Phương Nga
Tích Cực
Nâng mông bằng mỡ tự thân là quy trình gồm hai công đoạn, hút mỡ và cấy mỡ, vì thế bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề đến từ cả hai công đoạn phẫu thuật này.
Nhìn chung khi được thực hiện bởi một bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì nâng mông bằng mỡ tự thân được coi là một quy trình an toàn, rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng và thường chỉ là các vấn đề tạm thời. Tuy nhiên vì bản chất nâng mông là một quy trình phẫu thuật nên nguy cơ gặp phải các vấn đề và biến chứng là rất khó tránh khỏi.
Ngoài các vấn đề như sưng nề, bầm tím tạm thời thì vùng mông sau cấy mỡ nếu kỹ thuật thực hiện và chăm sóc hậu phẫu chưa tốt có thể gặp phải các vấn đề như:
Mông nhiễm trùng, sưng nề, tấy đỏ sau cấy mỡ
Nhiễm trùng ở các bệnh nhân cấy mỡ mông có thể do nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm:
Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định chỉ cần uống hoặc tiêm/truyền kháng sinh, những trường hợp nặng hơn có thể cần kết hợp rạch da để dẫn lưu ổ viêm.
Khối hoại tử mỡ lồi rõ, sờ vào thấy cứng, gây biến dạng mông
Hoại tử mỡ là trường hợp các tế bào mỡ cấy vào không thể sống sót mà chết đi, thường gặp trong tất cả các quy trình cấy mỡ mông. Có bệnh nhân hoại tử mỡ diễn ra âm thầm như không xảy ra vấn đề gì nhưng có những trường hợp hoại tử mỡ lại để lại vùng cứng, vón cục hoặc gây nhiễm trùng hay lồi lõm, biến dạng mông…
Nguyên nhân gây hoại tử mỡ bao gồm:
Với những trường hợp hoại tử mỡ chỉ gây cục cứng, hoặc vón cục, lổn nhổn vùng mông không đáng kể thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chờ kết hợp matxa nhẹ nhàng, theo thời gian cơ thể sẽ dần hấp thụ đi. Còn những trường hợp không cải thiện theo thời gian hoặc cục cứng to, gây biến dạng mông nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định hút mỡ siêu âm hoặc phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ hoàn toàn vùng u cục này.
Tắc mạch mỡ sau BBL là hiện tượng tĩnh mạch ở vùng mông bị tổn thương và các cục mỡ cấy đi vào tuần hoàn tĩnh mạch gây tắc nghẽn các mạch chính của tim, hoặc phổi, đe dọa tính mạng, và nếu không được xử lý kịp thời thậm chí sẽ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân có thể là do:
Khi phát hiện tắc mạch mỡ, bệnh nhân sẽ được theo dõi mức oxy và thở máy nếu cần. Ngoài ra có thể cần truyền dịch tĩnh mạch và dùng các loại thuốc giúp tăng lượng máu để loại bỏ các axit béo tự do có hại ra khỏi cơ thể. Bác sĩ có thể cũng kê toa stetoids và thuốc làm loãng máu heparin và theo dõi cẩn thận bệnh nhân.
Mông lồi lõm, không đều sau cấy mỡ
Mông lồi lõm, vón cục, bất đối xứng là hiện tượng khá phổ biến ở các bệnh nhân cấy mỡ mông mà nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề của bác sĩ, trong đó bao gồm:
Ở những bệnh nhân này bác sĩ có thể yêu cầu matxa và chờ đợi trong một thời gian, hoặc can thiệp bằng cách hút mỡ siêu âm hoặc phẫu thuật để loại bỏ vùng vón cục, đồng thời cấy mỡ lại để hai bên mông cân đối hoàn toàn với nhau.
Đây là tình trạng bệnh nhân không đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn do lượng mỡ được cấy vào mông quá ít và cần thực hiện cấy mỡ lần 2, thậm chí lần 3 để chỉnh sửa.
Việc cấy quá nhiều mỡ vào mông có thể khiến các tế bào mỡ bị chết (hoại tử mỡ), vón cục, lổn nhổn, và lượng mỡ dư thừa có thể phải được hút ra, điều này cũng có thể gây bất đối xứng giữa hai bên mông.
Trong cấy mỡ mông, bác sĩ sẽ thường chọn hút mỡ ở các vị trí như eo, hông, đùi, bụng… để thu lấy mỡ cấy. Và các biến chứng phổ biến nhất thường gặp ở những vùng hút mỡ này là đường nét bất thường như có các cục lổn nhổn và nếp gợn sóng da, nhất là những trường hợp hút mỡ nhiều.
Các vấn đề ít gặp hơn bao gồm:
Để giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề đáng tiếc sau cấy mỡ mông, trong quá trình tư vấn trước phẫu thuật bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về toàn bộ tiền sử bệnh của mình, tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng và/hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật của bạn. Dưới đây là một số điều bệnh nhân và bác sĩ có thể thực hiện để giảm nguy cơ biến chứng bao gồm:
Với bệnh nhân:
Với bác sĩ:
Xem tiếp...
Nhìn chung khi được thực hiện bởi một bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì nâng mông bằng mỡ tự thân được coi là một quy trình an toàn, rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng và thường chỉ là các vấn đề tạm thời. Tuy nhiên vì bản chất nâng mông là một quy trình phẫu thuật nên nguy cơ gặp phải các vấn đề và biến chứng là rất khó tránh khỏi.
Các vấn đề có thể gặp phải ở vùng cấy mỡ
Ngoài các vấn đề như sưng nề, bầm tím tạm thời thì vùng mông sau cấy mỡ nếu kỹ thuật thực hiện và chăm sóc hậu phẫu chưa tốt có thể gặp phải các vấn đề như:
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ở các bệnh nhân cấy mỡ mông có thể do nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm:
- Do các vị trí vết rạch nằm gần vùng hậu môn, trực tràng, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị lây lan vi khuẩn từ các vùng này và do những vết rạch cấy mỡ này thường được để hở sau phẫu thuật.
- Do các giai đoạn thu lấy, chuẩn bị và cấy mỡ không đảm bảo vô trùng.
- Do mô mỡ bị hoại tử gây nhiễm trùng.
- Do da ở vị trí cấy mỡ bị tổn thương trong quá trình tiêm cấy mỡ dẫn đến giảm khả năng trong vai trò làm hàng rào ngăn chặn vi khuẩn.
- Do bệnh nhân chăm sóc hậu phẫu không tốt, vệ sinh kém hoặc gây áp lực đến vùng mông sớm. Việc gây áp lực có thể làm giảm khả năng sống sót của mô mỡ cấy, dẫn đến nguy cơ hoại tử mỡ và nhiễm trùng càng cao hơn.
Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định chỉ cần uống hoặc tiêm/truyền kháng sinh, những trường hợp nặng hơn có thể cần kết hợp rạch da để dẫn lưu ổ viêm.
Hoại tử mỡ
Hoại tử mỡ là trường hợp các tế bào mỡ cấy vào không thể sống sót mà chết đi, thường gặp trong tất cả các quy trình cấy mỡ mông. Có bệnh nhân hoại tử mỡ diễn ra âm thầm như không xảy ra vấn đề gì nhưng có những trường hợp hoại tử mỡ lại để lại vùng cứng, vón cục hoặc gây nhiễm trùng hay lồi lõm, biến dạng mông…
Nguyên nhân gây hoại tử mỡ bao gồm:
- Kỹ thuật cấy mỡ không chuẩn, đưa một lượng mỡ quá lớn vào mông và cấy một lượng quá lớn vào cùng một vị trí
- Kỹ thuật thu lấy, xử lý mỡ cấy không tốt, chất lượng mỡ cấy kém dẫn đến khả năng sống sót không cao
- Bệnh nhân gây áp lực sớm lên mông, gây tác động mạnh đến các tế bào mỡ mới còn yếu ớt, chặn đứng nguồn cung cấp máu đến chúng dẫn đến tình trạng hoại tử
- Hút thuốc, uống rượu bia và duy trì thói quen sinh hoạt không tốt sau hẫu thuật
Với những trường hợp hoại tử mỡ chỉ gây cục cứng, hoặc vón cục, lổn nhổn vùng mông không đáng kể thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chờ kết hợp matxa nhẹ nhàng, theo thời gian cơ thể sẽ dần hấp thụ đi. Còn những trường hợp không cải thiện theo thời gian hoặc cục cứng to, gây biến dạng mông nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định hút mỡ siêu âm hoặc phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ hoàn toàn vùng u cục này.
Tắc mạch mỡ
Tắc mạch mỡ sau BBL là hiện tượng tĩnh mạch ở vùng mông bị tổn thương và các cục mỡ cấy đi vào tuần hoàn tĩnh mạch gây tắc nghẽn các mạch chính của tim, hoặc phổi, đe dọa tính mạng, và nếu không được xử lý kịp thời thậm chí sẽ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân có thể là do:
- Do dùng dụng cụ cấy mỡ sắc nhọn (chỉ nên dùng ống thông đầu tù/tròn đường kính >4mm)
- Do tiêm cấy mỡ vào sâu trong cơ, nơi có các tĩnh mạch lớn, và kỹ thuật không tốt khiến mỡ cấy vô tình đi thẳng vào các cấu trúc mạch máu quan trọng. Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thuyên tắc mỡ sau BBL. Một số người cho rằng vì mô cơ mông có nhiều mạch máu hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, nên các tế bào mỡ khi được tiêm vào vùng này sẽ có xu hướng tồn tại tốt hơn. Do đó đã chủ động tiêm mỡ vào sâu trong cơ mông. Tuy nhiên trong cơ mông có nhiều các cấu trúc mạch máu quan trọng, và việc vô tình tiêm mỡ vào những mạch máu này đã dẫn đến biến chứng thuyên tắc mạch sau đó.
Khi phát hiện tắc mạch mỡ, bệnh nhân sẽ được theo dõi mức oxy và thở máy nếu cần. Ngoài ra có thể cần truyền dịch tĩnh mạch và dùng các loại thuốc giúp tăng lượng máu để loại bỏ các axit béo tự do có hại ra khỏi cơ thể. Bác sĩ có thể cũng kê toa stetoids và thuốc làm loãng máu heparin và theo dõi cẩn thận bệnh nhân.
Mông biến dạng lồi lõm, vón cục, bất đối xứng
Mông lồi lõm, vón cục, bất đối xứng là hiện tượng khá phổ biến ở các bệnh nhân cấy mỡ mông mà nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề của bác sĩ, trong đó bao gồm:
- Do nhiễm trùng và/hoặc hoại tử mỡ
- Do tế bào mỡ không được thu lấy, xử lý và tiêm cấy đúng cách.
- Do cấy mỡ không đều, vị trí đặt/cấy mỡ không cân đối
- Do lượng mỡ cấy lấy được nguồn máu nuôi và sống sót không đều ở các vị trí trên mông dẫn đến tình trạng bất đối xứng
Ở những bệnh nhân này bác sĩ có thể yêu cầu matxa và chờ đợi trong một thời gian, hoặc can thiệp bằng cách hút mỡ siêu âm hoặc phẫu thuật để loại bỏ vùng vón cục, đồng thời cấy mỡ lại để hai bên mông cân đối hoàn toàn với nhau.
Kết quả nâng mông quá nhỏ
Đây là tình trạng bệnh nhân không đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn do lượng mỡ được cấy vào mông quá ít và cần thực hiện cấy mỡ lần 2, thậm chí lần 3 để chỉnh sửa.
Kết quả nâng mông quá to
Việc cấy quá nhiều mỡ vào mông có thể khiến các tế bào mỡ bị chết (hoại tử mỡ), vón cục, lổn nhổn, và lượng mỡ dư thừa có thể phải được hút ra, điều này cũng có thể gây bất đối xứng giữa hai bên mông.
Các vấn đề có thể gặp phải ở vùng hút mỡ
Trong cấy mỡ mông, bác sĩ sẽ thường chọn hút mỡ ở các vị trí như eo, hông, đùi, bụng… để thu lấy mỡ cấy. Và các biến chứng phổ biến nhất thường gặp ở những vùng hút mỡ này là đường nét bất thường như có các cục lổn nhổn và nếp gợn sóng da, nhất là những trường hợp hút mỡ nhiều.
Các vấn đề ít gặp hơn bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Chảy máu
- Tụ dịch
- Thay đổi cảm giác trên da
- Gây tổn thương cho các cấu trúc sâu hơn như thần kinh, mạch máu…
- Huyết khối tĩnh mạch sâu, biến chứng tim và phổi
- Lành thương kém (lâu lành)
- Thay đổi màu da
Làm gì để giảm thiểu biến chứng sau nâng mông bằng mỡ tự thân?
Để giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề đáng tiếc sau cấy mỡ mông, trong quá trình tư vấn trước phẫu thuật bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về toàn bộ tiền sử bệnh của mình, tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng và/hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật của bạn. Dưới đây là một số điều bệnh nhân và bác sĩ có thể thực hiện để giảm nguy cơ biến chứng bao gồm:
Với bệnh nhân:
- Tránh hút thuốc ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật để đảm bảo lượng tế bào máu lưu thông đủ đến mô mỡ mới cấy
- Hạn chế rượu bia để đảm bảo tuần hoàn máu khỏe mạnh và giảm nguy cơ suy thoái mô mỡ
- Tránh dùng các loại thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau Aspirin, ibuprofen, Vitamin E và các chất bổ sung khác có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng đông máu
- Duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng giúp hồi phục nhanh, cung cấp nguồn máu khỏe mạnh và kích thích khả năng tồn tại của mỡ cấy.
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh tăng giảm cân nhiều để duy trì kích thước mông sau cấy mỡ.
- Giữ cơ thể luôn đủ nước: uống thật nhiều nước trước và sau phẫu thuật giúp thúc đẩy quả trình lành thương và giảm sưng.
Với bác sĩ:
- Chỉ tiêm cấy mỡ vào mặt phẳng dưới da, trên cơ mông; tuyệt đối không tiêm vào sâu trong cơ mông.
- Sử dụng mũi tiêm đầu tù/tròn, đường kính > 4,1 mm
- Áp dụng kỹ thuật tiêm vi giọt, từng lượng nhỏ với áp lực tiêm thấp. Mỗi lần chỉ tiêm khoảng 1 – 3cc
- Kết hợp siêu âm trong quá trình tiêm để luôn xác định được vị trí của dụng cụ tiêm
Xem tiếp...