THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Tổng hợp các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật chỉnh hình hai hàm

Phương Nga

Tích Cực
Các biến chứng thường gặp có thể xảy ra trong phẫu thuật chỉnh hình hàm bao gồm các vấn đề về khớp thái dương hàm, suy giảm thị lực, các vấn đề về thần kinh, hoại tử xương, nhiễm trùng,...

Tổn thương dây thần kinh​


Dây thần kinh dưới ổ mắt có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật hàm trên và gây tê liệt môi trên. Nói chung, hiện tượng mất cảm giác ở những vùng chịu ảnh hưởng của dây thần kinh dưới ổ mắt thường chỉ là tạm thời và sẽ tự hết dần trong khoảng thời gian 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, tình trạng này có thể phát triển thành đau dây thần kinh quanh ổ mắt.

So với phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên, phẫu thuật xương hàm dưới có nguy cơ tổn thương dây thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn cao hơn (tạm thời là 60 - 70% và vĩnh viễn là 20 - 30%). Sở dĩ nguy cơ cao như vậy là bởi quá trình chẻ dọc cành cao đòi hỏi phải cắt gần dây thần kinh và đôi khi còn phải cắt qua ống hàm dưới. Đây là một trong những lý do mà nhiều bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật cắt dọc cao trên lỗ hàm dưới (HSSO). Với kỹ thuật này, tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thấp vì đường cắt và tách xương nằm cách xa dây thần kinh. Một vị trí nguy hiểm khác là gần các răng hàm và răng tiền hàm trong quá trình cắt bản ngoài xương mặt bên trong - nơi các dây thần kinh nằm gần các đường cắt xương.

Nếu dây thần kinh bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật thì bạn sẽ có cảm giác tê ở khóe miệng.

Tiêu xương lồi cầu​


Tiêu xương lồi cầu là một biến chứng muộn thường xảy ra sau 7 đến 12 tháng kể từ khi phẫu thuật. Cho đến nay thì nguyên nhân của vấn đề này vẫn chưa được xác định rõ nhưng cần cẩn thận trong những trường hợp bệnh nhân bị sai khớp cắn hạng 2, lồi cầu nhỏ hoặc có hình dạng bất thường. Tình trạng tiêu xương lồi cầu tiến triển nặng có thể dẫn đến khớp cắn hở và giảm chiều cao mặt phía sau. Trong những trường hợp này, phải chờ ít nhất 6 tháng cho đến khi quá trình tiêu xương hoàn tất. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhưng trong những trường hợp tiêu xương nghiêm trọng thì sẽ cần tái tạo khớp.

Hoại tử một phần khối xương và niêm mạc​


Nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ và hoại tử mô là do đường rạch mô mềm được tạo không chính xác, kéo căng mô mềm quá mức ở vòm miệng, tụt huyết áp, cắt đứt mạch máu và các vấn đề về sức khỏe gây thiếu máu cục bộ tạm thời. Thông thường, tổn thương mạch máu chỉ xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể phá hủy răng, dị tật nha chu và tiêu xương. Để ngăn ngừa thì cần tránh cắt màng xương quá mức và cần tạo đường cắt xương cách xa chân răng 5 - 6mm. Khi xảy ra hoại tử mô thì cần điều trị bằng protein hình thái tái tổ hợp xương người 2 (r-BMP2) và huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hàng tuần trong vòng một tháng. Trong một số trường hợp có thể cần đến phương pháp điều trị nội nha.

Vấn đề tái phát​


Điều này thường xảy ra trong vòng một tháng sau phẫu thuật. Do đó, bạn cần được chỉ định đến gặp bác sĩ chỉnh nha trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau khi phẫu thuật.

Nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ tái phát là sai lệch khớp cắn khiến hàm dưới buộc phải di chuyển theo hướng bất thường. Một nguyên nhân khác là do khớp thái dương hàm không ổn định sẽ khiến khớp cắn không ổn định và cuối cùng là vấn đề sai lệch khớp cắn tái phát.

Mô mềm thường có xu hướng trở lại vị trí ban đầu sau khi phẫu thuật. Ví dụ, nếu chiều cao mặt phía sau (posterior facial height) dài hơn so với trước khi phẫu thuật thì có nghĩa là các cơ bị kéo giãn lệch tâm và có xu hướng co lại trở lại vị trí cũ. Điều này gây bất ổn định ở hàm dưới, khiến cho hàm dưới bị xoay hoặc trở lại vị trí trước đó.
Cơ cắn – chân bướm (pterygomasseteric muscle) được cho là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Kết quả là, khớp cắn hở hoặc sai lệch khớp cắn loại III sẽ tái phát. Ngoài cơ cắn – chân bướm ra, lưỡi, môi, má và cơ trên móng (suprahyoid muscles) cũng là những bộ phận góp phần dẫn đến vấn đề không mong muốn này. Một cách để ngăn vấn đề tái phát là dùng kỹ thuật cố định cứng (rigid fixation). Về mặt kỹ thuật, việc mở xương không hoàn toàn sẽ cản trở các khối xương di chuyển đến vị trí đã định sẵn mà thay vào đó là bị ép buộc đến vị trí khớp cắn mới và dẫn đến hậu quả tất yếu là sai lệch trở lại vị trí ban đầu.

Cắt xương không thuận lợi​

cắt xương không thuận lợi
Các đường gãy xương không mong muốn có thể xảy ra khi phẫu thuật cắt xương hàm trên LeFort 1

Trong ca phẫu thuật hàm trên, gãy xương không mong muốn là vấn đề có thể xảy ra khi di chuyển xương xuống dưới mặc dù cắt xương không hoàn toàn. Để xác định kháng lực, cần bẻ xương với dụng cụ đo áp lực và chỉ dùng kìm Rowe để di chuyển xương sau khi bẻ. Những vị trí có thể bị gãy không mong muốn trong quá trình phẫu thuật xương hàm dưới gồm có cổ lồi cầu, mặt trong (lingual plate) và mặt ngoài (buccal plate) của ổ răng hàm dưới với nguy cơ từ 3% đến 23%. Nếu gãy xương không mong muốn trong khi phẫu thuật thì cần có biện pháp xử trí kịp thời vị trí gãy tùy thuộc vào mức độ và vào việc khối xương cắt được di chuyển về phía trước hay lùi vào trong. Ngoài ra, cố định hàm trên – hàm dưới trong một thời gian dài sau phẫu thuật cũng là cách để khắc phục vấn đề.

Xem tiếp...
 
Top Bottom