SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Tiểu Đường Trong Thai Nghén - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng

Vì sao khi mang thai có thể sinh ra tiểu đường ?​

  • Tụy tạng có những đảo nhỏ gọi là đảo Langerhans có những tế bào tiết ra hormone gọi là Insuline. Chính insuline giúp cho cơ thể tiêu hóa đường bằng cách tăng tính thấm qua màng tế bào để đường nuôi dưỡng tế bào.
  • Nhờ đó đường huyết của chúng ta luôn luôn được ổn định. Khi có thai, cơ thể tạo ra những hormone khác nhau làm cho insuline khó tác dụng hơn và sinh ra hiện tượng gọi là " đề kháng Insuline "
  • Khi tụy không sản xuất đủ insuline để giữ ổn định đường máu thì thai phụ bị tiểu đường. Nhưng tiểu đường thai nghén thường không gây ra triệu chứng. Do đó để biết có bị tiểu đường hay không thì phải xét nghiệm đường máu để phát hiện bệnh.
  • Thường người ta thử đường máu vào tuần lễ thứ 24 và 28 của thai kỳ. Có thể thai phụ sẽ rất ngạc nhiên khi biết lượng đường huyết của mình bị tăng cao. Chính đường huyết tăng cao sẽ gây ra rắc rối cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Triệu chứng của tiểu đường​


Nếu thai phụ có triệu chứng thì có thể là đã bị tiểu đường loại khác rồi mà thai phụ vẫn không hề hay biết. Các triệu chứng có thể gồm:

  • Khát nước nhiều
  • Đi tiểu nhiều
  • Đói nhiều
  • Hoa mắt

Tuy nhiều người có thai thường hay tiểu nhiều, thèm ăn nên chưa chắc đã là do tiểu đường. Và nếu có triệu chứng như vừa kể thì dù sao cũng nên đến bác sĩ để xét nghiệm đường huyết kiểm tra lại.

Chẩn đoán tiểu đường thai nghén như thế nào ?​

  • Tất cả thai phụ nên xét nghiệm đường máu trong những tuần lễ thứ 24 và 28. Còn nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ bị tiểu đường thì nên xét nghiệm sớm hơn.
  • Thường người ta làm 2 xét nghiệm đường huyết: xét nghiệm thứ nhất được làm sau khi thai phụ uống một cốc nước ngọt 1 giờ và xét nghiệm thứ 2 sau 3 giờ. Nếu lượng đường huyết vẫn ở một mức nào đó cao hơn bình thường thì có thể xem như thai phụm đang bị tiểu đường thai nghén.

Nếu có tiểu đường thai nghén thì điều trị như thế nào ?​

  • Thai phụ có thể tự kiểm soát lượng đường huyết của mình bằng cách điều chỉnh thức ăn và tập thể dục. Sự lựa chọn này sẽ giúp tránh được tiểu đường thai nghén trong những lần có thai tiếp theo và tránh được sự chuyển tiếp sang dạng tiểu đường týp 2, một loại tiểu đường vĩnh viễn.
  • Thai phụ có thể tự đo lượng đường máu của mình và báo cho bác sĩ đều đặn để theo dõi điều trị. Thai phụ cũng có thể tự chích insuline để điều chỉnh lượng đường huyết.
  • Insuline thai phụ chích là loại insuline tổng hợp nhân tạo, nó hòa cùng insuline tự nhiên do tụy tiết ra để điều chỉnh lượng đường huyết được ổn định.

Nguyên nhân nào gây nên tiểu đường thai nghén ?​

  • Trong khi có thai, trong lòng tử cung, ngoài thai nhi còn có một tổ chức để chuyển tiếp máu (tức là thức ăn và nước) từ mẹ qua con để nuôi sống thai nhi, đó là bánh nhau.
  • Trong máu có nhiều hormone. Trong đó có những hormone làm cho tác dụng của insuline bị cản trở, vì thế cơ thể người mẹ phải sản xuất thêm nhiều insulin để bù đắp. Nhưng nếu cơ quan tiết insuline, tức là tụy, không làm việc để sản xuất đủ lượng insuline cần thiết giúp giữ ổn định đường máu thì tiểu đường thai nghén phát sinh.
  • Khi người mẹ bị tiểu đường thì không có nghĩa là con cũng sẽ bị tiểu đường. Thai phụ bị tiểu đường nhưng vẫn sinh con vẫn khỏe mạnh nếu thai phụ giữ được lượng đường huyết trong giới hạn an toàn.

Hiếm khi mẹ và con có vấn đề với đường huyết cao​


Một số rắc rối gồm:

  • Cao huyết áp
  • Con quá to. Nếu một thai nhi nhận quá nhiều đường, đường sẽ biến thành chất béo và làm thai nhi lớn nhanh hơn bình thường. Nếu trẻ to quá sé khó sinh ở đường âm đạo và vì thế phải cần đến mổ đẻ lấy thai.
  • Sau khi sinh, lượng insuline thừa có thể làm cho bé bị hạ dường huyết. Nếu đường huyết quá thấp thì phải cho thêm trẻ sơ sinh đường. Trẻ cũng có thể bị hạ calci máu, tăng cao bilirubin và tăng lượng hồng cầu.
  • Tuy nhiên, tiểu đường thai nghén sẽ tự hết sau khi sinh. Nhưng một khi đã bị tiểu đường thai nghén thì lần có thai tiếp theo, thai phụ dễ bị chuyển thành tiểu đường týp 2. Tỷ lệ chuyển đổi trên là 50%.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguy cơ bị tiểu đường thai nghén ?​


Khi có thai, thai phụ cần để ý các yết tố sau vì chúng là những yếu tố dẫn đến tiểu đường thai nghén :

  • Nếu thai phụ ở tuổi 25 hay lớn hơn khi mang thai.
  • Nếu đã bị tiểu đường thai nghén lần trước đó
  • Nếu đã một lần sinh bé nặng hơn 4000g
  • Chính bản thân thai phụ khi được sinh ra nặng hơn 4000g
  • Thai phụ có cha mẹ hay anh em bị tiểu đường týp2
  • Thai phụ bị béo phì (nếu chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) >= 30
  • Thai phụ bị đa nang buồng trứng
  • Nếu thai phụ dùng corticoids.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom