SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Tìm hiểu về bệnh thủy đậu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

Triệu chứng bệnh​


Gồm 4 thời kỳ

Thời gian ủ bệnh
: trung bình 14-15 ngày

Thời kỳ khởi phát: 24-48 giờ

  • Sốt nhẹ (sốt cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch). Sốt cao nói lên tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu.
  • Phát ban, (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nên da bình thường, có kích thước vài mm, tồn tại khoảng 24 giờ trước khi thành bóng nước, có thể ngứa.

Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc):

  • Giảm sốt.
  • Nổi bóng nước tròn trên nền viền da, màu hồng, đường kính 3-13mm (thường dưới 5mm). Bóng nước xuất hiện ở da đầu, thân người, sau đó lan ra tay chân. Trên một vùng da có thể xuất hiện bóng nước với nhiều lứa tuổi.
  • Bóng nước có thể mọc trên niêm mạc đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, âm đạo. Bóng nước xuất hiện càng nhiều bệnh càng nặng.

Thời kỳ hồi phục: Sau một tuần, bóng nước đóng mài, lành không để lại sẹo (trừ bội nhiễm).

Biến chứng​


Thủy đậu là bẹnh lý lành tính, tuy nhiên có thể có các biến chứng cần lưu ý như sau:

  • Nhiễm trùng da (bóng nước bội nhiễm) thường gặp nhất.
  • Viêm phổi, viêm gan, viêm não màng não, nhiễm trùng huyết do bội nhiễm, các biến chứng này thường rất nặng nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời.
  • Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh khi bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Hội chứng Reye, Guillian – Barre (Bệnh tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ đa số sau nhiễm virus cấp tính và rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công các dây thần kinh).

Điều trị​


Trẻ cần nhập viện khi: sốt cao liên tục khó hạ nhiệt độ khi dùng paracetamol, ho nhiều, thở co lõm ngực, lừ đù hoặc bức rứt nhiều,…

Điều trị ngoại trú: có bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc bằng thuốc kháng virus đường uống (acyclovir).

Điều trị nhiễm trùng nếu có bội nhiễm:

  • Kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Giảm ngứa bằng các thuốc kháng histamine.
  • Giảm đau hạ sốt bằng acetaminophen.

Chăm sóc dinh dưỡng:

  • Vệ sinh da hằng ngày.
  • Mặc quần áo kín và rộng, cắt đầu móng tay.
  • Nên tắm rửa sạch sẽ, không kiên cử quá mức.
  • Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

Phòng bệnh​

  • Chủ động tiêm vắc xin bằng virus sống giảm độc lực cho trẻ từ 12-18 tháng tuổi với 1 liều duy nhất.
  • Cách ly trẻ bị bệnh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom