tại một số bảo tàng trong nước và quốc tế.
Để tạo ra các sản phẩm gốm, trước tiên các nghệ nhân phải ngâm đất sét trong hệ thống 4 bể chứa ở độ cao khác nhau khoảng 3-4 tháng nhằm loại bỏ một số tạp chất, sau đó dùng đất sét để tạo hình cho sản phẩm rồi đem “ủ vóc” và sửa lại hình dáng cho hoàn chỉnh.
Tiếp theo, sản phẩm được đem phơi, sấy trong lò sấy để tránh cong, vênh, nứt, vỡ rồi trang trí hoa văn. Người thợ dùng bút lông vẽ trực tiếp lên sản phẩm các hoa văn họa tiết sao cho hài hòa với dáng gốm.
Khi đã hoàn chỉnh, sản phẩm phải được làm sạch bụi bằng chổi lông rồi đem nung qua ở nhiệt độ thấp, sau đó tráng men.
Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men, nhúng men, kìm men, quay men và đúc men.
Khâu cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm là nung gốm trong lò theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ và khi gốm chín thì lại hạ dần nhiệt độ.
Sau khi nung xong, các cửa lò được bịt kín để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội kéo dài 2 ngày đêm, sau đó mở cửa lò và để tiếp 1 ngày đêm nữa mới cho sản phẩm ra lò.
Sản phẩm gốm Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng là: gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí.
Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi, sáng tạo, các nghệ nhân Bát Tràng đã tạo nên một thế giới gốm sứ đủ màu sắc, đa dạng và sống động.
Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác trên thế giới như liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Vào tháng 10/2004, chợ gốm Bát Tràng bao gồm các gian hàng của gần 1.000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gốm sứ đã được khai trương trên khuôn viên rộng hơn 5.000m².
Không chỉ là nơi trưng bày và buôn bán giao thương, chợ gốm còn trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Bát Tràng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa như đình, đền, chùa. Những công trình kiến trúc này cùng với sản phẩm gốm sứ và người dân Bát Tràng thân thiện, mến khách đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.
Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được.
Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m.
Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.
Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật…
Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi “Ngự triều di quy”.
Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền.
Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần!
Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do đây là quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc vào thế kỷ thứ 8 và thứ 10.
Đây cũng là quê hương của sứ thần Giang Văn Minh, nhà ngoại giao lỗi lạc (cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17), người đã anh dũng hy sinh khi đi sứ để bảo toàn quốc thể.
Ngày nay, Đường Lâm vẫn bảo tồn được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt truyền thống với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình…
Những ngôi nhà cổ từ thế kỷ 17 – 18, phủ màu rêu phong gắn liền với sân, vườn, giếng nước, nằm bên những con đường được bố trí theo hình xương cá.
Nhà ở Đường Lâm được xây dựng bằng các loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài như: đá ong (bảo đảm cho nhà mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông), tre, gỗ xoan, nứa, đất nện, trấu, bùn, mùn cưa, vôi, cát, sỉ, rơm rạ.
Nhà được bố trí theo kết cấu 5 hàng chân cột, gồm 5 gian hoặc 7 gian 2 chái. Mái nhà võng xuống theo hình cánh diều, được lợp ngói mũi theo kiểu chen vai, cài cánh, đan xít vào nhau như vẩy rồng.
Xà nóc nhà có khắc niên đại; các bức thùng, vòm cửa là nơi khắc nhiều hoa văn trang trí tỉ mỉ. Gian giữa, chiếm nhiều diện tích nhất, là nơi bố trí ban thờ tổ tiên cùng các bộ hoành phi, câu đối, tranh cổ… Phía dưới ban thờ đặt bộ phản và trường kỷ để ngồi.
Trên bàn nhà nào cũng có chiếc ấm tích ủ nước chè xanh mời khách hoặc chiếc điếu bát, điếu ống tre để hút thuốc lào.
Ngoài những ngôi nhà cổ, Đường Lâm còn có hệ thống nhà thờ họ, miếu, đình, chùa, quán, điếm canh cùng cảnh quan môi trường sinh động với 36 gò đồi; 18 rộc sâu; 49 ao, hồ, vũng, chuôm; hàng chục cây cổ thụ (đa, đề, si, ruối).
Những thửa ruộng, gò, đồi, bãi mấp mô ở Đường Lâm luôn là địa điểm hấp dẫn các nhiếp ảnh gia khi mùa vàng đến hay mùa lúa, ngô đương thì “con gái” với màu xanh mướt mượt mà.
Đến Đường Lâm, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức hoặc mua về làm quà cho người thân những món quà quê đặc trưng nơi đây như thịt quay đòn, bánh gai, bánh rán nước, bánh tẻ, chè lam, chè kho, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, tương…
Ngày 28/11/2005, làng cổ Đường Lâm đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Đây là làng cổ đầu tiên trong cả nước được xếp hạng di tích quốc gia.
Để phục vụ nhu cầu của du khách khi đến tham quan Đường Lâm, Văn phòng Thông tin du lịch làng cổ Đường Lâm tổ chức các tour như: tour tham quan di tích lịch sử – văn hóa, tour tham quan kiến trúc nhà cổ, tour trải nghiệm làm nông nghiệp (trồng rau, thu hoạch rau – củ – quả, úp cá – nướng cá, tát nước, cày bừa, cấy lúa, hái chè, sao chè, gặt lúa…), tour trải nghiệm làm nghề truyền thống (nấu kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng; làm bánh tẻ)…
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích 1.544ha, bao gồm 7 khu chức năng là khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí hiện đại, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, khu dịch vụ du lịch tổng hợp và khu quản lý điều hành văn phòng.
Với diện tích 198,61ha, khu các làng dân tộc có địa hình gồm đồi, núi, thung lũng, hồ nước đan xen, mô hình bản làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nhằm tái hiện khung cảnh thiên nhiên, văn hóa 4 cụm làng trên khắp mọi miền đất nước.
Trong đó, cụm các làng dân tộc I gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ thuộc hệ ngôn ngữ Tày -Thái, Tạng – Miến, Mông – Dao, Việt – Mường, Ka Đai.
Cụm các làng dân tộc II gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 18 dân tộc vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khơ Me, Nam Đảo.
Cụm các làng dân tộc III là cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc cư trú ở vùng bán sơn địa, cao nguyên, đồi núi, triền sông thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khơ Me và Nam Đảo (Chăm, Khơ Me, Chơ ro, Chu Ru).
Cụm các làng dân tộc IV thể hiện cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc cư trú ở vùng bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc hệ ngôn ngữ Hán, Việt – Mường (Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu).
Tại khu các làng dân tộc, những lễ hội văn hóa truyền thống như: chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)… được tái hiện, là dịp để du khách tận hưởng không khí hội hè sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền đất nước.
Hiện nay, khu các làng dân tộc đã được đưa vào hoạt động phục vụ du khách, 6 khu còn lại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Một điều đặc biệt ở làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là du khách khi đến đây sẽ được các “hướng dẫn viên” người dân tộc là chính các chủ thể văn hóa trực tiếp giới thiệu những nét đẹp truyền thống và hướng dẫn trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt văn hóa của họ.
Giá vé tham quan
– Người lớn: 30.000đ/ lượt.
– Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề: 10.000đ/lượt.
– Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông: 5.000đ/ lượt.
– Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi.
Trước đây, bên cạnh những phố phường đông đúc, Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng như: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá… Hầu hết những làng này đều nằm ở ven Hồ Tây, một thắng cảnh nổi tiếng của đất Hà Nội.
Cứ mỗi nǎm vào dịp Tết, dưới làn mưa xuân lất phất, các ngả đường Hà Nội lại nườm nượp những gánh hàng hoa với trǎm ngàn màu sắc.
Mấy nǎm nay, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, đất trồng hoa bị thu hẹp lại hoặc chuyển tới ngoại thành Hà Nội. Mỗi sớm mai, từ mọi ngả đường ngoại thành, hoa tươi tràn vào các cửa ô Hà Nội, rực rỡ sắc màu.
Trong triệu triệu bông hoa khoe sắc hồng, đỏ, vàng, tím… ít ai biết có rất nhiều bông được hái từ làng Đăm Tây Tựu.
Vượt ngã tư Nhổn chừng 2 cây số, du khách sẽ thấy hai bên con đường trải nhựa phẳng lỳ là những cánh đồng hoa bát ngát, rực rỡ của làng Đăm.
Sáng sớm, ngược đường lên Sơn Tây, lẫn trong sương mù, ta thấy rất nhiều xe máy thồ hoa vào Hà Nội. Chợ hoa làng Đăm họp từ 3 – 4h sáng, ngợp trời đủ loại hoa, nhiều nhất là hoa hồng, hoa cúc. Khoảng 8 – 9h chợ vãn để sau đó họp lại giữa làng.
Nghề trồng hoa ở các làng hoa Hà Nội cũng là một nghề truyền thống được truyền từ nhiều đời. Cùng với nhiều giống hoa mới, kỹ thuật lai tạo, trồng tỉa, các làng hoa Hà Nội hàng ngày vẫn làm đẹp cho Thủ đô bằng hàng chục, hàng trǎm loại hoa và cây cảnh.
Từ trung tâm thành phố Hà Nội theo quốc lộ 3 đến trung tâm thị trấn Đông Anh, rẽ phải vào khoảng 10km, du khách sẽ đến làng rối nước Đào Thục.
Ông tổ của nghề múa rối nước Đào Thục là Nguyễn Đăng Vinh, tự Phúc Thiêm, ông nghè cuối cùng dưới triều Vua Lê Ý Tông (1735-1740).
Khi làm quan “nội giám” trong triều, ông đã tiếp thu nghệ thuật rối nước của các phường rối biểu diễn phục vụ nhà vua và triều đình.
Trở về làng, ông thành lập một phường rối nước nhỏ và truyền dạy loại hình nghệ thuật này cho những người dân trong làng.
Để tưởng nhớ công đức của ông, hàng năm, cứ vào ngày 24/2 âm lịch (ngày mất của ông), dân làng lại làm lễ dâng hương cúng giỗ vị tổ nghề và biểu diễn múa rối nước.
Ở làng rối nước Đào Thục, những con rối được chính những người dân trong làng sáng tạo ra theo hình tượng nhân vật trong các câu chuyện dân gian Việt Nam.
Mỗi con rối thường cao khoảng 30 – 40cm, được làm bằng gỗ và phủ sơn bên ngoài để chống thấm nước. Nếu như ở các phường rối khác, các con rối chỉ có thể vào buồng trò bằng cách đi lùi hoặc đi chéo thì ở Đào Thục, các nghệ nhân có thể điều khiển con rối sang trái, sang phải và đi vào buồng trò bằng cách quay ngược trở lại.
Để điều khiển con rối, những nghệ nhân ở đây sử dụng loại máy sào dây giúp con rối có thể lắc đều và vung vẩy được cả hai tay. Từng động tác của những con rối được trình diễn thuần thục, ăn khớp với lời thoại, lời hát và tiếng trống, tiếng đàn của người nghệ sĩ.
Hơn 20 tích trò được các nghệ nhân tái hiện trong các vở diễn. Đây là những vở rối cổ, bắt nguồn từ công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp như cày bừa, cấy lúa, chăn trâu, câu cá…; các trò chơi dân gian như đánh đu, múa hát được mùa…; hay những điển tích, truyền thuyết cổ của dân tộc như Thạch Sanh đánh Trăn Tinh…
Những năm gần đây, các nghệ nhân làng rối nước Đào Thục còn sáng tác thêm một số tiết mục mới ca ngợi quê hương, đất nước như: “Tặng hoa ngày hội”, “Rước ảnh Bác Hồ”, “Hà Nội 12 ngày đêm”…
Phường rối Đào Thục hiện có hơn 30 nghệ nhân, hầu hết là nông dân, thời gian biểu diễn chủ yếu vào lúc nông nhàn. Nhiều gia đình, dòng họ trong làng đã có 5 đời giữ nghề rối nước. Từ thế hệ trước đến thế hệ sau, họ truyền cho nhau bí quyết của nghề.
Và để gắn bó được với nghề, họ cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau đổi mới để phù hợp với sự chuyển mình của thời đại.
Đến với làng rối nước Đào Thục, du khách không chỉ được vui vẻ, thư giãn với các tích trò rối nước đặc sắc mà còn có dịp thưởng thức những giai điệu dân ca mượt mà, tha thiết, những câu hát giao duyên thắm đượm hồn quê.
Trải qua hàng trăm năm, người dân Đào Thục vẫn lưu giữ nghề rối nước như một báu vật của làng.
Xem tiếp...
>> Du lịch tâm linh – Top 10 điểm đến ở khu vực Hà Nội
Lối tắt:
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Hồ Hoàn Kiếm
- Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long
- Cầu Long Biên
- Làng gốm Bát Tràng
- Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương
- Làng cổ Đường Lâm
- Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Làng hoa quanh Hà Nội
- Làng rối nước Đào Thục
1. Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Điểm du lịch văn hóa Hà Nội hàng đầu
- Vị trí: số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Đặc điểm: đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Vua Lý Thánh Tông) để thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Nơi đây đồng thời mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai Vua Lý Thánh Tông.
Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu với vai trò là trường học dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý trong triều đình.
Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc.
Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử. Năm 1370, sau khi ông mất, Vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Năm 1785, Vua Lê Hiển Tông đổi Quốc Tử Giám thành nhà Thái học. Đến đầu thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế, nhà Thái học đổi thành nhà Khải Thánh.
Từ bên ngoài nhìn vào, toàn bộ khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bao quanh 4 phía bởi một khung tường xây bằng những viên gạch vồ cỡ lớn – loại vật liệu kiến trúc phổ biến thời Hậu Lê, tạo nên một không gian cổ kính, trang nghiêm, đầy hoài niệm.
Bên trong khung tường, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những tán cây cổ thụ khiến cho nơi đây mang một cảnh sắc hoàn toàn khác biệt với bên ngoài, tạo sự thu hút đặc biệt đối với du khách.
Phía trước Văn Miếu, ở bên kia đường Quốc Tử Giám, có một hồ nước khá rộng, gọi là Hồ Văn. Trước đây, giữa hồ có gò Kim Châu, trên dựng một phương đình – “Phán Thuỷ đình”, là nơi diễn ra các buổi bình thơ của Nho sĩ. Nay phương đình đã mất, trên gò vẫn còn tấm bia dựng năm Tự Đức 18 (1865) ghi lại việc tu sửa Văn Miếu.
Tọa lạc trong một khuôn viên rộng lớn, khu nội tự của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu vực, ngăn cách bởi những bức tường ngang xây gạch vồ cổ kính.
Khu vực thứ nhất bắt đầu từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn. Trước khi vào được Văn Miếu môn, du khách sẽ phải đi qua nghi môn ngoại gồm 4 cột lớn (tứ trụ) được xây bằng gạch, trong đó hai trụ giữa xây cao hơn, đỉnh trụ đặt hai tượng nghê chầu; hai trụ ngoài thấp hơn, đỉnh trụ đắp hình chim phượng, đuôi chụm vào nhau, 4 đầu quay về 4 hướng. Thân trụ đắp nổi các đôi câu đối chữ Hán. Hai bên nghi môn có 2 bia “Hạ mã” (xuống ngựa).
Qua nghi môn ngoại, du khách sẽ đi thẳng đến Văn Miếu môn (nghi môn nội) gồm 3 cửa cuốn vòm, trong đó cửa chính giữa xây 2 tầng.
Tầng dưới được thiết kế to, rộng, có cầu thang lên tầng trên. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở một cửa cuốn, 2 cánh bằng gỗ, mi cửa hình bán nguyệt chạm nổi đôi rồng chầu mặt nguyệt.
Tầng trên thu nhỏ hơn, được thiết kế như một nghi môn 2 tầng 8 mái gồm 4 mái hiên và 4 mái nóc. Tầng này mở 3 cửa cuốn, cửa giữa có treo chuông khánh, xung quanh có hành lang rộng, 4 mặt có lan can.
Từ Văn Miếu môn, theo con đường lát gạch thẳng tắp, du khách sẽ tới cổng thứ hai là Đại Trung môn gồm 3 gian dựng trên nền gạch cao, mái lợp ngói, kết cấu ba hàng chân cột, hai bên có 2 cửa nhỏ là Thành Đức môn và Đại Tài môn.
Bức tường ngang nối 3 cửa của Đại Trung môn vươn dài ra 2 bên tới tận tường vây dọc bên ngoài, cùng với bức tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khung hình vuông, bên trong có nhiều cây xanh, bóng mát khiến cho du khách có cảm giác thư thái khi dạo bước giữa chốn trang nghiêm, tĩnh mịch.
Con đường lát gạch từ Văn Miếu môn sẽ tiếp tục đưa du khách tới khu vực thứ hai, từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các. Được dựng năm 1805, Khuê Văn Các là một lầu vuông gồm 2 tầng, 8 mái. Tầng dưới là 4 trụ gạch, 4 phía để trống. Tầng trên có kiến trúc bằng gỗ, mái lợp ngói, 4 mặt bưng ván gỗ, mỗi phía trổ một cửa tròn, có các con tiện tượng trưng cho các tia của sao Khuê đang tỏa sáng trên bầu trời.
Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn – những tên gọi có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp và giá trị của văn chương. Khuê Văn Các được xem là công trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng của văn hóa và văn học Việt Nam.
Bước qua Khuê Văn Các, du khách sẽ đến khu vực thứ ba trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đó là giếng Thiên Quang và hệ thống bia Tiến sĩ. Giếng Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh) còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn) có hình vuông, quanh năm đầy nước. Mặt nước phẳng lặng trở thành tấm gương soi bóng gác Khuê Văn và những cây cổ thụ, tạo nên cảnh sắc lung linh, huyền ảo.
Người xưa quan niệm, giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa chốn đô thành này.
Con đường lát gạch bao quanh giếng Thiên Quang sẽ dẫn du khách tới nhà bia Tiến sĩ được dựng ở 2 bên tả, hữu của giếng. Đây được xem là di tích có giá trị quan trọng trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia ghi danh Tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779).
Tất cả các tấm bia đều được chế tác theo cùng một phong cách, đó là bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt hơn 300 năm. Đây là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp thế hệ sau nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt.
Với những giá trị nổi bật, hiếm có, năm 2010, 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.
Sau khi tham quan nhà bia Tiến sĩ, qua cửa Đại Thành, du khách sẽ tới một khoảng sân rộng lớn được lát gạch Bát Tràng, mở đầu cho khu vực thứ tư, khu vực chính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hai bên trái và phải của sân là hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu, mỗi dãy nhà có 9 gian, dựng trên nền cao, mái lợp ngói ta, nóc đắp kiểu bờ đinh, kết cấu vì kèo kiểu “chồng rường”.
Kết nối với đầu hồi của hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu, tạo nên cấu trúc hình chữ U truyền thống là tòa Đại bái, nơi xưa kia xuân, thu nhị kỳ, vua cùng hoàng thân và các quan lại đến tế Khổng Tử.
Tòa Đại bái gồm 9 gian với 6 hàng chân cột, xây trên nền cao hơn mặt sân 30 cm, xung quanh nền bó vỉa gạch, mái lợp ngói mũi hài. Các bộ vì kết cấu kiểu “chồng rường, cốn kẻ chồng, bẩy hiên”, giữa bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, trên các bẩy hiên trang trí hình hoa lá cách điệu.
Hiện chỉ có gian giữa của tòa Đại bái có hương án thờ, các gian còn lại đều để trống. Xung quanh gian thờ treo nhiều bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học và các vị hiền triết.
Song song với tòa Đại bái ở phía sau là điện Đại Thành gồm 9 gian, xây tường 3 mặt, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5 gian, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Gian chính giữa của điện đặt khám và ngai lớn thờ Khổng Tử.
Khu vực thứ năm trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nhà Thái học, xưa là Quốc Tử Giám, nơi đào tạo nhân tài cho các triều đại. Trải qua thời gian cùng những biến cố lịch sử, tòa nhà cũ đã bị phá hủy.
Năm 1999, nhà Thái học đã được khởi dựng lại với quy mô kiến trúc bề thế và hài hoà với cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước. Nhà Thái học có kết cấu liên hoàn, mái lợp ngói mũi hài, các bộ vì đỡ mái kiểu “chồng rường, cốn chồng kẻ, bẩy hiên”, nền lát gạch Bát Tràng. Cung thờ phía sau xây kiểu mái chồng diêm, lợp ngói mũi hài, kết cấu bộ vì kiểu “chồng rường giá chiêng”.
Phần kiến trúc sau cùng là khu Tiền đường và Hậu đường được xây dựng lại năm 1999. Tiền đường có 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch. Đây hiện là nơi trưng bày những tư liệu thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ người Việt. Tiền đường nối với Hậu đường qua ống muống, có hai cửa sang nhà chuông, nhà trống.
Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, trong đó, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ lim, là nơi tôn vinh Danh sư Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An – danh nhân văn hóa thế giới, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam và trưng bày các tư liệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng như nền giáo dục Nho học Việt Nam.
Tầng 2 là nơi tôn thờ các vị vua đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của dân tộc, đó là Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề; tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam…
Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, tháng 5/2012, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây hiện đang là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.
2. Hồ Hoàn Kiếm – Điểm du lịch văn hóa Hà Nội thơ mộng
- Vị trí: Thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Ðặc điểm: Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là “Lẵng hoa giữa lòng thành phố”.
Theo các nhà khoa học, hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm.
Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, dạo mát mà còn gắn liền với đời sống người dân Thủ đô về nhiều phương diện. Đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận.
Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ để chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng.
Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng.
Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9.
Những di tích lịch sử độc đáo như tháp Rùa, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá… và những công trình kiến trúc hiện đại mới được xây dựng luôn đảm bảo kết hợp hài hòa với cảnh quan vốn có quanh hồ.
Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam.
3. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Điểm du lịch văn hóa Hà Nội hoài cổ
- Vị trí: Thuộc địa bàn phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Đặc điểm: Đây là kinh đô của Việt Nam thời Lý, Trần, Lê và chứa đựng nhiều di tích lịch sử – văn hóa vô giá về kinh thành Thăng Long cổ xưa.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích 18.395ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, điện Kính Thiên, nhà D67 và cột cờ Hà Nội.
Cụm di tích này được bao bọc bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và tòa nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La.
Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.
Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư.
Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê Sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra.
Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê Trung Hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần. Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc Thành.
Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc Thành.
Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn nhiều.
Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội.
Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp.
Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng.
Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
Trong lịch sử, Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi.
Chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.
Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long.
Đó chính là giá trị nổi bật và độc đáo của khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. Tại đây, các nhà khảo cổ học còn khai quật được một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ.
Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong hoàng cung Thăng Long qua các triều đại, là minh chứng cụ thể về trình độ phát triển cao của kinh tế và văn hoá.
Ngoài ra, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á… được tìm thấy ở đây là bằng chứng cho thấy Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.
Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: chiều dài lịch sử, văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật.
Tại lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vào ngày 1/10/2010, bà Irina Bokova – tổng giám đốc UNESCO đã trao bằng công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới cho lãnh đạo thành phố Hà Nội.
4. Cầu Long Biên
- Vị trí: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của thành phố Hà Nội.
- Đặc điểm: Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng và được coi như một chứng tích lịch sử chứng kiến biết bao thăng trầm của Thủ đô Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Dự án xây dựng cầu Long Biên được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua vào năm 1897 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Năm 1898, công ty Daydé & Pille của Pháp đã trúng thầu thiết kế và thi công cầu.
Việc khởi công xây dựng cầu được tiến hành vào năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902, lấy tên là cầu Doumer theo tên của Toàn quyền Đông Dương.
Đây là cây cầu lớn nhất Đông Dương thời đó và được người Pháp ca ngợi là “cây cầu nối liền hai thế kỷ”.
Cầu gồm đoạn bắc qua sông dài 2.290m với 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (cả móng) và 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá.
Thiết kế cầu có đường sắt cho xe lửa chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ. Đường dành cho người đi bộ hai bên cầu là nơi dạo mát, vãn cảnh sông Hồng đẹp nhất Hà Nội thời đó.
Sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), cầu được đổi tên thành Long Biên. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), quân đội Việt Nam đã xây dựng hai trận địa pháo phòng không trên bãi giữa sông Hồng và sử dụng các điểm cao trên thành cầu làm ụ pháo cao xạ bắn phá máy bay Mỹ.
Các nhịp cầu bị máy bay Mỹ ném bom đánh hỏng được thay thế bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới để đảm bảo giao thông qua cầu không bị gián đoạn. Năm 2002, cầu Long Biên được sửa chữa, gia cố lại.
Hiện nay, cầu chỉ dành cho xe lửa, xe máy, xe đạp và người đi bộ. Điểm đặc biệt ở cầu Long Biên là hướng đi của các phương tiện nằm bên trái cầu, trái ngược với luồng giao thông ở Việt Nam.
Ở đầu cầu Long Biên vẫn còn gắn tấm biển kim loại khắc thời gian xây dựng cầu và tên nhà thầu thi công.
5. Làng gốm Bát Tràng – Điểm du lịch văn hóa Hà Nội thú vị
- Vị trí: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô hơn 10km về phía đông nam.
- Đặc điểm: Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phẩm gốm sứ.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý.
Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp.
Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) – nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.
Gốm Bát Tràng đa phần được sản xuất thủ công, thể hiện tài năng sáng tạo của người thợ. Lớp men trắng ngà, đục cùng kiểu vẽ hoa văn thiên về tả của gốm Bát Tràng được khách hàng đánh giá cao về mặt nghệ thuật.
Vì vậy, sản phẩm gốm cổ Bát Tràng có giá trị kinh tế rất cao, được lưu giữ tại một số bảo tàng trong nước và quốc tế.
Để tạo ra các sản phẩm gốm, trước tiên các nghệ nhân phải ngâm đất sét trong hệ thống 4 bể chứa ở độ cao khác nhau khoảng 3-4 tháng nhằm loại bỏ một số tạp chất, sau đó dùng đất sét để tạo hình cho sản phẩm rồi đem “ủ vóc” và sửa lại hình dáng cho hoàn chỉnh.
Tiếp theo, sản phẩm được đem phơi, sấy trong lò sấy để tránh cong, vênh, nứt, vỡ rồi trang trí hoa văn. Người thợ dùng bút lông vẽ trực tiếp lên sản phẩm các hoa văn họa tiết sao cho hài hòa với dáng gốm.
Khi đã hoàn chỉnh, sản phẩm phải được làm sạch bụi bằng chổi lông rồi đem nung qua ở nhiệt độ thấp, sau đó tráng men.
Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men, nhúng men, kìm men, quay men và đúc men.
Khâu cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm là nung gốm trong lò theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ và khi gốm chín thì lại hạ dần nhiệt độ.
Sau khi nung xong, các cửa lò được bịt kín để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội kéo dài 2 ngày đêm, sau đó mở cửa lò và để tiếp 1 ngày đêm nữa mới cho sản phẩm ra lò.
Sản phẩm gốm Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng là: gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí.
Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi, sáng tạo, các nghệ nhân Bát Tràng đã tạo nên một thế giới gốm sứ đủ màu sắc, đa dạng và sống động.
Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác trên thế giới như liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Vào tháng 10/2004, chợ gốm Bát Tràng bao gồm các gian hàng của gần 1.000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gốm sứ đã được khai trương trên khuôn viên rộng hơn 5.000m².
Không chỉ là nơi trưng bày và buôn bán giao thương, chợ gốm còn trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Bát Tràng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa như đình, đền, chùa. Những công trình kiến trúc này cùng với sản phẩm gốm sứ và người dân Bát Tràng thân thiện, mến khách đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.
6. Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương
- Vị trí: Thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Ðặc điểm: Là một trong những thành cổ nhất Việt Nam.
Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được.
Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m.
Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.
Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật…
Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi “Ngự triều di quy”.
Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền.
Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần!
7. Làng cổ Đường Lâm
- Vị trí: Thuộc địa phận năm thôn Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 47km về phía tây.
- Đặc điểm: Đây là ngôi làng duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ vùng trung du Bắc Bộ.
Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do đây là quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc vào thế kỷ thứ 8 và thứ 10.
Đây cũng là quê hương của sứ thần Giang Văn Minh, nhà ngoại giao lỗi lạc (cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17), người đã anh dũng hy sinh khi đi sứ để bảo toàn quốc thể.
Ngày nay, Đường Lâm vẫn bảo tồn được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt truyền thống với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình…
Những ngôi nhà cổ từ thế kỷ 17 – 18, phủ màu rêu phong gắn liền với sân, vườn, giếng nước, nằm bên những con đường được bố trí theo hình xương cá.
Nhà ở Đường Lâm được xây dựng bằng các loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài như: đá ong (bảo đảm cho nhà mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông), tre, gỗ xoan, nứa, đất nện, trấu, bùn, mùn cưa, vôi, cát, sỉ, rơm rạ.
Nhà được bố trí theo kết cấu 5 hàng chân cột, gồm 5 gian hoặc 7 gian 2 chái. Mái nhà võng xuống theo hình cánh diều, được lợp ngói mũi theo kiểu chen vai, cài cánh, đan xít vào nhau như vẩy rồng.
Xà nóc nhà có khắc niên đại; các bức thùng, vòm cửa là nơi khắc nhiều hoa văn trang trí tỉ mỉ. Gian giữa, chiếm nhiều diện tích nhất, là nơi bố trí ban thờ tổ tiên cùng các bộ hoành phi, câu đối, tranh cổ… Phía dưới ban thờ đặt bộ phản và trường kỷ để ngồi.
Trên bàn nhà nào cũng có chiếc ấm tích ủ nước chè xanh mời khách hoặc chiếc điếu bát, điếu ống tre để hút thuốc lào.
Ngoài những ngôi nhà cổ, Đường Lâm còn có hệ thống nhà thờ họ, miếu, đình, chùa, quán, điếm canh cùng cảnh quan môi trường sinh động với 36 gò đồi; 18 rộc sâu; 49 ao, hồ, vũng, chuôm; hàng chục cây cổ thụ (đa, đề, si, ruối).
Những thửa ruộng, gò, đồi, bãi mấp mô ở Đường Lâm luôn là địa điểm hấp dẫn các nhiếp ảnh gia khi mùa vàng đến hay mùa lúa, ngô đương thì “con gái” với màu xanh mướt mượt mà.
Đến Đường Lâm, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức hoặc mua về làm quà cho người thân những món quà quê đặc trưng nơi đây như thịt quay đòn, bánh gai, bánh rán nước, bánh tẻ, chè lam, chè kho, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, tương…
Ngày 28/11/2005, làng cổ Đường Lâm đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Đây là làng cổ đầu tiên trong cả nước được xếp hạng di tích quốc gia.
Để phục vụ nhu cầu của du khách khi đến tham quan Đường Lâm, Văn phòng Thông tin du lịch làng cổ Đường Lâm tổ chức các tour như: tour tham quan di tích lịch sử – văn hóa, tour tham quan kiến trúc nhà cổ, tour trải nghiệm làm nông nghiệp (trồng rau, thu hoạch rau – củ – quả, úp cá – nướng cá, tát nước, cày bừa, cấy lúa, hái chè, sao chè, gặt lúa…), tour trải nghiệm làm nghề truyền thống (nấu kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng; làm bánh tẻ)…
8. Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Vị trí: Thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
- Đặc điểm: Đây là nơi giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích 1.544ha, bao gồm 7 khu chức năng là khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí hiện đại, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, khu dịch vụ du lịch tổng hợp và khu quản lý điều hành văn phòng.
Với diện tích 198,61ha, khu các làng dân tộc có địa hình gồm đồi, núi, thung lũng, hồ nước đan xen, mô hình bản làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nhằm tái hiện khung cảnh thiên nhiên, văn hóa 4 cụm làng trên khắp mọi miền đất nước.
Trong đó, cụm các làng dân tộc I gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ thuộc hệ ngôn ngữ Tày -Thái, Tạng – Miến, Mông – Dao, Việt – Mường, Ka Đai.
Cụm các làng dân tộc II gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 18 dân tộc vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khơ Me, Nam Đảo.
Cụm các làng dân tộc III là cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc cư trú ở vùng bán sơn địa, cao nguyên, đồi núi, triền sông thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khơ Me và Nam Đảo (Chăm, Khơ Me, Chơ ro, Chu Ru).
Cụm các làng dân tộc IV thể hiện cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc cư trú ở vùng bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc hệ ngôn ngữ Hán, Việt – Mường (Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu).
Tại khu các làng dân tộc, những lễ hội văn hóa truyền thống như: chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)… được tái hiện, là dịp để du khách tận hưởng không khí hội hè sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền đất nước.
Hiện nay, khu các làng dân tộc đã được đưa vào hoạt động phục vụ du khách, 6 khu còn lại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Một điều đặc biệt ở làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là du khách khi đến đây sẽ được các “hướng dẫn viên” người dân tộc là chính các chủ thể văn hóa trực tiếp giới thiệu những nét đẹp truyền thống và hướng dẫn trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt văn hóa của họ.
Giá vé tham quan
– Người lớn: 30.000đ/ lượt.
– Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề: 10.000đ/lượt.
– Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông: 5.000đ/ lượt.
– Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi.
9. Làng hoa quanh Hà Nội
- Vị trí: Ngoại thành Hà Nội
- Đặc điểm: Làng hoa quanh Hà Nội là nơi cung cấp hoa và cây cảnh chủ yếu cho Hà Nội đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán.
Trước đây, bên cạnh những phố phường đông đúc, Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng như: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá… Hầu hết những làng này đều nằm ở ven Hồ Tây, một thắng cảnh nổi tiếng của đất Hà Nội.
Cứ mỗi nǎm vào dịp Tết, dưới làn mưa xuân lất phất, các ngả đường Hà Nội lại nườm nượp những gánh hàng hoa với trǎm ngàn màu sắc.
Mấy nǎm nay, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, đất trồng hoa bị thu hẹp lại hoặc chuyển tới ngoại thành Hà Nội. Mỗi sớm mai, từ mọi ngả đường ngoại thành, hoa tươi tràn vào các cửa ô Hà Nội, rực rỡ sắc màu.
Trong triệu triệu bông hoa khoe sắc hồng, đỏ, vàng, tím… ít ai biết có rất nhiều bông được hái từ làng Đăm Tây Tựu.
Vượt ngã tư Nhổn chừng 2 cây số, du khách sẽ thấy hai bên con đường trải nhựa phẳng lỳ là những cánh đồng hoa bát ngát, rực rỡ của làng Đăm.
Sáng sớm, ngược đường lên Sơn Tây, lẫn trong sương mù, ta thấy rất nhiều xe máy thồ hoa vào Hà Nội. Chợ hoa làng Đăm họp từ 3 – 4h sáng, ngợp trời đủ loại hoa, nhiều nhất là hoa hồng, hoa cúc. Khoảng 8 – 9h chợ vãn để sau đó họp lại giữa làng.
Nghề trồng hoa ở các làng hoa Hà Nội cũng là một nghề truyền thống được truyền từ nhiều đời. Cùng với nhiều giống hoa mới, kỹ thuật lai tạo, trồng tỉa, các làng hoa Hà Nội hàng ngày vẫn làm đẹp cho Thủ đô bằng hàng chục, hàng trǎm loại hoa và cây cảnh.
10. Làng rối nước Đào Thục
- Vị trí: xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Đặc điểm: nơi có phường biểu diễn rối nước nổi tiếng cả nước
Từ trung tâm thành phố Hà Nội theo quốc lộ 3 đến trung tâm thị trấn Đông Anh, rẽ phải vào khoảng 10km, du khách sẽ đến làng rối nước Đào Thục.
Ông tổ của nghề múa rối nước Đào Thục là Nguyễn Đăng Vinh, tự Phúc Thiêm, ông nghè cuối cùng dưới triều Vua Lê Ý Tông (1735-1740).
Khi làm quan “nội giám” trong triều, ông đã tiếp thu nghệ thuật rối nước của các phường rối biểu diễn phục vụ nhà vua và triều đình.
Trở về làng, ông thành lập một phường rối nước nhỏ và truyền dạy loại hình nghệ thuật này cho những người dân trong làng.
Để tưởng nhớ công đức của ông, hàng năm, cứ vào ngày 24/2 âm lịch (ngày mất của ông), dân làng lại làm lễ dâng hương cúng giỗ vị tổ nghề và biểu diễn múa rối nước.
Ở làng rối nước Đào Thục, những con rối được chính những người dân trong làng sáng tạo ra theo hình tượng nhân vật trong các câu chuyện dân gian Việt Nam.
Mỗi con rối thường cao khoảng 30 – 40cm, được làm bằng gỗ và phủ sơn bên ngoài để chống thấm nước. Nếu như ở các phường rối khác, các con rối chỉ có thể vào buồng trò bằng cách đi lùi hoặc đi chéo thì ở Đào Thục, các nghệ nhân có thể điều khiển con rối sang trái, sang phải và đi vào buồng trò bằng cách quay ngược trở lại.
Để điều khiển con rối, những nghệ nhân ở đây sử dụng loại máy sào dây giúp con rối có thể lắc đều và vung vẩy được cả hai tay. Từng động tác của những con rối được trình diễn thuần thục, ăn khớp với lời thoại, lời hát và tiếng trống, tiếng đàn của người nghệ sĩ.
Hơn 20 tích trò được các nghệ nhân tái hiện trong các vở diễn. Đây là những vở rối cổ, bắt nguồn từ công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp như cày bừa, cấy lúa, chăn trâu, câu cá…; các trò chơi dân gian như đánh đu, múa hát được mùa…; hay những điển tích, truyền thuyết cổ của dân tộc như Thạch Sanh đánh Trăn Tinh…
Những năm gần đây, các nghệ nhân làng rối nước Đào Thục còn sáng tác thêm một số tiết mục mới ca ngợi quê hương, đất nước như: “Tặng hoa ngày hội”, “Rước ảnh Bác Hồ”, “Hà Nội 12 ngày đêm”…
Phường rối Đào Thục hiện có hơn 30 nghệ nhân, hầu hết là nông dân, thời gian biểu diễn chủ yếu vào lúc nông nhàn. Nhiều gia đình, dòng họ trong làng đã có 5 đời giữ nghề rối nước. Từ thế hệ trước đến thế hệ sau, họ truyền cho nhau bí quyết của nghề.
Và để gắn bó được với nghề, họ cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau đổi mới để phù hợp với sự chuyển mình của thời đại.
Đến với làng rối nước Đào Thục, du khách không chỉ được vui vẻ, thư giãn với các tích trò rối nước đặc sắc mà còn có dịp thưởng thức những giai điệu dân ca mượt mà, tha thiết, những câu hát giao duyên thắm đượm hồn quê.
Trải qua hàng trăm năm, người dân Đào Thục vẫn lưu giữ nghề rối nước như một báu vật của làng.
Xem tiếp...