MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
689K

Tìm về rạch Bải Sậy – kinh Hàng Bàng xưa, nơi kinh tế phát triển sánh ngang cùng Hồng Công và Singapore

Kênh Hàng Bàng chảy ngang Chợ Lớn xưa kia là con đường thủy thông thương hàng hóa, ghe lái thương hồ thường xuyên vận chuyển hàng từ các miền Đông – Tây về Chợ Lớn. Đường nước nằm song song với cầu Qưới Đước là rạch Bến Nghé, và đường nước chảy qua gầm cầu là kinh Bải Sậy –Hàng Bàng, ngưới Pháp gọi kinh này là Canal Bonard, có khi là Arroyo Chinois.

Vì chảy thẳng một đường đến phía sau Chợ Lớn nên hai bên bờ sông luôn có hàng trăm ghe thuyền của các thương lái ngày đêm vận chuyển, giao dịch hàng hóa. Đây là một trong những con kênh tạo ra sức bật kinh tế vùng Chợ Lớn một thời, khi đó kinh tế nơi này được sánh ngang với Hồng Công hay Singapore.
4740866799_30e308979a_c.jpg
Bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ
4741090349_5674fb031e_c.jpg
Ghe neo dọc theo đoạn kinh Bải Sậy

Kinh Bải Sậy ở đầu ra rạch Lò Gốm, người điạ phương gọi là Hàng Bàng vì hai bên kinh có trồng dảy cây Bàng (giống như đường Hàng Xanh (đường Bạch Đàng); đường Hàng Keo (Phạm Đăng Lưu), nên cũng gọi là kinh Hàng Bàng. Trước khi hợp lưu với rạch Lò Gốm, có một cầu sằt đi bộ bắc ngang kinh, nguời địa phương gọi là cầu Kinh.
4741726446_60b9fba61a_c.jpg
Ghe thuyền “đặc nghẹt” trên con kênh ở kinh Bải Sậy
4741727030_09f5c49e86_c.jpg
Quang cảnh thuyền ghe tấp nập lui tới trên kinh Bải Sậy
4741091259_d53e8b332e_c.jpg
Quang cảnh kinh Hàng Bàng (Bải Sậy)
4741091361_b592da7872_c.jpg
Kinh Hàng Bàng (Bải Sậy) thập niên 1900
4741092667_e9e401c024_c.jpg
Cầu Kinh nơi ngã ba kinh Lò Gốm và kinh Hàng Bàng
4741091585_68d66a8821_c.jpg
Cầu Kinh nơi ngã ba kinh Lò Gốm và kinh Hàng Bàng
4741092853_504675dbc5_c.jpg
Con kinh này có thể là kinh Vạn Kiếp (tạm gọi tên như vậy vì sau này lấp đi thành đường Vạn Kiếp). Dãy nhà nằm ngang phía xa là trên đường Hải Thượng Lãn Ông
4741093225_14f553a932_c.jpg
Kênh Bonnard chính là kênh Hàng Bàng (hay rạch Bãi Sậy) chạy phía sau chợ Bình Tây, là một con đường thủy vận chuyển hàng hóa giữa chợ đầu mối lớn nhất của Chợ Lớn với miền Tây Nam Bộ, ngày nay đã bị lấp vì nhà cửa lấn chiếm dần.
4741729488_f14f02bde1_c.jpg
Arroyo Chinois (Kênh Tàu hay kênh người Hoa) là tên người Pháp gọi kênh Bến Nghé, nơi tập trung người Hoa sinh sống ở vùng Chợ Lớn. Sau này thì kênh này được gọi là Kênh Tàu Hủ
4741093689_152ee146eb_c.jpg
Đoạn cuối rạch Bãi Sậy gần cầu Ba Cẳng, nhin từ cầu Palikao. Cầu Palikao là cầu qua rạch Bãi Sậy trên đường Ngô Nhân Tịnh. Gần cầu Palikao và chợ Kim Biên hồi xưa có ngôi nhà lớn của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn, đó là ông Trần Hữu Định, cũng được gọi là Bá hộ Định, người được xếp thứ tư trong “Tứ đại Phú Gia Sài Gòn”: Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Cầu Ba Cẳng-có tên gọi địa phương tuỳ thời khác nhau như Khâm Sai, Ba Miệng, Ba Chưn nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức ( con đường này chạy thẳng ở cuối rạch Bãi Sậy, hướng về Bưu Điện Chợ Lớn Quân 5).
4741729890_ed5af5ce0d_c.jpg
Đây là vài tấm hình hiếm hoi còn sót lại của cầu Ba Cẳng, một cây cầu chẳng có mấy quan trọng, nhưng nó đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, với cái tên nghe thật dân dã và cũng có lắm chuyện xưa liên quan đến nó, như chuyện “dân chơi cầu 3 cẳng” chẳng hạn…
4741093891_1310323561_c.jpg
Những ngôi nhà dọc hai bên kinh dưới cầu Ba Cẳng
4741730078_faf5e8cd32_c.jpg
một cẳng bắc qua bến Bãi Sậy, một cẳng qua bến Nguyễn Văn Thành, cẳng còn lại qua Bến Vạn Tượng (chỗ rạch Bãi Sậy quẹo bẻ góc để chảy vào Kênh Tàu Hủ). Trong hình trên là mấy phu xe kéo trên bến Vạn Tượng đứng nhìn về phía kênh Tàu Hủ.
4741730266_25eb0acca3_c.jpg
Cầu Ba Cẳng nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức (là con đường chạy thẳng ở cuối rạch Bãi Sậy). Đi về phía phải của cầu 3 Cẳng trong hình này vài chục mét là tới chợ Kim Biên ngày nay, còn về phía trái khoảng 200 m là tới Đại Lộ Đông Tây và kênh Tàu Hủ. Hình này chụp khoảng đầu thập niên 1950, ngày nay cầu này không còn nữa.

Cầu Ba Cẳng ở Chợ Lớn, gần phía sau chợ Kim Biên nay không còn nữa. Cầu ở đầu đoạn rạch Bãi Sậy, nay lấp thành đường Bãi Sậy và Phạm Văn Khoẻ quận 6. Cầu Ba cẳng nằm ở khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ, hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành và chân kia ở bến Vạn Tượng. Đoạn cuối rạch này vẫn chưa lấp, và cầu tồn tại đến năm 1990 thì bị sập.
Ngày nay rạch Bãi Sậy đã hầu như bị lấp hoàn toàn. Phía sau chợ Kim Biên vẫn còn một đoạn rạch rất ngắn khoảng 30m, rộng 3m, trước đổ ra thẳng kênh Tàu Hủ. Cầu Palikao trở thành đường Ngô Nhân Tịnh. Cầu Ba Cẳng đã sập, không còn và rạch phía sau chợ Kim Biên đã bị lấp. Cầu Palikao được người Pháp đặt tên theo một cầu gần Bắc Kinh, gọi là Bát Lý Kiều (cầu tám dặm), nơi liên quân Anh-Pháp vào năm 1860 đánh với quân nhà Thanh.
4741730622_4947237eb2_c.jpg
Kênh Hàng Bàng đoạn gần phía sau chợ Bình Tây
4741094627_c3208da182_c.jpg
kênh Hàng Bàng
4741731082_69123032d0_c.jpg
Kênh Bonard (tức rạch Bãi Sậy hay Kênh/rạch Hàng Bàng) và ở đầu phía xa là cầu Ba Cẳng
4741095141_e5d0355c05_c.jpg
Rạch Bãi Sậy phía sau Chợ Bình Tây
4741094749_62492570fa_c.jpg
Rạch Bãi Sậy phía sau Chợ Bình Tây
4741095309_b6525706d0_c.jpg
Kinh Bải Sậy –Hàng Bàng
4741094893_e4b48605db_c.jpg
Cảnh ghe thuyền tấp nập trên kinh Bải Sậy –Hàng Bàng
4741730412_bcb9cbb5fb_c.jpg
Cảnh nhà xưa dọc kinh Bải Sậy –Hàng Bàng
4741729666_82176ac8f3_c.jpg
kinh Bải Sậy –Hàng Bàng
4741092501_60915710e1_c.jpg
kinh Bải Sậy –Hàng Bàng ở Chợ Lớn khi xưa
4741092321_d862cb5803_c.jpg
Quang cảnh kinh Bải Sậy –Hàng Bàng khi xưa
4741727872_c3961c9a8e_c.jpg
Bưu thiếp khi xưa về kinh Bải Sậy –Hàng Bàng
4741726848_32b798e823_c.jpg
Bưu thiếp khi xưa về kinh Bải Sậy –Hàng Bàng
4741090603_63544b0370_c.jpg
Kinh Bải Sậy –Hàng Bàng ở Chợ Lớn khi xưa với nét đẹp thanh bình

The post Tìm về rạch Bải Sậy – kinh Hàng Bàng xưa, nơi kinh tế phát triển sánh ngang cùng Hồng Công và Singapore appeared first on Yêu Quê Hương.

Xem tiếp...
 
Top Bottom