SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
335K

Thực phẩm tốt cho người bệnh gút - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nguyên nhân của bệnh gút​

  • Do rối loạn chuyển hóa chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu. Người bình thường thì lượng acid uric sản xuất ra và lượng thải trừ chúng luôn luôn cân bằng.
  • Khi các loại thực phẩm có chứa nhân purin đưa vào cơ thể được phân hủy thành acid uric thì lượng acid uric trong máu sẽ tăng cao. Acid uric là loại trung tính mà cơ thể con người không cần thiết loại này cho nên sẽ bị thận lọc ra khỏi dòng máu, bài tiết ra ngoài cơ thể theo đường niệu.
  • Khi lượng purin quá nhiều thì lượng acid uric được tạo ra cũng tăng theo nên cơ thể không thể đào thải ra hết được.

Nên ăn thực phẩm gì và nên kiêng thực phẩm gì đối với người bị bệnh gút?​

  • Nói chung, người bị gút nên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc (gạo, ngô, bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat tươi, rau, quả. Hạn chế sử dụng thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ.
  • Nên kiêng ăn óc, gan, tim, thận, nấm.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước lọc đủ lượng hằng ngày.
  • Khi đang lên cơn đau gút cấp thì tạm thời chỉ ăn thức ăn: cơm, bánh mì, bột ngũ cốc, trái cây, rau các loại và không nên sử dụng chất đạm (nước mắm).
  • Khi hết cơn đau, có thể ăn một số thức ăn có hàm lượng purin vừa như các loại họ đậu, rau dền, thịt gà, cá nhưng lượng ít.
  • Đối với người béo, thừa cân mà bị bệnh gút thì nên có kế hoạch giảm cân từ từ, nếu giảm nhanh quá hoặc nhịn ăn thì nồng độ acid uric có thể tăng lên do sự phân hóa chính các tế bào của cơ thể dẫn đến cơn đau do gút.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom