SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Tìm hiểu về bệnh Suy giáp - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngọc Khuê

Tích Cực

1. Định nghĩa​


Là một hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng gây ra do hormon giáp giảm thấp trong máu. Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi. Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam.

Suy giáp dưới lâm sàng:

  • Bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
  • Biểu hiện cận lâm sàng thấy nồng độ hormone giáp trong máu (FT3; FT4) trong giới hạn bình thường
  • Nồng độ TSH tăng nhẹ.

2. Nguyên nhân gây suy giáp​


Đây là một bệnh hay gặp trong lâm sàng nội khoa cũng như ngoại khoa, bệnh xảy ra do

  • Tự miễn: 50% : Viêm Giáp Hashimoto, Viêm gan sau sinh, Kháng thể kháng thụ thể TSH
  • Ức chế do thuốc: iode, Lithium, interferon, metoclopropamide, domperidon…
  • -Xảy ra sau điều trị Xạ trị, Phẫu thuật, liệu pháp thay thế hormone không thích hợp
  • Đôi khi suy giáp xảy ra không rõ nguyên nhân, do hút thuốc….

3. Các triệu chứng điển hình của suy giáp​

  • Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, có khi tăng cân.
  • Sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh; tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa.
  • Phù niêm mạc toàn thể, da mỡ (trông láng bóng), thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt (nặng mí mắt), lưỡi (lưỡi to dày), thanh quản (nói khàn, khó thở), cơ (gây giả phì đại cơ).
  • Dễ táo bón.
  • Suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

4. Các nguy cơ có thể xảy ra​

  • Tăng cholesterol,Triglyceride, giảm HDL
  • Tăng đề kháng mạch máu ngoại biên
  • Thay đổi nội mạc mạch máu
  • Tăng nguy cơ bệnh mạch máu ngoại biên ở nữ
  • Tăng độ dầy Động mạch cảnh
  • Tăng suy tim sung huyết
  • Suy chức năng tâm thất ở thì tâm thu và tâm trương
  • Tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, cơn hoảng loạn
  • Tăng nguy cơ chậm lớn ở trẻ có Mẹ bị suy giáp dưới lâm sàng lúc mang thai

5. Chỉ định điều trị​

  • TSH luôn luôn >10 (2% BN/nămàSuy giáp thực sự)
  • Hiệu giá kháng thể kháng giáp cao
  • Bướu giáp
  • Rối loạn chuyển quá lipid
  • Táo bón, mệt mỏi, da khô, vọp bẻ…

6. Phương pháp điều trị suy giáp​


Phương pháp điều trị suy được bác sĩ chỉ định tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

  • Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc là đủ.
  • Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt, cần bổ sung chất này.
  • Trong trường hợp bệnh xuất hiện do suy thùy trước tuyến yên, bác sĩ sẽ cho bổ sung các hoóc môn cần thiết.
  • Với những bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn, cần bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.
  • Các bệnh nhân hôn mê do suy giáp cần được chăm sóc tại khoa điều trị tăng cường, đặt máy theo dõi các chức năng sống và làm một số xét nghiệm cần thiết. Về thuốc, cần dùng hoóc môn tuyến giáp liều cao và glucocorticoid.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom