THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
395K

Tiêm tan filler bằng Hyaluronidase

Phương Nga

Tích Cực
Khi bạn không hài lòng với kết quả tiêm filler, có một phương pháp giúp đảo ngược kết quả nhanh chóng là tiêm tan

Tiêm tan filler bằng Hyaluronidase là gì?​


Hyaluronidase là một loại enzym có trong cơ thể được bác sĩ tiêm vào da nhằm phân giải các chất làm đầy chứa acid hyaluronic (HA) như Juvederm, Restylane hoặc Belotero. Nếu không can thiệp tiêm hyaluronidase thì các filler chứa HA cũng sẽ bị phân hủy tự nhiên bởi enzym có trong cơ thể, nhưng quá trình đó có thể kéo dài đến 18 tháng phụ thuộc vào tốc độ chuyển hóa của cơ thể. Theo Dr Tâm “ Hyaluronidase sẽ khiến bạn kinh ngạc về tốc độ phân giải của nó. Các sản phẩm phổ biến nhất của hyaluronidase được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ là Hydase, VitraseHylenex”.

Thông thường, bác sĩ sử dụng hyaluronidase để đảo ngược kết quả tiêm filler quá mức như: môi hoặc má quá căng đầy, hiệu ứng Tyndall - vệt xanh đậm ở dưới hốc mắt dưới, tình trạng nổi cục ở dưới da, kết quả bất đối xứng, hoặc sưng nề quanh mắt.

Trong những trường hợp rất hiếm gặp, hyaluronidase được dùng để đảo ngược ngay lập tức một biến chứng nghiêm trọng của kết quả tiêm filler HA, như là tắc động mạch hoặc có cục máu đông phía sau mắt. Nếu chẳng may tiêm chất làm đầy vào trong mạch máu hoặc filler gây chèn ép lên mạch máu, nó có thể gây đau và đổi màu da – xanh tím hoặc trắng bợt – cũng như gây sưng nề và hoại tử da. Theo Dr Tâm “ Mặc dù rất hiếm gặp, có một nguy cơ nhỏ là khi tiêm filler ở bất kỳ vị trí nào trên mặt, cục máu đông sẽ trôi về phía sau mắt. Tuy nhiên, tiêm hyaluronidase vào phía sau mắt sẽ nhanh chóng giải quyết được tình trạng này”.

Hyaluronidase tác dụng nhanh chóng, phân giải HA ngay lập tức. Tuy nhiên, có một số loại filler khó phân giải hơn, phải cần đến vài phiên tiêm hyaluronidase – cách nhau khoảng vài ngày hoặc thậm chí là một vài tuần - để phân giải hoàn toàn. Nói chung, dòng sản phẩm Restylane là dễ phân giải nhất, tiếp đến là các sản phẩm Juvederm và khó nhất là Belotero.

Trừ khi tiêm filler gây nguy hiểm cho sức khỏe, còn không thì đừng hoảng sợ. Tiêm tan filler bằng Hyaluronidase có thể được sử dụng ngay sau khi tiêm filler. Nếu bạn không hài lòng với kết quả tiêm filler của mình, hãy chờ đợi 1 – 2 tuần để filler ổn định, sưng nề và bầm tím bớt đi, cái nhìn thẩm mỹ cũng thay đổi, lúc đó có thể cân nhắc tiêm tan filler. Trường hợp ngoại lệ (nguy hiểm): Nếu bạn cảm thấy sưng nề bất thường, nóng, rất đau hoặc thay đổi màu da tại vị trí tiêm hoặc bạn bị nổi mề đay, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, tắc động mạch hoặc phản ứng dị ứng.

Mẹo: Nếu bạn có ý định làm phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt, hãy thảo luận với bác sĩ về việc tiêm tan filler trước phẫu thuật. Hầu hết các bác sĩ đều nói rằng điều này là không cần thiết, nhưng nếu bạn thực hiện các quy trình thay đổi hình khối khuôn mặt như cấy mỡ tự thân, thì tốt hơn hết bạn nên tiêm tan filler trước khi phẫu thuật.

Ưu nhược điểm của tiêm tan filler bằng hyaluronidase​


Ưu điểm

  • Quy trình diễn ra nhanh chóng, thời gian chưa đến 10 phút và bạn có thể quay trở lại làm việc ngay lập tức. Một số bệnh nhân sẽ thấy được sự tiêu biến ngay lập tức, nhưng nhiều người khác có thể cần tới vài lần tiêm để đạt được kết quả mong muốn.
  • Gần như không đau. Tiêm hyaluronidase cảm giác gần giống với tiêm filler chứa HA và thường được thực hiện mà không cần thuốc giảm đau (bạn có thể chọn kem bôi tê trước khi tiêm, nhưng thường không cần thiết).
  • Rủi ro thấp. Gần như không có trường hợp nào chống chỉ định với tiêm tan filler.

Nhược điểm

  • Có thể bị bầm tím tại chỗ tiêm. Hầu hết bệnh nhân đều bị sưng nhẹ. Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể xảy ra như: đỏ, đau và cảm giác ngứa tại vị trí tiêm.
  • Sử dụng hyaluronidase để tiêm tan filler là tác dụng không được ghi trên nhãn thuốc này, có nghĩa là nó không được FDA chấp thuận cho mục đích này. Tuy nhiên, hơn 20 năm nay các bác sĩ đã sử dụng hyaluronidase để phân giải filler chứa HA – và báo cáo rằng họ hiếm khi gặp biến chứng khi tiêm.
  • Khó tiên lượng kết quả. 1 lần tiêm hyaluronidase không thể mang lại hiệu quả như nhau đối với tất cả các loại filler HA, vì bản chất của filler khác nhau nên mức đáp ứng với hyaluronidase khác nhau. Ngoài ra có thể bị phân giải không đồng đều.
  • Đôi khi kết quả tiêm tan filler lại vượt quá mong muốn của bệnh nhân gây giảm thể tích mô vùng tiêm.

Quy trình tiêm tan filler diễn ra như thế nào?​


Quy trình tiêm tan filler giống khá nhiều với tiêm filler. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ hyaluronidase vào vùng điều trị, cảm giác hơi nóng da một chút rồi nguội luôn. Hầu hết bệnh nhân không cần bôi kem tê, trừ khi họ muốn tiêm tan filler quanh môi (có thể khá nhạy cảm). Thời gian của 1 quy trình tiêm hyaluronidase thường mất ít hơn 20 phút.

Điều quan trọng là lựa chọn một bác sĩ có kinh nghiệm, lý tưởng nhất là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ - để thực hiện tiêm hyaluronidase cho bạn.

Lưu ý rằng đối với khách hàng có kế hoạch tiêm filler nhiều phiên, thì trong ngày tiêm hyaluronidase không nên tiêm filler HA, trừ khi các vùng điều trị cách xa nhau, vì enzyme hyaluronidase sẽ phân giải bất cứ chế phẩm nào chứa HA được tiêm cùng ngày. Các bác sĩ khuyên nên cách khoảng 2 tuần giữa lần tiêm filler và tiêm hyalurodinase trị để đạt được kết quả tốt nhất.

Một số bệnh nhân chỉ cần 1 phiên tiêm hyaluronidase là đủ trong khi các bệnh nhân khác phải cần nhiều phiên. Cơ địa mỗi người sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc tốc độ phát huy tác dụng của hyaluronidase. Bác sĩ thường đợi vài ngày giữa các lần tiêm hyaluronidase, để sưng nề giảm đi và có thể thấy được kết quả trước khi quyết định xem có cần tiêm thêm hyaluronidase hay không, vì đây là một quy trình khó dự đoán kết quả.

Giống với tiêm filler, bạn không cần thời gian bình phục sau khi tiêm hyaluronidase. Tuy nhiên, bạn có thể bị sưng hoặc bầm tím nhẹ - có thể mất 1 vài tuần để chúng mờ hoàn toàn.

Khi nào thấy được kết quả tiêm tan filler?​


Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào loại chất làm đầy HA mà bạn tiêm ban đầu (và mức độ khó phân hủy của nó) cũng mục tiêu kết quả mà bạn muốn. Có bệnh nhân rất hài lòng sau khi tiêm tan filler ở môi, tuy nhiên cần lưu ý rằng tiêm tan không phải là phép thuật. Nó có thể hòa tan nhiều chất làm đầy hơn mong muốn, và khi điều này xảy ra bác sĩ lại phải tiêm filler bổ sung khoảng thời gian sau.

Kết quả duy trì được bao lâu?​


Hyaluronidase phân hủy filler chứa HA vĩnh viễn. Muốn khôi phục trở lại hoặc làm đầy da sau một phiên tiêm hyaluronidase, bạn phải tiêm chất làm đầy mới.

Tiêm tan filler giá bao nhiêu?​


Giá cả có thể dao động đáng kể, phụ thuộc vào lượng hyaluronidase cần để tiêm tan các chất làm đầy, kinh nghiệm của bác sĩ và địa điểm phòng khám.

Mẹo : Để giảm thiểu nguy cơ tiêm filler thất bại, hãy luôn chọn bác sĩ giỏi. Nếu kết quả tiêm filler không như ý muốn và bạn chọn tiêm tan thì hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn rất có kinh nghiệm tiêm tan.

Các lựa chọn thay thế tiêm tan filler​


Nếu bạn muốn tiêm tan lượng nhiều filler HA và nhanh chóng thì không có lựa chọn nào thay thế được cho hyaluronidase.

Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng chời đợi, thì cơ thể bạn cũng sẽ tự hấp thụ filler và nó sẽ biến mất. Hầu hết các chất làm đầy chứa HA được tiêu biến tự nhiên trong vòng 6-18 tháng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom