SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
336K

Thuốc Gleevec: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Gleevec có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của 1 số loại ung thư ác tính. Để việc điều trị hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Gleevec thì người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc Gleevec có tác dụng gì?​


Thuốc kê đơn Gleevec (còn gọi là Imatinib) thường được chỉ định để làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư như: Ung thư bạch cầu cấp tính dòng lympho, bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML), khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) và bệnh tăng sinh tủy.

Thuốc Gleevec cũng có thể được sử dụng để điều trị một số rối loạn miễn dịch, ví dụ như tăng tế bào mastocytosis toàn thân tích cực, hội chứng tăng bạch cầu ái toan...

2. Sử dụng thuốc Gleevec đúng cách như thế nào?​


Việc sử dụng thuốc Gleevec đúng cách sẽ giúp tăng hấp thu hoạt chất, phát huy tối đa tác dụng điều trị, đảm bảo hiệu quả cho người dùng. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc Gleevec đúng cách như sau:

  • Bạn nên uống thuốc Gleevec với 1 cốc nước đầy (khoảng 240ml), uống trong hoặc ngay sau khi ăn, liều dùng 1 hoặc 2 lần/ngày. Không nghiền hoặc nhai nát viên thuốc.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nuốt toàn bộ viên thuốc Gleevec, bạn có thể hòa tan thuốc trong một cốc nước, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi thuốc tan hết và uống ngay.
  • Liều dùng thuốc Gleevec dựa trên tình trạng sức khỏe, phản ứng với điều trị và các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Do đó, cần liệt kê với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các loại thuốc thảo dược). Đối với trẻ em, liều dùng thuốc Gleevec dựa trên trọng lượng cơ thể.
  • Bạn nên tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trong khi dùng thuốc Gleevec để hạn chế các tác dụng phụ.
  • Không tự ý tăng liều hay sử dụng thuốc Gleevec thường xuyên hoặc lâu hơn so với quy định, vì tình trạng bệnh sẽ không cải thiện nhanh hơn mà còn gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
 Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Sử dụng thuốc Gleevec đúng cách sẽ giúp tăng hấp thu hoạt chất, đảm bảo hiệu quả điều trị cho người dùng.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Gleevec​


Tương tự nhiều loại thuốc điều trị ung thư khác, Gleevec cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Bụng khó chịu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau nhức cơ khớp, chuột rút cơ, chóng mặt, mờ mắt hoặc buồn ngủ.

Hãy thông báo với bác sĩ nếu khi dùng thuốc Gleevec bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Dễ bị bầm tím và chảy máu, mệt mỏi bất thường, tăng cân đột ngột hoặc không rõ nguyên nhân;
  • Sưng bàn tay, mắt cá chân, bàn chân, bụng, quanh mắt;
  • Khó thở, tim đập nhanh, phân đen hoặc có máu, chất nôn trông giống bã cà phê;
  • Có các triệu chứng của bệnh gan như buồn nôn, nôn không dứt, chán ăn, đau dạ dày, đau bụng, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu.
  • Thuốc Gleevec có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Do đó, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như đau họng, sốt, ớn lạnh.... thì nên thông báo cho bác sĩ.
  • Thuốc Gleevec có thể gây ra tác dụng phụ do sự phá hủy nhanh chóng của các tế bào ung thư (hội chứng ly giải khối u). Để giảm nguy cơ, bạn hãy uống nhiều nước và có thể đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc bổ sung.
  • Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng đau thắt lưng và hông, tiểu đau, nước tiểu màu hồng hoặc có máu, thay đổi lượng nước tiểu, co thắt cơ, yếu cơ.
  • Thuốc Gleevec có thể gây phát ban nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể không phân biệt được đó là phát ban thông thường hay dấu hiệu của 1 phản ứng nghiêm trọng, do đó thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ tình trạng phát ban nào.

Những người dùng thuốc Gleevec có thể gặp 1 số tác dụng phụ nghiêm trọng như trên. Tuy nhiên, khi bác sĩ kê đơn tức là đã đánh giá những lợi ích của thuốc Gleevec mang lại sẽ lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ. Sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng cách của bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc phản ứng phụ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Gleevec​


Khi sử dụng thuốc Gleevec, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Trước khi dùng Gleevec, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên liệt kê tiền sử bệnh cho bác sĩ, đặc biệt nếu bản thân có các vấn đề về chảy máu, suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý gan thận hoặc cắt bỏ tuyến giáp.
  • Thuốc Gleevec có thể gây cảm giác chóng mặt, buồn ngủ, làm mờ tầm nhìn, vì thế bạn không lái xe, điều hành máy móc hoặc làm bất cứ thao tác gì cần sự tỉnh táo.
  • Tốt nhất, bạn nên hạn chế đồ uống có cồn khi sử dụng thuốc Gleevec.
  • Thuốc Gleevec có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng hoặc có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào đang có. Vì thế, khi sử dụng thuốc Gleevec, bạn nên tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh như sởi, cúm, thủy đậu.
  • Trong thời gian dùng thuốc Gleevec, bạn không nên tiêm chủng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, tránh tiếp xúc với những người mới dùng vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Để giảm nguy cơ bị chảy máu, bầm tím hoặc bị thương, hãy thận trọng khi sử dụng các vật sắc nhọn như dao cạo, máy cắt móng tay và các hoạt động va chạm mạnh.
  • Thuốc Gleevec có thể làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Nếu con bạn đang dùng thuốc Gleevec, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra chiều cao và cân nặng.
  • Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Gleevec, đặc biệt là phản ứng sưng nề.
  • Vì thuốc Gleevec có thể hấp thụ qua da, phổi, gây nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai không nên dùng thuốc Gleevec và tránh tiếp xúc, hít thở bụi từ các viên nang.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các hình thức ngừa thai khi dùng thuốc Gleevec và trong 2 tuần sau khi ngừng điều trị. Nếu bạn có thai trong khi dùng thuốc Gleevec, hãy nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc về những rủi ro và lợi ích của thuốc.
  • Thuốc Gleevec có thể gây hại cho trẻ sơ sinh, do đó không nên cho trẻ bú khi sử dụng thuốc và 1 tháng sau khi ngừng điều trị.
  • Thuốc Gleevec có thể làm chậm quá trình đào thải các loại thuốc khác khỏi cơ thể của bạn. Do đó, bạn hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Nếu sử dụng thuốc Gleevec quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất tỉnh hoặc khó thở, cần đưa người bệnh đi cấp cứu.
  • Khi sử dụng thuốc Gleevec, người bệnh được khuyến khích thực hiện khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm y tế như: Phân tích công thức máu toàn phần; thử thai; đánh giá chức năng gan, thận, trọng lượng cơ thể... để kiểm tra tác dụng phụ của thuốc và hiệu quả điều trị bệnh.
  • Trong trường hợp quên dùng 1 liều thuốc Gleevec, bạn nên uống ngay khi nhớ ra nếu chưa tới thời điểm của liều tiếp theo. Ngược lại, nếu tới thời điểm liều thuốc Gleevec kế tiếp cần được sử dụng, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo 1 cách bình thường.
  • Thuốc Gleevec cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh xa ánh sáng và độ ẩm. Giữ thuốc Gleevec xa tầm tay trẻ em và phạm vi hoạt động của vật nuôi.

Tóm lại, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ của thuốc Gleevec, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Trong trường hợp sử dụng thuốc Gleevec không thấy hiệu quả, người bệnh nên đến cơ y tế để thăm khám, điều trị.


Webmd.com

Xem tiếp...
 
Top Bottom