SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Tiêm phòng vắc-xin 5 trong 1 giúp trẻ phòng ngừa cùng lúc 5 loại bệnh có nguy cơ mắc phải, đồng thời tiết kiệm thời gian, giảm thiểu mũi tiêm phòng cho trẻ. Lịch tiêm vắc-xin 5 trong 1 cần được tuân thủ đủ số lần, thời điểm để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh của vắc-xin.

1. Vắc-xin 5 trong 1 có những loại nào?​


Trẻ tiêm vắc-xin 5 trong 1 có thể lựa chọn 1 trong 2 loại sau:

Vắc-xin 5 trong 1 ComBe Five (Ấn Độ): Có thể phòng được các bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà, bệnh viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra. Trẻ được tiêm vắc-xin 5 trong 1 ComBE Five sẽ cần được uống hoặc tiêm bổ sung vắc-xin phòng ngừa bệnh bại liệt riêng biệt để tăng hiệu quả phòng ngừa tuyệt đối với 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): Có thể ngăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn Hib. Vắc-xin Pentaxim không có thành phần phòng ngừa bệnh viêm gan B, bởi vậy trẻ được tiêm vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim cần được tiêm bổ sung vắc-xin viêm gan siêu vi B sau đó.

Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?

Vắc-xin 5 trong 1 ComBe Five (Ấn Độ)

2. Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?​


Theo lịch tiêm chủng mở rộng, lịch tiêm vắc-xin 5 trong 1 có phác đồ như sau:

  • Tiêm mũi 5 trong 1 lần 1: Thực hiện khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Tiêm vắc-xin 5 trong 1 lần 2: Thực hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi.
  • Tiêm mũi 5 trong 1 lần 3: Thực hiện khi trẻ được 4 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1: Thực hiện khi trẻ được 12 - 24 tháng tuổi.

Các mũi tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 cần đảm bảo đúng thời điểm nêu trên để tăng cường hiệu quả phòng ngừa của vắc-xin cũng như tăng sức đề kháng khỏi bệnh của trẻ nhỏ. Sau khi tiêm đầy đủ vắc-xin 5 trong 1, phụ huynh cần chú ý cần bổ sung thêm mũi đơn vắc-xin ngừa viêm gan B cho trẻ.

3. Tầm quan trọng của mũi tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1​


Các mũi tiêm nhắc lại vắc-xin 5 trong 1 thường bị phụ huynh quên hoặc cho rằng không quan trọng mà bỏ qua, hoặc thậm chí không nắm rõ thời điểm nào cần tiêm nhắc lại... Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của vắc-xin cũng như hiệu quả phòng ngừa bệnh cho con trẻ.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, thời gian lý tưởng để hoàn thành 3 mũi tiêm vắc-xin 5 trong 1 cơ bản là trước khi trẻ đầy 1 tuổi, các mũi cách nhau ít nhất 28 ngày để đảm bảo sự hấp thụ vắc-xin phòng ngừa bệnh. Mũi tiêm vắc-xin 5 trong 1 nhắc lại cần phải tiêm khi trẻ được 16 đến 18 tháng tuổi. Lịch tiêm phòng vắc-xin 5 trong một cần được hoàn thành trước khi trẻ đầy 24 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 đúng thời gian và hoàn thành phác đồ tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1 sẽ giúp cơ thể trẻ có đầy đủ miễn dịch và bền vững trước nguy cơ mắc các bệnh nói trên.

Tầm quan trọng của việc tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 được đánh giá cao, bởi hệ miễn dịch vắc-xin tạo ra cho cơ thể trẻ giảm dần theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế miễn dịch, độ tuổi, đáp ứng của cơ thể trẻ đối với vắc-xin, nên khi ở thời điểm mà lượng kháng thể ở vắc-xin dần hết, cơ thể không đủ sức chống chọi với nguy cơ sự tấn công của bệnh thì sự tiêm nhắc lại có vai trò quan trọng tăng cường tiếp hệ miễn dịch và sức đề kháng cần thiết cho trẻ. Liều tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 chính là mũi tiêm giúp hệ miễn dịch tái sản xuất lượng kháng thể mới bảo vệ cơ thể của trẻ tốt hơn.

Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?

Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) là vắc-xin kết hợp

4. Chú ý khi tiêm vắc-xin 5 trong 1​


Trẻ khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 thường có dấu hiệu sốt. Đây là biểu hiện bình thường sau khi tiêm phòng ở trẻ. Thông thường, trẻ sau khi tiêm phòng vắc-xin 5 trong 1 thường sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, ăn uống kém, kéo dài 1-2 ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần vắc-xin phòng bệnh ho gà là loại toàn tế bào ở vắc-xin 5 trong 1 ComBE Five. Điều này đã được cải thiện ở vắc-xin Pentaxim, với thành phần vô bào ít gây phản ứng sốt, khóc, khó chịu cho trẻ sau khi tiêm chủng.

Cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc-xin 5 trong 1, đặc biệt là hiện tượng sốc phản vệ bao gồm các triệu chứng điển hình như:

  • Trẻ thở khò khè, ngắt quãng
  • Trẻ bị phù nề mặt hoặc phù nề toàn thân
  • Trẻ sốt cao trên 38.5 độ
  • Trẻ khóc thét dai dẳng kèm la hét, có hiện tượng co giật
  • Ở chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch

5. Khi nào nên hoãn tiêm vắc-xin 5 trong 1 cho trẻ?​


Tiêm đúng đủ vắc-xin 5 trong 1 sẽ giúp làm tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ, đảm bảo cho trẻ nhỏ một sự miễn dịch toàn diện trước các bệnh có nguy cơ cao mắc phải. Tuy nhiên, ở một số trường hợp sau, cha mẹ cần hoãn tiêm phòng cho trẻ:

  • Trẻ có dấu hiệu kích ứng, phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin trước đó hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin
  • Trẻ sốt cao hoặc hạ thân nhiệt
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch nặng
  • Trẻ đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển
  • Nghe nhịp tim, nhịp thở, phổi bất thường
  • Tri giác bất thường (li bì hoặc không nhận thức)

Xem tiếp...
 
Top Bottom