BS An Giang
Fan Cứng
Mặc dù sụn tự thân vẫn được xem là vật liệu an toàn hơn cả trong nâng mũi, tuy nhiên ngoài sụn sườn, lượng sụn tự thân thường khá hạn chế, không đủ dùng cho những trường hợp cần số lượng lớn. Do đó, sụn nhân tạo từ lâu đã được ứng dụng rất phổ biến.
Với ưu điểm dễ sử dụng, dễ chạm khắc tạo hình, đa dạng về kích cỡ, vượt trội về mặt thẩm mỹ, không bị tái hấp thu hay cong vênh, ngày nay có khá nhiều các vật liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi và mang lại kết quả duy trì lâu dài.
Người ta vẫn thường cho rằng vật liệu nhân tạo vốn luôn có nguy cơ nhiễm khuẩn, đào thải, di lệch hoặc xảy ra các vấn đề khác, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là những quan điểm phóng đại quá mức. Trên thực tế, các biến chứng từ vật liệu nhân tạo trong nâng mũi có thể giảm theo mức độ kinh nghiệm của bác sĩ, tức là bác sĩ càng có trình độ và kinh nghiệm thì nguy cơ biến chứng càng thấp và có khi bằng 0. Và một thực tế nữa là, nếu các vật liệu này được sử dụng một cách cẩn thận, với các biện phòng ngừa đầy đủ thì chúng sẽ được sử dụng an toàn với tỉ lệ biến chứng hoàn toàn có chấp nhận được về mặt y tế.
Xét trên nhiều khía cạnh, vật liệu nhân tạo cũng có nhiều điểm vượt trội hơn hẳn so với vật liệu tự thân như:
Dưới đây là một số vật liệu nhân tạo được dùng phổ biến nhất trong nâng mũi bao gồm: silicone, Goretex, Medpor.
Miếng độn nâng mũi bằng Silicone
Miếng độn silicone hình dạng chữ L và chữ I
Đây là vật liệu được sử dụng nhiều nhất ở các nước Châu Á, nó là loại không xốp, khác với 2 loại còn lại, không có mô hoặc mạch máu mọc xuyên qua sau khi đặt vào. Do đặc tính không xốp này nên sụn silicon không bám dính vào mô xung quanh mà sẽ được bọc bởi một bao xơ. Ngoài ra, nó cũng không bị biến dạng, dễ dàng khử trùng và dễ gỡ ra khi cần. Chi phí khá rẻ và được cung cấp sẵn với nhiều mức giá khá mềm.
Hình dáng phổ biến nhất của Silicone là hình chữ L và chữ I. Dáng chữ L làm tăng độ cao của sống mũi và giúp tạo độ thon dài cho đầu mũi, trong khi đó hình chữ I chỉ giúp làm cao phần sống mũi. Tùy tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn hình dạng miếng độn silicone phù hợp. Do đặc điểm sống mũi mỗi người khác nhau, nên sau khi lựa chọn hình dạng miếng độn, bác sĩ hoàn toàn có thể đẽo gọt, thiết kế miếng silicone cho phù hợp với dáng mũi ở mỗi bệnh nhân.
Trong các trường hợp xử lý miếng độn không cẩn thận và thao tác kỹ thuật không tốt thì nâng mũi bằng silicone có thể gặp phải một số biến chứng phổ biến như di lệch sụn, nhiễm trùng, đùn sụn hoặc các vấn đề liên quan đến bao xơ bao quanh miếng độn như co thắt bao xơ hay co rút mũi.
Goretex với các hình dạng khác nhau
Goretex
Miếng độn mũi goretex
Goretex là chất liệu xốp và tương đối mềm hơn so với Silicone, tạo thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE), có cấu trúc vi mô siêu nhỏ với các lỗ nhỏ liti, và có độ dày từ 10 đến 30mm. Ban đầu vật liệu này được sử dụng làm vật liệu nối ghép mạch máu, sau đó mới được ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình mũi. Do có độ xốp, nghĩa là có các lỗ nhỏ li ti, nên theo thời gian mô ở mũi của bệnh nhân có thể dễ dàng tương thích với miếng độn, cho phép mô mũi bám dính vào và miếng độn này sẽ trở thành một phần của cấu trúc mũi, qua đó giảm khả năng mũi bị di lệch.
Tuy nhiên, cũng do có độ xốp nên vật liệu này dễ uốn và dễ bị ảnh hưởng nếu bị chèn ép/nén trong thời gian dài, do đó dẫn đến giảm thể tích mô hoặc biến dạng miếng độn. Ngoài ra, bản chất xốp và không ướt của nó cũng khiến cho quá trình khử trùng bằng dung dịch sát trùng hoặc kháng sinh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó vì đặc tính bám dính tốt, nên với những trường hợp cần chỉnh sửa, sẽ khó khăn trong việc gỡ bỏ miếng độn goretex vì có mô mềm bám dính xung quanh, nhất là khi miếng độn mỏng và thời gian đặt độn mũi đã dài.
Mặc dù vậy, theo các nghiên cứu cho thấy, dù Gore-Tex có xu hướng khó loại bỏ hơn, nhưng tỷ lệ biến chứng chung khi sử dụng Gore Tex lại thấp hơn so với silicone.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, nâng sống mũi bằng Goretex tạo đường đường viền sống mũi tự nhiên và chắc chắn do mô có thể bám dính tốt vào miếng độn trong thời gian dài, chính vì thế không cần thiết phải thực hiện thao tác cố định miếng độn. Tuy nhiên, với bất kỳ vật liệu cấy ghép nào thì việc đặt dưới da cũng luôn có nguy cơ xảy ra các vấn đề bất thường ở mô, tình trạng tiếp xúc miếng độn hoặc nhiễm trùng, do đó điều quan trọng là phải đặt miếng độn dưới màng xương bằng kỹ thuật vô trùng.
Các báo cáo về việc sử dụng goretex để nâng sống mũi cho biết, viêm và nhiễm trùng là những vấn đề phổ biến nhất khi dùng vật liệu này. Các biến chứng như đùn sụn thường không phổ biến, điều này phù hợp với đặc tính bám dính tốt với mô mũi, giúp miếng độn ổn định sớm và tiếp tục ổn định theo thời gian.
Mặc dù nhu cầu loại bỏ miếng độn goretex hầu hết liên quan đến vấn đề viêm nhiễm, nhưng đôi khi bệnh nhân cũng cần chỉnh sửa vì các vấn đề như nâng mũi cao quá mức, biến dạng miếng độn gây biến dạng mũi và hình thành sẹo xấu.
Medpor dạng khối
Medpor dạng tấm
Medpor dạng hình cầu
Được sản xuất từ xốp polyethylene, bao gồm một loạt các lỗ liên tiếp nhau, ban đầu được sử dụng trong tái tạo xương sọ, về sau mới dùng trong thẩm mỹ mũi. Sau khi đặt vào mũi, mô và mạch máu sẽ mọc trồi lên xuyên qua miếng độn tạo sự tích hợp, ổn định cho mô cấy và giảm tỉ lệ nhiễm trùng. Mặc dù nhiều vật liệu nhân tạo được cho là làm tổn thương mạch máu trong mô nhưng khả năng phát triển mạch máu đáng kể ở miếng độn medpor lại có thể giảm thiểu được vấn đề này. Ngoài ra, những mạch máu mới phát triển cũng giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng miếng độn.
Khác hẳn với ePTFE, vật liệu này có độ bền rất cao, và độ ổn định tốt, qua đó có khả năng chống biến dạng do tác động từ mô xung quanh. Ngoài ra chỉ có phản ứng mô tối thiểu ở vị trí đặt miếng độn và không bị teo ngót hoặc hấp thụ. Do đặc tính cứng nên đòi hỏi cần hết sức thận trọng khi sử dụng vật liệu này cho những vị trí hay chuyển động như đầu mũi. Vật liệu này không gây dị ứng, dễ uốn và có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm dạng khối, dạng hình cầu hoặc dạng tấm.
Do tính ổn định của medpor, nên các biến chứng như xê dịch hay lệch miếng độn không phải là các vấn đề phổ biến. Tuy nhiên cũng giống như goretex, medpor rất khó gỡ bỏ trong trường hợp cần chỉnh sửa vì có mô bám dính và cũng chính vì bám dính tốt nên nguy cơ lộ sống được xác định là khá cao ở loại vật liệu này.
Không giống như silicone và goretex chỉ được sử dụng cho phần sống mũi, medpor vừa có thể dùng cho phần sống vừa có thể dùng cho phần trụ mũi và cánh mũi. Tuy nhiên với phần trụ và cánh mũi thường có tỉ lệ biến chứng nhiều hơn, vì thế cũng hiếm khi được khuyên dùng.
Một số nghiên cứu cũng kết luận, medpor có nguy cơ làm bào mỏng da và mặc dù miếng độn trở nên dày hơn vì có mô mềm bao xung quanh nhưng nó không có sự liên kết chắc chắn với xương hoặc sụn bên dưới do đó thường sẽ cần dùng một ốc vít để cố định nó vào xương. Nếu không cố định thì nguy cơ dịch chuyển và đùn sụn sẽ cao hơn.
Ngoài các vật liệu nhân tạo phổ biến trên thì các bác sĩ cũng thường ứng dụng một số loại vật liệu nhân tạo khác trong nâng mũi như như Proplast, lưới Mersilene, Alloderm hay titan…
Xem tiếp...
Với ưu điểm dễ sử dụng, dễ chạm khắc tạo hình, đa dạng về kích cỡ, vượt trội về mặt thẩm mỹ, không bị tái hấp thu hay cong vênh, ngày nay có khá nhiều các vật liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi và mang lại kết quả duy trì lâu dài.
Người ta vẫn thường cho rằng vật liệu nhân tạo vốn luôn có nguy cơ nhiễm khuẩn, đào thải, di lệch hoặc xảy ra các vấn đề khác, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là những quan điểm phóng đại quá mức. Trên thực tế, các biến chứng từ vật liệu nhân tạo trong nâng mũi có thể giảm theo mức độ kinh nghiệm của bác sĩ, tức là bác sĩ càng có trình độ và kinh nghiệm thì nguy cơ biến chứng càng thấp và có khi bằng 0. Và một thực tế nữa là, nếu các vật liệu này được sử dụng một cách cẩn thận, với các biện phòng ngừa đầy đủ thì chúng sẽ được sử dụng an toàn với tỉ lệ biến chứng hoàn toàn có chấp nhận được về mặt y tế.
Xét trên nhiều khía cạnh, vật liệu nhân tạo cũng có nhiều điểm vượt trội hơn hẳn so với vật liệu tự thân như:
- Không bị hấp thụ theo thời gian
- Bề mặt nhẵn, dễ điêu khắc, gọt dũa
- Không bị biến dạng nghiêm trọng hoặc cong vênh
- Không hạn chế về số lượng
- Giá cả giải chăng và luôn có sẵn
- Không có thêm vết mổ để lấy sụn như khi dùng sụn tự thân, qua đó thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.
Dưới đây là một số vật liệu nhân tạo được dùng phổ biến nhất trong nâng mũi bao gồm: silicone, Goretex, Medpor.
Silicone
Đây là vật liệu được sử dụng nhiều nhất ở các nước Châu Á, nó là loại không xốp, khác với 2 loại còn lại, không có mô hoặc mạch máu mọc xuyên qua sau khi đặt vào. Do đặc tính không xốp này nên sụn silicon không bám dính vào mô xung quanh mà sẽ được bọc bởi một bao xơ. Ngoài ra, nó cũng không bị biến dạng, dễ dàng khử trùng và dễ gỡ ra khi cần. Chi phí khá rẻ và được cung cấp sẵn với nhiều mức giá khá mềm.
Hình dáng phổ biến nhất của Silicone là hình chữ L và chữ I. Dáng chữ L làm tăng độ cao của sống mũi và giúp tạo độ thon dài cho đầu mũi, trong khi đó hình chữ I chỉ giúp làm cao phần sống mũi. Tùy tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn hình dạng miếng độn silicone phù hợp. Do đặc điểm sống mũi mỗi người khác nhau, nên sau khi lựa chọn hình dạng miếng độn, bác sĩ hoàn toàn có thể đẽo gọt, thiết kế miếng silicone cho phù hợp với dáng mũi ở mỗi bệnh nhân.
Trong các trường hợp xử lý miếng độn không cẩn thận và thao tác kỹ thuật không tốt thì nâng mũi bằng silicone có thể gặp phải một số biến chứng phổ biến như di lệch sụn, nhiễm trùng, đùn sụn hoặc các vấn đề liên quan đến bao xơ bao quanh miếng độn như co thắt bao xơ hay co rút mũi.
Goretex
Goretex là chất liệu xốp và tương đối mềm hơn so với Silicone, tạo thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE), có cấu trúc vi mô siêu nhỏ với các lỗ nhỏ liti, và có độ dày từ 10 đến 30mm. Ban đầu vật liệu này được sử dụng làm vật liệu nối ghép mạch máu, sau đó mới được ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình mũi. Do có độ xốp, nghĩa là có các lỗ nhỏ li ti, nên theo thời gian mô ở mũi của bệnh nhân có thể dễ dàng tương thích với miếng độn, cho phép mô mũi bám dính vào và miếng độn này sẽ trở thành một phần của cấu trúc mũi, qua đó giảm khả năng mũi bị di lệch.
Tuy nhiên, cũng do có độ xốp nên vật liệu này dễ uốn và dễ bị ảnh hưởng nếu bị chèn ép/nén trong thời gian dài, do đó dẫn đến giảm thể tích mô hoặc biến dạng miếng độn. Ngoài ra, bản chất xốp và không ướt của nó cũng khiến cho quá trình khử trùng bằng dung dịch sát trùng hoặc kháng sinh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó vì đặc tính bám dính tốt, nên với những trường hợp cần chỉnh sửa, sẽ khó khăn trong việc gỡ bỏ miếng độn goretex vì có mô mềm bám dính xung quanh, nhất là khi miếng độn mỏng và thời gian đặt độn mũi đã dài.
Mặc dù vậy, theo các nghiên cứu cho thấy, dù Gore-Tex có xu hướng khó loại bỏ hơn, nhưng tỷ lệ biến chứng chung khi sử dụng Gore Tex lại thấp hơn so với silicone.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, nâng sống mũi bằng Goretex tạo đường đường viền sống mũi tự nhiên và chắc chắn do mô có thể bám dính tốt vào miếng độn trong thời gian dài, chính vì thế không cần thiết phải thực hiện thao tác cố định miếng độn. Tuy nhiên, với bất kỳ vật liệu cấy ghép nào thì việc đặt dưới da cũng luôn có nguy cơ xảy ra các vấn đề bất thường ở mô, tình trạng tiếp xúc miếng độn hoặc nhiễm trùng, do đó điều quan trọng là phải đặt miếng độn dưới màng xương bằng kỹ thuật vô trùng.
Các báo cáo về việc sử dụng goretex để nâng sống mũi cho biết, viêm và nhiễm trùng là những vấn đề phổ biến nhất khi dùng vật liệu này. Các biến chứng như đùn sụn thường không phổ biến, điều này phù hợp với đặc tính bám dính tốt với mô mũi, giúp miếng độn ổn định sớm và tiếp tục ổn định theo thời gian.
Mặc dù nhu cầu loại bỏ miếng độn goretex hầu hết liên quan đến vấn đề viêm nhiễm, nhưng đôi khi bệnh nhân cũng cần chỉnh sửa vì các vấn đề như nâng mũi cao quá mức, biến dạng miếng độn gây biến dạng mũi và hình thành sẹo xấu.
Medpor
Được sản xuất từ xốp polyethylene, bao gồm một loạt các lỗ liên tiếp nhau, ban đầu được sử dụng trong tái tạo xương sọ, về sau mới dùng trong thẩm mỹ mũi. Sau khi đặt vào mũi, mô và mạch máu sẽ mọc trồi lên xuyên qua miếng độn tạo sự tích hợp, ổn định cho mô cấy và giảm tỉ lệ nhiễm trùng. Mặc dù nhiều vật liệu nhân tạo được cho là làm tổn thương mạch máu trong mô nhưng khả năng phát triển mạch máu đáng kể ở miếng độn medpor lại có thể giảm thiểu được vấn đề này. Ngoài ra, những mạch máu mới phát triển cũng giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng miếng độn.
Khác hẳn với ePTFE, vật liệu này có độ bền rất cao, và độ ổn định tốt, qua đó có khả năng chống biến dạng do tác động từ mô xung quanh. Ngoài ra chỉ có phản ứng mô tối thiểu ở vị trí đặt miếng độn và không bị teo ngót hoặc hấp thụ. Do đặc tính cứng nên đòi hỏi cần hết sức thận trọng khi sử dụng vật liệu này cho những vị trí hay chuyển động như đầu mũi. Vật liệu này không gây dị ứng, dễ uốn và có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm dạng khối, dạng hình cầu hoặc dạng tấm.
Do tính ổn định của medpor, nên các biến chứng như xê dịch hay lệch miếng độn không phải là các vấn đề phổ biến. Tuy nhiên cũng giống như goretex, medpor rất khó gỡ bỏ trong trường hợp cần chỉnh sửa vì có mô bám dính và cũng chính vì bám dính tốt nên nguy cơ lộ sống được xác định là khá cao ở loại vật liệu này.
Không giống như silicone và goretex chỉ được sử dụng cho phần sống mũi, medpor vừa có thể dùng cho phần sống vừa có thể dùng cho phần trụ mũi và cánh mũi. Tuy nhiên với phần trụ và cánh mũi thường có tỉ lệ biến chứng nhiều hơn, vì thế cũng hiếm khi được khuyên dùng.
Một số nghiên cứu cũng kết luận, medpor có nguy cơ làm bào mỏng da và mặc dù miếng độn trở nên dày hơn vì có mô mềm bao xung quanh nhưng nó không có sự liên kết chắc chắn với xương hoặc sụn bên dưới do đó thường sẽ cần dùng một ốc vít để cố định nó vào xương. Nếu không cố định thì nguy cơ dịch chuyển và đùn sụn sẽ cao hơn.
Ngoài các vật liệu nhân tạo phổ biến trên thì các bác sĩ cũng thường ứng dụng một số loại vật liệu nhân tạo khác trong nâng mũi như như Proplast, lưới Mersilene, Alloderm hay titan…
Xem tiếp...