Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Những tín hiệu khả quan
Theo báo Đầu Tư, năm 2023 là một năm hết sức khó khăn đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ. Đây là năm đầu tiên ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đứng tốp 5 thế giới ghi nhận tăng trưởng âm sau khi duy trì đà tăng suốt 2 thập kỷ qua.
Tuy nhiên, đầu tháng 1/2024 tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan.
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 1/2024, xuất khẩu đạt 33,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu tăng mạnh nhờ động lực từ hai nhóm ngành chính là nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến với mức tăng lần lượt gần 97% và 38%. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 3,33 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD chỉ trong tháng 1/2024 và chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Từ kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ cho thấy tín hiệu phục hồi từ những tháng cuối năm 2023.
Với năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD, đây là chỉ tiêu khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang leo thang và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn.
Theo ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI HCM), trong bối cảnh đó, một trong những việc cấp thiết mà doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cần chú trọng đó chính là mở rộng những thị trường mới, tăng cường đa dạng hóa các kênh bán hàng từ truyền thống và phi truyền thống. Do đó, công tác xúc tiến thương mại nói chung và với ngành gỗ nói riêng là hết sức cần thiết.
Và những thách thức mới
Theo VOV, từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có tín hiệu khả quan, song khó khăn thách thức vẫn còn, đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.
Đây là nhận định của một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại tọa đàm giới thiệu Hội chợ quốc tế đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 15 (VIFA EXPO 2024) diễn ra chiều 20/2 tại TP.HCM.
Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI TP.HCM cho rằng ngành gỗ xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều thách thức do xung đột giữa các quốc gia diễn biến phức tạp, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO), xu hướng thị trường xuất khẩu gỗ hiện có nhiều thay đổi. Doanh nghiệp đang trăn trở tìm khách hàng mới và muốn sản phẩm của họ phù hợp với thị trường mục tiêu đang nhắm tới. Việc làm hàng mẫu trong ngành gỗ khó khăn, cần tỉ mỉ trau chuốt, yêu cầu cao hơn so với các mặt hàng khác. Do đó việc doanh nghiệp phối hợp với khách hàng tạo ra mẫu mã mới là cơ hội để cho ra sản phẩm có chất lượng, uy tín thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, đây là hướng đi mạnh dạn, linh hoạt và cần thiết.
Hiện nay vấn đề cước phí của hãng tàu sang 2 thị trường lớn nhất của xuất khẩu gỗ là Mỹ và Châu Âu bị gián đoạn khiến việc đáp ứng đơn hàng không kịp thời. Vận chuyển trục trặc khiến cước phí tăng lên, cụ thể là sang Mỹ giá cước trên 4.000 USD/container, gây khó khăn, áp lực cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu gỗ về chi phí đầu vào.
Đào Vũ (T/h)
Xem tiếp...
Theo báo Đầu Tư, năm 2023 là một năm hết sức khó khăn đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ. Đây là năm đầu tiên ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đứng tốp 5 thế giới ghi nhận tăng trưởng âm sau khi duy trì đà tăng suốt 2 thập kỷ qua.
Tuy nhiên, đầu tháng 1/2024 tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan.
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 1/2024, xuất khẩu đạt 33,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu tăng mạnh nhờ động lực từ hai nhóm ngành chính là nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến với mức tăng lần lượt gần 97% và 38%. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 3,33 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD chỉ trong tháng 1/2024 và chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Từ kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ cho thấy tín hiệu phục hồi từ những tháng cuối năm 2023.
Với năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD, đây là chỉ tiêu khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang leo thang và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn.
Đầu tháng 1/2024 tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Ảnh minh họa từ internet.
Theo ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI HCM), trong bối cảnh đó, một trong những việc cấp thiết mà doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cần chú trọng đó chính là mở rộng những thị trường mới, tăng cường đa dạng hóa các kênh bán hàng từ truyền thống và phi truyền thống. Do đó, công tác xúc tiến thương mại nói chung và với ngành gỗ nói riêng là hết sức cần thiết.
Và những thách thức mới
Theo VOV, từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có tín hiệu khả quan, song khó khăn thách thức vẫn còn, đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.
Đây là nhận định của một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại tọa đàm giới thiệu Hội chợ quốc tế đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 15 (VIFA EXPO 2024) diễn ra chiều 20/2 tại TP.HCM.
Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI TP.HCM cho rằng ngành gỗ xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều thách thức do xung đột giữa các quốc gia diễn biến phức tạp, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO), xu hướng thị trường xuất khẩu gỗ hiện có nhiều thay đổi. Doanh nghiệp đang trăn trở tìm khách hàng mới và muốn sản phẩm của họ phù hợp với thị trường mục tiêu đang nhắm tới. Việc làm hàng mẫu trong ngành gỗ khó khăn, cần tỉ mỉ trau chuốt, yêu cầu cao hơn so với các mặt hàng khác. Do đó việc doanh nghiệp phối hợp với khách hàng tạo ra mẫu mã mới là cơ hội để cho ra sản phẩm có chất lượng, uy tín thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, đây là hướng đi mạnh dạn, linh hoạt và cần thiết.
Hiện nay vấn đề cước phí của hãng tàu sang 2 thị trường lớn nhất của xuất khẩu gỗ là Mỹ và Châu Âu bị gián đoạn khiến việc đáp ứng đơn hàng không kịp thời. Vận chuyển trục trặc khiến cước phí tăng lên, cụ thể là sang Mỹ giá cước trên 4.000 USD/container, gây khó khăn, áp lực cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu gỗ về chi phí đầu vào.
Đào Vũ (T/h)
Xem tiếp...