THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Tổng hợp những biến chứng có thể gặp phải sau nâng mông bằng túi độn

Phương Nga

Tích Cực
Nâng mông bằng túi độn là một quy trình phẫu thuật lớn, do đó nguy cơ biến chứng là điều hoàn toàn có thể.


Tùy từng tình trạng bệnh nhân, cách chăm sóc hậu phẫu cũng như size túi, vị trí đặt túi hay kỹ thuật thực hiện mà bệnh nhân có thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng khác nhau. Ngoài các vấn đề tạm thời như sưng nề, bầm tím và đau nhức ban đầu, bệnh nhân có thể gặp phải một trong số các biến chứng khởi phát sớm và muộn như: nhiễm trùng; tụ dịch; lộ túi; túi độn di lệch, chảy xệ, nằm sai vị trí; rách vết mổ, co thắt bao xơ, hay đau dây thần kinh tọa….Tất cả những biến chứng này đều được coi là nghiêm trọng và nguy cơ khiến bệnh nhân phải tháo bỏ túi độn là rất lớn.

Nhiễm trùng​


Nhiễm trùng có thể nói là nguy cơ rất lớn trong phẫu thuật nâng mông bằng túi độn do đặc điểm vị trí vết mổ và đặc tính da vùng này. Vết mổ nằm gần trực tràng và chỉ cách hậu môn khoảng 3 – 4cm, do đó nguy cơ lây lan vi khuẩn từ khu vực này là rất cao. Ngoài ra, khu vực này có lượng vi khuẩn trên da cao hơn so với các khu vực khác trên cơ thể. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau phẫu thuật bao gồm:

  • Do trong quá trình phẫu thuật bác sĩ không áp dụng kỹ thuật vô trùng tốt, hoặc bóc tách sâu gây chảy máu nhiều dẫn đến tụ máu, tụ dịch cũng khiến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
  • Do bệnh nhân không giữ vệ sinh, chăm sóc vết mổ đúng cách. Việc thường xuyên chạm vào vết mổ hoặc vệ sinh không đúng các sau khi đi đại, tiểu tiện cũng khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan lên vết mổ.
  • Do vi khuẩn và vi trùng có sẵn trong cơ thể
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, thừa cân hoặc béo phì, hút thuốc, sử dụng ma túy hoặc bia rượu quá nhiều
  • Sử dụng một số loại thuốc corticosteroid làm hạn chế khả năng miễn dịch
  • Quy trình phẫu thuật phức tạp, mất nhiều thời gian hơn bình thường.

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ này, các bác sĩ ngoài việc cần áp dụng các kỹ thuật vô trùng tốt trong quá trình phẫu thuật, như dùng túi mềm bằng nhựa dẻo để lót, đưa túi độn vào mông và đặt một miếng gạc có nhúng povidone-iodine lên hậu môn…, cũng cần hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc kỹ vết mổ, vệ sinh đúng cách sau khi đại, tiểu tiện để tránh lây lan vi khuẩn lên vết mổ.

Tụ dịch​

2
Bệnh nhân bị tụ dịch sau khi đặt túi độn dưới cân cơ, hai mông lệch nhau rõ

Đặt túi độn mông có can thiệp bóc tách để tạo không gian khoang chứa cho túi độn, do đó chắc chắn sẽ có nguy cơ tụ dịch. Thông thường để giảm thiểu nguy cơ này, sau phẫu thuật bác sĩ thường đặt dẫn lưu và yêu cầu bệnh nhân mặc quần định hình. Tuy nhiên sau khi rút dẫn lưu bệnh nhân vẫn có thể bị tích tụ dịch. Khối dịch tụ lúc này có thể to hoặc bé, thông thường dịch tụ bé sẽ tự tiêu đi và dịch tụ to sẽ cần dẫn lưu bằng cách dùng kim tiêm hút ra hoặc đặt dẫn lưu. Nguyên nhân cho tình trạng này có thể là do:

  • Tuổi tác, cân nặng, một số tình trạng y tế như tiểu đường và tăng huyết áp…của bệnh nhân cũng góp phần khiến nguy cơ tụ dịch cao hơn
  • Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ bóc tách rộng, sâu làm tổn thương mô và chảy máu nhiều
  • Sử dụng túi vỏ nhám, theo thời gian lớp vỏ này có thể tạo ra những chấn thương vi mô tác động vào thành bao xơ bao quanh túi độn, dần dần gây ra hiện tượng tụ dịch.

Lộ túi​

lộ túi 1
Hình ảnh mông bị lộ viền túi độn nhìn thấy rõ

Lộ túi độn mông là khi bệnh nhân có thể sờ, nhìn hoặc cảm nhận được viền túi độn, diện mạo mông bên ngoài có thể bị biến dạng, trông không còn tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này theo thời gian bao gồm:

  • Chọn sai vị trí đặt túi mông. Bệnh nhân gầy, mô mông ít những vẫn chọn vị trí đặt trên cơ hoặc dưới cân cơ.
  • Size túi quá to so với số đo mông và dáng người. Túi độn qua to sẽ gây áp lực lớn lên da mông, dần bào mỏng nó và nhanh chóng gây lộ túi hoặc sờ, nhìn rõ viền túi.
  • Mặc dù đã đặt túi độn ở trong cơ, nhưng bóc tách khoang chứa ở phía mặt ngoài mông lại quá nông. Do đặc điểm cơ mông lớn thon mỏng hơn ở phía mặt ngoài nên nếu bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm, thao tác không chuẩn thì rất dễ bóc tách phần này quá nông, khiến phần túi độn ở phía mặt ngoài mông dễ bị lộ, sờ thấy
  • Do quá trình lão hóa tự nhiên khiến mô mông teo mỏng đi hoặc do bệnh nhân giảm cân quá nhiều. Những vấn đề này khiến lượng mô bao phủ túi độn cũng giảm đi, dẫn đến dễ dàng lộ viền túi.

Hầu hết các trường hợp lộ túi dù ở mức độ nào đều đòi hỏi bệnh nhân phải phẫu thuật lại để thay đổi size túi và vị trí đặt túi cho phù hợp. Trong lần chỉnh sửa này, túi độn sẽ được đưa xuống vị trí trong cơ, khối cơ mông lớn sẽ làm nhiệm vụ “khóa chặt”, bao phủ lấy túi độn giúp giảm tối đa nguy cơ lộ túi. Và tùy từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể cần kết hợp thêm quy trình nâng mông chảy xệ hoặc cấy mỡ mông để che chắn túi độn tốt hơn.

Túi độn di lệch, chảy xệ​

chảy xệ 3
A- Trước PT; B - Túi độn bị chảy xệ do đặt dưới cân cơ và chọn size quá to (545cc)

Túi độn di lệch, chảy xệ, nằm sai vị trí là trường hợp thường xảy ra trong các trường hợp đặt trên cơ hoặc dưới cân cơ, rất hiếm khi xảy ra ở các trường hợp đặt dưới cơ hoặc trong cơ. Các nguyên nhân gây ra biến chứng này bao gồm:

  • Do chọn vị trí đặt túi không phù hợp, đặt ở trên cơ hoặc dưới cân cơ. Ở những vị trí này, khoang chứa được tạo ra chỉ bởi mô mông và/hoặc các dải cân cơ yếu và lỏng lẻo, không có sự tham gia của cơ mông săn chắc để giúp “khóa” túi độn lại, do đó khả năng duy trì túi độn ổn định tại đúng vị trí là rất thấp theo thời gian.
  • Do bóc tách khoang chứa quá rộng và/hoặc do các biến chứng khác gây nên như tụ dịch, tụ máu
  • Do size túi mông quá to
  • Do da lão lóa và bị tác động bởi trọng lực.

Túi mông bị dịch chuyển và chảy xệ nếu không được khắc phục thì vấn đề sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn chứ không thể tự cải thiện được. Hầu hết các trường hợp đều đòi hỏi phải phẫu thuật lại để xử lý các vấn đề cũng như thay thế cặp túi độn cũ.

Rách vết mổ​

rách vết mổ 1
Hình ảnh vết mổ bị rách trước và sau 1 tháng điều trị tại chỗ

Rách vết mổ thường gặp ở trường hợp bệnh nhân chọn kiểu rạch 1 đường ở khe mông và cũng thường xảy ra với bệnh nhân đặt túi trên cơ hoặc dưới cân cơ hơn là dưới cơ hoặc trong cơ. Vì ở hai vị trí đầu, túi độn không được cơ bao bọc, khoang chứa chỉ được tạo bởi lớp mô và/hoặc các sợi cân cơ mỏng manh nên túi độn sẽ gây áp lực, làm căng vết mổ nhiều hơn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Do vị trí vết mổ ở khu vực khe mông, khả năng tuần hoàn và lượng máu cung cấp đến yếu, dẫn đến khả năng lành vết thương kém hơn.
  • Do quá trình bóc tách, phẫu thuật gây tổn thương mô nhiều
  • Do đặt túi độn trên cơ, dùng kỹ thuật 1 đường mổ và dùng túi độn size quá to
  • Do các vấn đề về sức khỏe, thói quen hoặc sử dụng một số loại thuốc. bệnh nhân gặp phải các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin; hay có thói quen hút thuốc, uống rượu bia cũng góp phần khiến vết thương lâu lành và có nguy cơ bị hở cao hơn.
  • Do cắt chỉ quá sớm
  • Do nhiễm trùng hoặc tụ dịch
  • Do tư thế nằm không đúng trong thời gian hậu phẫu

Tùy từng mức độ rách, hở vết mổ mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác nhau. Trường hợp vết mổ chị bị rách nhỏ và nông thì chỉ cần xử lý tại chỗ bằng các biện pháp như chăm sóc vệ sinh sạch sẽ kết hợp bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc uống thuốc kháng sinh. Trường hợp vết mổ rách sâu, có nguy cơ nhiễm trùng vào túi độn thì sẽ cần tiêm, truyền kháng sinh hoặc thậm chí phẫu thuật loại bỏ túi độn.

Co thắt bao xơ​

2
Túi độn mông bị co thắt lộ rõ

Hiện tượng co thắt bao xơ xảy ra khi mông bệnh nhân có biểu hiện cứng hơn, căng tức, đau và khó chịu khi sờ vào. Thậm chí má mông có thể bị biến dạng méo mó, mất tự nhiên.

Nguyên nhân có thể là do các vấn để xảy ra sau phẫu thuật như nhiễm trùng, tụ dịch hoặc tụ máu. Tất cả những yếu tố này gây phát triển vi khuẩn, tạo áp lực lên bao xơ bao quanh túi độn, khiến bao xơ trở nên dày hơn và kích thích phát triển co thắt bao xơ. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cho rằng, các yếu tố như di truyền hay vị trí đặt túi độn hoặc kết cấu vỏ túi độn cũng góp phần gây nên tình trạng này.

Co thắt bao xơ mức độ nhẹ có thể được xử lý bằng các biện pháp không phẫu thuật như matxa, hay sử dụng các thiết bị sóng âm hoặc bổ sung vitamin E hay thuốc Leukotriene chống viêm để làm mềm mô sẹo bao quanh túi độn, ngăn chặn nó phát triển dày hơn. Tuy nhiên ở mức độ nặng khi mông đã biến dạng thường sẽ đòi hỏi bệnh nhân phẫu thuật lại để loại bỏ túi độn và bao xơ.

Đau dây thần kinh tọa​


Đây là biến chứng thường xảy ra ở vị trí đặt dưới cơ do ở dưới cơ mông lớn có một số mạch máu lớn và dây thần kinh tọa, do đó khi được đặt dưới cơ nếu thao tác không chuẩn túi độn có thể chèn vào những cơ quan này gây đau vùng mông và có khi đau lan cả xuống chân. Ngoài ra nếu bệnh nhân chọn đặt ở vị trí trong cơ, nhưng đặt quá sâu và chọn túi size quá to thì khả năng bị đau dây thần kinh tọa cũng rất cao.

Dưới cơ thường không phải là vị trí tối ưu, do đó để tránh nguy cơ này, bệnh nhân nên chọn vị trí đặt trong cơ, túi độn sẽ nằm gọn trong cơ và tách biệt hẳn với các cấu trúc mạch máu và dây thần kinh quan trọng.

Biến dạng gò mông kép​

3
Túi độn đặt dưới da (trên cơ) dịch chuyển quá mức gây chảy xệ, chảy xệ theo thời gian gây ra biến chứng gò mông kép (mũi tên vàng)

Đây là biến chứng có thể xảy ra khi túi độn đặt trên cơ hoặc dưới cân cơ nhưng bị dịch chuyển và chảy xệ. Khi bị chảy xệ túi độn sẽ tạo khấc mông gây biến dạng gò mông kép như hình trên.

1
A - trước PT; B - Bn bị biến dạng gò mông kép sau khi đặt túi mông ở vị trí dưới cơ

Ngoài ra biến dạng mông này cũng có thể xảy ra khi túi độn được đặt ở dưới cơ. Vì túi độn khi đặt ở vị trí này cần phải đặt cao hơn trên mông để tránh gần với dây thần kinh tọa bên dưới nên dễ có nguy cơ tạo gò mông kép gây mất tự nhiên (xem hình trên).

Tóm lại, đặt túi độn mông là một quy trình phức tạp, do đó để tránh biến chứng ngay từ đầu bệnh nhân cần tìm bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thực hiện quy trình này. Nên xem xét kỹ bộ sưu tập ảnh trước sau của bệnh nhân mà bác sĩ cung cấp để qua đó phần nào biết được tay nghề của vị bác sĩ bạn đang cân nhắc.

Xem tiếp...
 
Top Bottom