Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Từ trước đến nay, sinh tồn trên đảo hoang chỉ có trên tivi về các chương trình thực tế, trên phim ảnh,…Nếu một ngày bạn bị cô lập nơi hoang đảo, cùng với môi trường khắc nghiệt, bạn sẽ phải gặp những tình huống khó khăn và làm thế nào để sống sót trong hoàn cảnh đó thì chúng ta cùng tìm hiểu “Kỹ năng sinh tồn ở đảo hoang” để có thể trang bị cho bản thân đủ kỹ năng để đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Bất kỳ một loài sinh vật nào trên trái đất và bao gồm cả con người đều có bản năng sinh tồn. Ý chí sinh tồn luôn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta từ khi sinh ra. Khi bản thân rơi vào tình trạng nguy hiểm, đối diện với sự sống và cái chết con người bỗng trở nên mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ có sức mạnh cơ bắp và ý chí sinh tồn thì sẽ không giúp bạn vượt qua khó khăn, bên cạnh đó bạn cần có các kỹ năng sinh tồn. Muốn duy trì sự sống trong bất kỳ môi trường nào thì bạn cũng cần phải có những kỹ thuật, giúp chúng ta có thể tìm thấy những vật dụng thiết yếu hay yếu phẩm cùng cách sử dụng để vượt qua những khó khăn và nguy hiểm đang rình rập, đó gọi là kỹ năng sinh tồn.
Giữ bình tĩnh là một trong những kỹ năng sinh tồn cần thiết nhất. Bất kỳ ai khi bị kẹt trên hoang đảo một mình đều có cảm giác tuyệt vọng, sợ hãi, hoang mang là điều hết sức bình thường, ngoại trừ các nhà thám hiểm chuyên nghiệp. Thay vì ngồi một chỗ để suy nghĩ về cuộc đời, trách số phận, than thở thì chúng ta nên giữ bản thân thật tỉnh táo, bình tĩnh. Tâm lý phải vững vàng để tránh những suy nghĩ tiêu cực.
Bình tĩnh và sẵn sàng tâm lý sống sót thời gian dài trên đảo hoang
Quan sát và tìm hiểu xung quanh để lập kế hoạch sinh tồn hoang đảo cho đến khi có đội cứu hộ. Vì không biết bao lâu mới được cứu, bạn phải tập thích nghi với môi trường nhanh nhất có thể để có thể sống sót trên đảo trong những ngày bị kẹt. Dọc theo bờ biển thu gom các vật dụng, đồ đạc còn sót lại và bị sóng biển đánh vào bờ, vì những món đồ đó thực sự sẽ rất có ích cho cuộc chiến sinh tồn sắp tới.
Hãy thu gọm và tận dụng mọi thứ trôi dạt vào bờ biển
Đừng bỏ lỡ bất cứ thứ gì từ các chai lọ rỗng cho đến miếng nhựa, túi nilon… nếu phải ở trên đảo thời gian dài thì những vật dụng quý hiếm này sẽ thực sự giúp bạn rất nhiều. Bạn phải mau chóng gom góp chúng đưa lên bờ trước khi sóng đánh chìm hoặc kéo chúng trôi dạt đi xa. Các vật dụng hữu ích nhất thông thường bao gồm:
Bên trong túi cứu hộ y tế khẩn cấp
Khi bị lạc, để sinh tồn trên đảo hoang, con người có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhưng không thể tồn tại 3 – 5 ngày khi thiếu nước. Vì vậy việc tìm kiếm nguồn nước ngọt để duy trì sự sống là điều rất cần thiết khi bị kẹt trên đảo hoang. Đi vào đất liền cố gắng tìm kiếm mạch nước ngầm, nước ở suối hoặc thác nước trên đảo.
Trước tiên hãy tìm nguồn nước sạch để có thể cung cấp nước trong những ngày sinh tồn
Sương từ lá cây vào sáng sớm có thể giúp bạn thu gom được một lượng nước sạch đáng kể.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng ánh nắng mặt trời và nước biển để tạo nguồn nước sạch. Bạn chỉ cần tìm hai chai nhựa, một lớn một nhỏ. Cắt bỏ đầu của mỗi chai, đổ đầy nước biển vào chai nhỏ, sau đó đặt vào chai lớn và đậy kín nắp. Đặt ngoài nắng, nhờ hiện tượng bay hơi và ngưng tụ nước ngọt sẽ được tách ra khỏi muối biển.
Cơ thể con người có thể tồn tại từ 1 đến 3 tuần nếu không có thức ăn, tuy nhiên cơ thể bạn sẽ yếu đi khi đó khó có thể thực hiện các hoạt động cần thiết để tồn tại trên đảo. Dừa, chuối, rong biển là những trái cây và rau củ không độc hại, dễ dàng tìm thấy trên đảo. Bạn cũng có thể tìm thấy các loại động vật phổ biến ngoài bãi biển như cua, rùa hoặc cá bị mắc cạn khi thủy triều rút đi trong các vũng lầy, hốc đá ven biển. Vì vậy, hãy cố gắng kiếm thật nhiều nguồn thức ăn càng tốt để đảm bảo cơ thể luôn được nạp đầy năng lượng nhé.
Hãy tìm kiếm và tận dụng bất kỳ loại thức ăn nào trên đảo
Để có thể sinh tồn trên đảo hoang, bạn cần thức ăn. Protein từ cá và dinh dưỡng từ thịt sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Các loài cua, ốc, cá, trai, sò,… dễ dàng tìm thấy ở vùng nước nông xanh. Hoặc bạn có thể tự làm bẫy, mài cành cây để săn các loài bò sát, cá, chim nhỏ trên đảo. Lưu ý, nên ăn chín, uống sôi. Vi khuẩn có thể xâm nhập và khiến cơ thể bạn bị bệnh.
Săn bắt cá, làm thức ăn
Dựng lều không chỉ là một kỹ năng thông thường mà còn là kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Một căn lều chắc chắn để tránh nắng, tránh mưa, thú dữ rất cần thiết khi kẹt trên đảo hoang. Sử dụng hai cành cây chữ Y nhỏ và một cành cây lớn để dựng khung lều. Kích thước khung lều phù hợp với cơ thể bạn. Dùng lá cây phủ một lớp trên mặt đất để nằm và giữ ấm. Cột các thanh cây dài ở hai bên lều và phủ lá lên khung lều.
Dựng lều tạm làm chỗ ngủ trong những ngày sinh tồn ở đảo hoang
Một ngày còn kẹt trên hoang đảo là một ngày bạn vẫn phải tiếp tục cuộc chiến khốc liệt. Bạn cần phát tín hiệu cầu cứu, dù cho bạn biết rằng cứu hộ có thể đến hay không. Ban ngày, bạn có thể nhặt cành cây khô, sỏi đá để viết, để xếp thành dòng chữ cầu cứu thật to.
Tín hiệu cầu cứu SOS giúp người khác nhận được tín hiệu cầu cứu từ bạn
Ban đêm, bạn có thể đốt lửa để nấu nướng, sưởi ấm, đuổi thú dữ và tạo ba ngọn lửa lớn để phát tín hiệu cầu cứu.
Bạn bị thương khi kẹt trên đảo hoang điều đó có nghĩa cơ hội sống sót của bạn cũng giảm đi. Bởi, khi phải tìm cách để sinh tồn thì bạn phải di chuyển nhiều nên chân là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Khi bạn bị bỏ lại trên đảo cùng với hành lý, thì đôi giày chính là thứ bảo vệ đôi chân bạn khỏi những vật sắc nhọn có trên đảo, vì khi bị thương vấn đề nhiễm trùng khó có thể tránh khỏi.
Nếu không may bạn rơi vào đầm lầy hoặc phải di chuyển qua một đầm nước toàn bùn, cát lún, bạn sẽ rất khó và mất thời gian để vượt qua. Hãy áp dụng cách trườn hoặc lăn trên bùn để tăng diện tích tiếp xúc, chống lún sâu xuống. Bám vào cây cỏ mọc trong đầm lầy để di chuyển. Sử dụng tấm tấm đan bằng cành cây. Đây cũng là những kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang cần phải trau dồi.
Video: Làm thế nào để thoát khỏi cát lún một cách an toàn
Một số lưu ý khi bị sa vào đầm lầy, cát lún:
Môi trường khô hạn, cô lập của hoang đảo sẽ khiến bạn rơi vào tình huống khó khăn. Cuộc sống sinh tồn trên đảo hoang là một cuộc chiến khốc liệt mà bạn phải đối mặt. Cuộc sống của mỗi chúng ta không thể đoán trước được điều gì, cũng có thể xảy ra những điều không may. Vì thế chúng ta phải trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang để có thể thích nghi, vượt qua và sống sót trong mọi hoàn cảnh.
Bài viết tổng hợp các kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang đã tóm tắt các kỹ năng cần thiết, hy vọng bài viết có thể cung cấp thông tin bổ ích cho các bạn, giúp các bạn có thể trang bị cho bản thân những kỹ năng tốt để tự bảo vệ bản thân.
Xem tiếp...
Kỹ năng sinh tồn là gì?
Bất kỳ một loài sinh vật nào trên trái đất và bao gồm cả con người đều có bản năng sinh tồn. Ý chí sinh tồn luôn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta từ khi sinh ra. Khi bản thân rơi vào tình trạng nguy hiểm, đối diện với sự sống và cái chết con người bỗng trở nên mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ có sức mạnh cơ bắp và ý chí sinh tồn thì sẽ không giúp bạn vượt qua khó khăn, bên cạnh đó bạn cần có các kỹ năng sinh tồn. Muốn duy trì sự sống trong bất kỳ môi trường nào thì bạn cũng cần phải có những kỹ thuật, giúp chúng ta có thể tìm thấy những vật dụng thiết yếu hay yếu phẩm cùng cách sử dụng để vượt qua những khó khăn và nguy hiểm đang rình rập, đó gọi là kỹ năng sinh tồn.
Giữ bình tĩnh và tỉnh táo
Giữ bình tĩnh là một trong những kỹ năng sinh tồn cần thiết nhất. Bất kỳ ai khi bị kẹt trên hoang đảo một mình đều có cảm giác tuyệt vọng, sợ hãi, hoang mang là điều hết sức bình thường, ngoại trừ các nhà thám hiểm chuyên nghiệp. Thay vì ngồi một chỗ để suy nghĩ về cuộc đời, trách số phận, than thở thì chúng ta nên giữ bản thân thật tỉnh táo, bình tĩnh. Tâm lý phải vững vàng để tránh những suy nghĩ tiêu cực.
Quan sát và thu gom vật dụng
Quan sát và tìm hiểu xung quanh để lập kế hoạch sinh tồn hoang đảo cho đến khi có đội cứu hộ. Vì không biết bao lâu mới được cứu, bạn phải tập thích nghi với môi trường nhanh nhất có thể để có thể sống sót trên đảo trong những ngày bị kẹt. Dọc theo bờ biển thu gom các vật dụng, đồ đạc còn sót lại và bị sóng biển đánh vào bờ, vì những món đồ đó thực sự sẽ rất có ích cho cuộc chiến sinh tồn sắp tới.
Đừng bỏ lỡ bất cứ thứ gì từ các chai lọ rỗng cho đến miếng nhựa, túi nilon… nếu phải ở trên đảo thời gian dài thì những vật dụng quý hiếm này sẽ thực sự giúp bạn rất nhiều. Bạn phải mau chóng gom góp chúng đưa lên bờ trước khi sóng đánh chìm hoặc kéo chúng trôi dạt đi xa. Các vật dụng hữu ích nhất thông thường bao gồm:
- Bộ dụng cụ sinh tồn: Thông thường trên tàu hoặc phao cứu sinh cũng thường trang bị sẵn những hộp công cụ này. Trong đó sẽ có những vật dụng cần thiết nhất giúp bạn sinh tồn khi gặp trường hợp khẩn cấp như đèn, pháo sánh, máy phát tín hiệu…
- Túi cứu hộ y tế khẩn cấp: Trong này có cách dụng cụ sơ cứu, thuốc và một số thứ rất hữu ích khác.
- Thuyền/bè cứu sinh: Dù bạn đã an toàn lên đảo nhưng chiếc bè cứu sinh cũng các vật dụng trên đó sẽ luôn rất hữu ích với bạn.
- Vali cá nhân: Các vali cá nhân kín bằng nhựa thường sẽ nổi và dạt vào bờ biển. Nếu may mắn bạn sẽ có được khá nhiều đồ dùng hữu ích đấy.
- Dây thừng, bộ đồ câu cá, đồ đánh lửa, phao cứu sinh và bất cứ thứ gì dạt vào bờ biển
Giữ thức ăn và nước uống
- Tìm nguồn nước
Khi bị lạc, để sinh tồn trên đảo hoang, con người có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhưng không thể tồn tại 3 – 5 ngày khi thiếu nước. Vì vậy việc tìm kiếm nguồn nước ngọt để duy trì sự sống là điều rất cần thiết khi bị kẹt trên đảo hoang. Đi vào đất liền cố gắng tìm kiếm mạch nước ngầm, nước ở suối hoặc thác nước trên đảo.
Sương từ lá cây vào sáng sớm có thể giúp bạn thu gom được một lượng nước sạch đáng kể.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng ánh nắng mặt trời và nước biển để tạo nguồn nước sạch. Bạn chỉ cần tìm hai chai nhựa, một lớn một nhỏ. Cắt bỏ đầu của mỗi chai, đổ đầy nước biển vào chai nhỏ, sau đó đặt vào chai lớn và đậy kín nắp. Đặt ngoài nắng, nhờ hiện tượng bay hơi và ngưng tụ nước ngọt sẽ được tách ra khỏi muối biển.
- Tìm thức ăn
Cơ thể con người có thể tồn tại từ 1 đến 3 tuần nếu không có thức ăn, tuy nhiên cơ thể bạn sẽ yếu đi khi đó khó có thể thực hiện các hoạt động cần thiết để tồn tại trên đảo. Dừa, chuối, rong biển là những trái cây và rau củ không độc hại, dễ dàng tìm thấy trên đảo. Bạn cũng có thể tìm thấy các loại động vật phổ biến ngoài bãi biển như cua, rùa hoặc cá bị mắc cạn khi thủy triều rút đi trong các vũng lầy, hốc đá ven biển. Vì vậy, hãy cố gắng kiếm thật nhiều nguồn thức ăn càng tốt để đảm bảo cơ thể luôn được nạp đầy năng lượng nhé.
- Săn cá và động vật nhỏ để làm thức ăn
Để có thể sinh tồn trên đảo hoang, bạn cần thức ăn. Protein từ cá và dinh dưỡng từ thịt sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Các loài cua, ốc, cá, trai, sò,… dễ dàng tìm thấy ở vùng nước nông xanh. Hoặc bạn có thể tự làm bẫy, mài cành cây để săn các loài bò sát, cá, chim nhỏ trên đảo. Lưu ý, nên ăn chín, uống sôi. Vi khuẩn có thể xâm nhập và khiến cơ thể bạn bị bệnh.
Dựng lều
Dựng lều không chỉ là một kỹ năng thông thường mà còn là kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Một căn lều chắc chắn để tránh nắng, tránh mưa, thú dữ rất cần thiết khi kẹt trên đảo hoang. Sử dụng hai cành cây chữ Y nhỏ và một cành cây lớn để dựng khung lều. Kích thước khung lều phù hợp với cơ thể bạn. Dùng lá cây phủ một lớp trên mặt đất để nằm và giữ ấm. Cột các thanh cây dài ở hai bên lều và phủ lá lên khung lều.
Phát tín hiệu cầu cứu
Một ngày còn kẹt trên hoang đảo là một ngày bạn vẫn phải tiếp tục cuộc chiến khốc liệt. Bạn cần phát tín hiệu cầu cứu, dù cho bạn biết rằng cứu hộ có thể đến hay không. Ban ngày, bạn có thể nhặt cành cây khô, sỏi đá để viết, để xếp thành dòng chữ cầu cứu thật to.
Ban đêm, bạn có thể đốt lửa để nấu nướng, sưởi ấm, đuổi thú dữ và tạo ba ngọn lửa lớn để phát tín hiệu cầu cứu.
Không để mình bị thương
Bạn bị thương khi kẹt trên đảo hoang điều đó có nghĩa cơ hội sống sót của bạn cũng giảm đi. Bởi, khi phải tìm cách để sinh tồn thì bạn phải di chuyển nhiều nên chân là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Khi bạn bị bỏ lại trên đảo cùng với hành lý, thì đôi giày chính là thứ bảo vệ đôi chân bạn khỏi những vật sắc nhọn có trên đảo, vì khi bị thương vấn đề nhiễm trùng khó có thể tránh khỏi.
Khi rơi vào đầm lầy, cát lún
Nếu không may bạn rơi vào đầm lầy hoặc phải di chuyển qua một đầm nước toàn bùn, cát lún, bạn sẽ rất khó và mất thời gian để vượt qua. Hãy áp dụng cách trườn hoặc lăn trên bùn để tăng diện tích tiếp xúc, chống lún sâu xuống. Bám vào cây cỏ mọc trong đầm lầy để di chuyển. Sử dụng tấm tấm đan bằng cành cây. Đây cũng là những kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang cần phải trau dồi.
Video: Làm thế nào để thoát khỏi cát lún một cách an toàn
Một số lưu ý khi bị sa vào đầm lầy, cát lún:
- Càng vùng vẫy bạn sẽ càng bị lún nhanh hơn
- Thông thường các hố lún thường không quá sâu để có thể ngập đầu bạn
- Hãy tìm bất cứ thứ gì có thể bám víu: Cành cây khô, bụi cỏ, dễ cây…
- Hãy nhớ” việc nổi trên cát lún là dễ dàng hơn nhiều so với nổi trên nước.
- Giày có thể làm bạn khó rút chân lên được, hãy cố gắng tháo giày ra trước.
- Nằm ngửa trên lưng sẽ tăng diện tích tiếp xúc của bạn, phân phối trọng lượng đều ra và tăng sức nổi của cơ thể. Vào lúc này, bạn nên bắt đầu từ từ và cẩn thận nâng chân mình ra khỏi cát lún. Vấn đề quan trọng ở đây là phải chậm rãi.
- Trườn hoặc lăn thay vì bước đi để tránh bị lún thêm.
Khó khăn sinh tồn trên đảo hoang
Môi trường khô hạn, cô lập của hoang đảo sẽ khiến bạn rơi vào tình huống khó khăn. Cuộc sống sinh tồn trên đảo hoang là một cuộc chiến khốc liệt mà bạn phải đối mặt. Cuộc sống của mỗi chúng ta không thể đoán trước được điều gì, cũng có thể xảy ra những điều không may. Vì thế chúng ta phải trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang để có thể thích nghi, vượt qua và sống sót trong mọi hoàn cảnh.
Bài viết tổng hợp các kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang đã tóm tắt các kỹ năng cần thiết, hy vọng bài viết có thể cung cấp thông tin bổ ích cho các bạn, giúp các bạn có thể trang bị cho bản thân những kỹ năng tốt để tự bảo vệ bản thân.
Xem tiếp...