SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Tiêm phòng bệnh thấp tim là gì, có tác dụng thế nào?

Nguyễn Hoài Như Tim mạch Đã hỏi: Ngày 22/06/2021

Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim. Bác sĩ nói con tôi cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim là tiêm thuốc gì, có tác dụng thế nào trong việc trị bệnh? Nên tiêm khi nào và có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.​


3.211 lượt xem


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital



Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 22/06/2021
Tim mạch


Chào bạn,

Tại Việt Nam, hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thấp tim là các vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu. Bệnh nhân thường mắc bệnh sau viêm họng do liên cầu từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh thấp tim gây tổn thương các cấu trúc van tim, dày, co kéo, vôi hóa tổ chức van tim. Do vậy, thấp tim vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh van tim.

Nhờ hiệu quả của các loại vắc-xin, tỉ lệ thấp tim ngày nay đang có xu hướng giảm rõ rệt tuy nhiên vẫn còn cao. Đặc biệt, bệnh dễ tái phát trong thời kỳ thiếu nhi và thanh niên. Những lần tái phát này thường làm cho bệnh tim nặng lên, khiến các tổn thương van tim tiến triển nhanh hơn.

Trong các biện pháp dự phòng, tiêm phòng thấp là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa thấp tim tái phát trở lại và hạn chế tiến triển xấu của bệnh van tim.

Thuốc dùng để tiêm phòng bệnh thấp tim là penicillin. Thuốc tác dụng chậm và cũng như tiêm các loại kháng sinh khác, có một số nguy cơ như: dị ứng, sốc phản vệ,…Bởi vậy, trước khi tiêm phòng thấp, con của bạn cũng như các bệnh nhân khác đều được thử phản ứng trước, nhằm làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Một số tác dụng phụ khác như đau ở vị trí tiêm, chảy máu, hay tiêm vào thần kinh ngồi (ít gặp).

Bạn nên cho bé tiêm phòng cấp ngay ngay sau khi điều trị đợt thấp tim cấp. Thời gian tiêm thay đổi tuỳ theo tình trạng cụ thể của bệnh: Thấp tim lần đầu hay tái phát nhiều lần, mức đọ ảnh hưởng đến tim và các van tim…Thông thường như sau:

+ Thấp tim kèm theo viêm cơ tim, có di chứng van tim: bệnh nhân cần tiêm dự phòng ít nhất đến 40 tuổi, có thể suốt đời.

+ Thấp tim có viêm tim nhưng chưa gây ra di chứng van tim: cần dự phòng cho đến tuổi trưởng thành. Thường ít nhất là 10 năm hoặc có thể lâu hơn.

+ Thấp tim không có viêm tim: cần tiêm phòng liên tục trong 5 năm. Nếu trong 5 năm mà bệnh nhân có 1 lần tái phát thì phòng đến 21 tuổi hoặc lâu hơn.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về việc tiêm phòng thấp tim và có những lựa chọn đúng đắn.

Xem tiếp...
 
Top Bottom