MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
687K

Tìm hiểu về đờn ca tài tử Nam Bộ

Shopee 8.8


Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật đặc sắc tại Việt Nam. Sau những giờ lao động mệt nhọc, nhà nông ngẫu hứng với giọng hát và cây đàn. Với giai điệu độc đáo đờn ca tài tử trở thành nét văn hóa không thể thiếu tại miền Tây. TopReview.vn sẽ giới thiệu đến các bạn về loại hình nghệ thuật này nhé!

1/. Lịch sử ra đời


Đờn ca tài tử ra đời và phát triển từ cuối thế kỷ thứ 19. Ban đầu, người nông dân dùng nó để tiêu khiển, giải trí. Thế nhưng những bài hát và giai điệu trìu mến đã khiến đờn ca tài tử trở nên nổi tiếng. Thuở mới thành lập chỉ có đàn. Về sau môn nghệ thuật này còn kết hợp với ca hát.

Đờn ca tài tử được lưu giữ và phát huy
Đờn ca tài tử được lưu giữ và phát huy

Loại hình nghệ thuật này có sự hòa quyện giữa các loại nhạc cụ như: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn cò, sáo. Từ đó chúng mang lại giai điệu mượt mà và đi vào lòng người. Hầu hết tất cả các nơi tại miền Tây, đờn ca tài tử khá phổ biến.

2/.Thành phần một buổi trình diễn


Đờn ca tài tử được sáng tác dựa trên nền nhạc của các bản nhạc lễ, nhạc đình, nhạc dân gian. Các bài này được biến tấu từ 72 bài nhạc cô và từ 20 bài gốc cho 4 giai điệu. Ngoài sự hòa quyện của các nhạc cụ, còn có sự xuất hiện của đào hát.

Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là loại hình văn hóa phi vật thể năm 2013
Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là loại hình văn hóa phi vật thể năm 2013

Ban đầu, loại hình nghệ thuật này chỉ đơn giản là trải manh ngồi hát. Để tạo sự thu hút, hiện nay các nghệ sĩ chăm chút hơn cho trang phục. Bên cạnh đó, họ còn chú trọng đến nghệ thuật trình diễn. Điều này làm đờn ca càng ngày càng trở nên phát triển và được chú ý đến hơn.

3/. Giai điệu


Giai điệu đờn ca tài tử thường rất mượt mà và êm tai. Chính sự kết hợp từ các nhạc cụ truyền thống đã tạo nên nét cổ kính. Không giống như các thể loại nhạc hiện đại, giai điệu này ôn hòa như kể về chính cuộc sống của miền Tây.





Một bài hát nổi bật của đờn ca tài tử

Trên nền nhạc du dương, người hát được thể loại nhạc này cần có chút kỹ năng. Điều quan trọng của người hát nằm ở chất giọng khỏe và dài. Hầu hết các bài nhạc đều có nốt cao và ngân dài. Để bản đờn ca hay, không thể thiếu một giọng hát hay và truyền cảm.

4/. Trình diễn


Đờn ca tài tử được trình diễn tại các chương trình văn nghệ từ từ nhỏ đến lớn. Đa phần các buổi trình diễn đều thu hút đông đảo khán giả. Đây là dịp con người miền Tây quảng bá nét văn hóa riêng của mình.

Ngoài ra, tại các nhà hàng hay quán ăn, giai điệu tài tử vẫn ngân vang. Đây là điểm nhấn thu hút thực khách. Ngoài sự trình diễn của các nghệ sĩ còn có sự giao lưu của thính giả. Điều này làm đờn ca đi vào cuộc sống của mọi người một cách giản dị và gần gũi nhất.

5/. Ý nghĩa


Giai điệu miệt vườn vang lên như xua tan bao mệt mỏi cho người dân lao động. Nguồn gốc xuất phát của thể loại nghệ thuật này từ cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy lời ca vô cùng gần gũi và rất quen thuộc. Đờn ca giúp con người vui tươi và tràn đầy sức sống.

Ngày nay đờn ca tài tử vẫn được lưu truyền. Đây là cách người Nam bộ lưu giữ truyền thống của mình qua từng thế hệ. Giai điệu mượt mà, sắc sảo đã giúp phần phát triển du lịch địa phương tại miền Tây.

6/. Sự phát triển của đờn ca miền Tây


Từ ngày mới ra đời, đờn ca tài t chỉ ở phạm vi gia đình, chòm xóm. Danh sách bài hát cũng rất hạn hẹp. Bên cạnh đó cũng hiếm có ca sĩ chuyên môn hát về dòng nhạc này.

Đờn ca tài tử từ thuở sơ khai
Đờn ca tài tử từ thuở sơ khai

Với sự hấp dẫn vốn có, loại hình nghệ thuật này nhanh chóng phát triển. Ngày càng có nhiều nghệ sỹ tham gia biểu diễn. Hiện nay, các cuộc thi tài tử miệt vườn cũng được tổ chức khá phổ biến. Đây là dịp người dân thể hiện niềm đam mê. Phần khác cũng giúp quảng bá một nét văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc quê hương.

7/. Đối tượng khán giả


Với dòng nhạc êm dịu nhưng chứa đựng đầy sự sâu lắng, đờn ca xứ phương Nam phù hợp với lứa tuổi từ trung niên trở lên. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng thanh niên và trẻ nhỏ cũng đam mê chúng. Hầu hết tại các bữa tiệc miền Tây, bạn đều nghe thấy những âm thanh du dương của dòng nhạc.

8/. Các tác phẩm và tác giả nổi tiếng

Tác phẩm


Trước kia, các bản của đờn ca tài tử xuất phát ngẫu hứng. Người đàn dùng dao – người ca dùng lời nói. Lời bài hát và âm thanh diễn ra ngẫu nhiên do sự kết hợp giữa đàn và ca sĩ. Chính vì thế, bài bản giản dị nhưng cũng không kém phần thu hút.

Dạ cổ hoài lang là một tác phẩm nổi tiếng của bộ môn nghệ thuật này
Dạ cổ hoài lang là một tác phẩm nổi tiếng của bộ môn nghệ thuật này

Trong kho tàng đờn ca tính đến nay có hơn nghìn bài hát. Các bài hát nổi tiếng phải kể đến như: Tình anh bán chiếu, Dạ cổ hoài lang. Bên cạnh đó Lý giao duyên, Nam đảo…cũng gây được tiếng vang.

Tác giả


Các tác giả tên tuổi trong làng đờn ca phương Nam bao gồm Nghệ sĩ nhân dân Bảy Bá, soạn giả Viễn Châu. Một vài các tên quen thuộc khác như: nghệ sĩ Minh Châu, Út Trà Ôn. Các ông đều có cống hiến rất lớn cho nghệ thuật đờn ca xứ Phương Nam.

Nhắc đến các môn nghệ thuật miền Tây, không ai không biết đờn ca tài tử. Nó được xem như truyền thống quý báu cũng như niềm hãnh diện của mảnh đất phương Nam. Nghệ thuật đờn ca này đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. TopReview.vn hy vọng thông tin này hữu ích với bạn.




Xem tiếp...
 
Top Bottom