Lê Hoài Thương
Tích Cực
Bạn đã từng nghe về thuật toán Facebook giúp sắp xếp và chọn lọc bài viết trên newsfeed của người dùng chưa? Thuật toán này được gọi là EdgeRank. Nếu bạn là marketer, đây là kiến thức cần biết để hiểu rõ cách thuật toán EdgeRank ảnh hưởng đến độ phủ sóng của bài viết, đặc biệt là khi người dùng dành hơn 40% thời gian lướt newsfeed.
Dành cho người dùng Facebook bình thường, hiểu biết về thuật toán EdgeRank cũng quan trọng để tránh tình trạng lướt News Feed mãi mà chẳng có thông tin gì thú vị. Dù bạn là marketer hay người dùng, bài viết này sẽ giải thích một cách đơn giản thuật toán EdgeRank là gì và cách sử dụng hiệu quả hơn.
Thuật toán EdgeRank là một tập hợp các phép toán với nhiều biến khác nhau. Thuật toán này của Facebook giúp xác định những bài viết nào cần được hiển thị trên News Feed của người dùng dựa trên nội dung mà họ quan tâm.
Thuật toán EdgeRank gồm có 3 phần chính: affinity score, edge weight và time decay. Là marketer, bạn có thể kiểm soát 2 trong 3 thành phần này.
Affinity Score chỉ mối quan hệ giữa bạn và người dùng, nghĩa là lượng tương tác của một người trên Trang Facebook trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến khả năng họ thấy bài viết của bạn. Ví dụ, nếu bạn từng click vào link, like hay comment bài viết của bạn bè, thuật toán EdgeRank sẽ cho rằng bạn muốn xem thêm nội dung từ trang của người bạn bè đó. Từ đó, EdgeRank ưu tiên hiển thị nội dung này trên News Feed của bạn.
Edge Weight là độ ưu tiên của thuật toán EdgeRank dành cho bài viết của bạn, dựa trên loại bài viết. Facebook xếp hạng các loại bài viết khác nhau, với hình ảnh và video được ưu tiên hàng đầu. Tiếp đó là các bài viết có link và cập nhật trạng thái chỉ bằng chữ. Edge Weight cũng tính lượng tương tác từ người dùng đối với Trang, ví dụ như comment sẽ có sức mạnh hơn link dù cả hai đều ảnh hưởng đến sự phân phối thông tin.
Time Decay là độ tuổi của bài viết, nghĩa là bài viết càng lâu thì khó xuất hiện trên News Feed người dùng do không có gì mới mẻ. Facebook cũng có thuật toán gọi là Story Bumping, khi story liên quan đến người dùng, chẳng hạn bạn thường xuyên hay mới tương tác với một người dùng khác hay một trang khác gần đây.
Bài viết như vậy sẽ xuất hiện trên đầu timeline của bạn bất kể tuổi đời bao lâu. Vì vậy, độ liên quan đến người dùng là yếu tố quan trọng nhất khi viết nội dung trên Facebook.
Có rất nhiều tranh cãi và nghi ngờ xoay quanh việc thuật toán EdgeRank Facebook có thực sự hoạt động và tác động đến kết quả newsfeed. Dưới đây là 3 hiểu lầm phổ biến:
Nhiều người cho rằng mỗi người dùng có điểm số Facebook Edgerank riêng. Tuy nhiên, theo Jeff Widman, một chuyên gia Facebook hàng đầu, không có chuyện đó xảy ra do mỗi fan sẽ có điểm affinity khác nhau đối với một trang nhất định.
Một nghiên cứu từ công cụ kiểm tra EdgeRank và HubSpot tuyên bố có bằng chứng cho thấy công cụ thứ ba có thể giảm khả năng xuất hiện của bạn trên News Feed. Tuy nhiên, phía Facebook khẳng định “Không có sự khác biệt giữa việc đăng bài từ app của bên thứ ba và đăng trực tiếp.”
Gần đây, Facebook đã thay đổi thuật toán EdgeRank khiến ngày càng ít bài viết từ các trang hiển thị trên newsfeed. Tuy nhiên, không có bằng chứng chính xác cho thấy Facebook đang làm như vậy. Thay vào đó, có thể giải thích là khi số lượng bạn bè tăng đến số lượng nhất định, content sẽ ít xuất hiện trên newsfeed do phải cạnh tranh với nhiều bài viết hơn.
Các doanh nghiệp hiểu lầm và sử dụng Facebook như một công cụ hay dịch vụ để quảng cáo thông điệp hay thương hiệu của họ như cách truyền thông truyền thống vẫn làm mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mục đích ban đầu của Facebook là mạng xã hội giúp mọi người kết nối, chia sẻ và khám phá thông tin nhanh chóng và tiện lợi.
Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ là phải củng cố mối quan hệ với khách hàng và xây dựng cộng đồng dựa trên nền tảng cung cấp giá trị, giải trí và sức mạnh cho nhau. Dưới đây là 5 yếu tố giúp bạn xuất hiện trên News Feed hiệu quả hơn:
Time decay trong thuật toán EdgeRank dựa trên thời gian từ khi bạn đăng bài viết. Do đó, việc đăng content mới thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo bài viết mới sẽ thay thế bài viết cũ khi chúng bị trôi đi khỏi News Feed. Bạn có thể lên lịch đăng bài 1-2 lần mỗi ngày để kiểm soát thời gian đăng bài thống nhất.
Để cải thiện lượng tương tác, hãy chọn đăng hình ảnh và video clip. Thực tế bài viết sử dụng hình ảnh sẽ nhận được nhiều hơn 39% lượng tương tác so với các loại bài viết khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng hình ảnh gợi lên câu chuyện mà không cần dùng chữ mô tả và tạo headline hấp dẫn để tăng độ hiệu quả.
Câu hỏi, cuộc thi, điền vào chỗ trống… là một số ý tưởng bạn có thể sử dụng để tăng lượng tương tác so với các loại hình khác. Hãy khuyến khích fan tương tác nhiều hơn, đồng thời tăng điểm số affinity. Điều này sẽ giúp tiếp cận với News Feed của những người thường xuyên dùng Facebook.
Số lượng phàn nàn đối với bài viết sẽ ảnh hưởng đến phủ sóng News Feed. Hãy kiểm tra kỹ mọi nội dung bị xem là spam hay vi phạm điều luật Facebook để tránh feedback tiêu cực.
Facebook là nền tảng xã hội giúp con người tương tác với nhau và xây dựng hoặc củng cố mối quan hệ vững chắc. Nếu làm đúng cách, thương hiệu có thể sử dụng Trang Facebook để làm marketing. Hãy tập trung cung cấp content chất lượng cao đến fan và bạn sẽ nhận được tương tác tốt. Từ đó, bài viết của bạn sẽ xuất hiện trên News Feed thường xuyên hơn.
Không có trang nào có số lượng fan, người theo dõi và lượng tương tác giống nhau. Kết hợp các yếu tố đo lường sức mạnh lại, trang của bạn là duy nhất về tần suất hiển thị trên Facebook cũng như cách người dùng tương tác.
Chiến lược tốt nhất để vượt qua mọi thuật toán Facebook là thử nghiệm thật nhiều. Hãy thử đăng hình, chữ, link và đánh giá xem đâu là phương pháp tốt nhất. Tham khảo những lời khuyên từ chuyên gia là tốt, nhưng cũng hãy thử nghiệm cho riêng mình để học hỏi và hoàn thiện chiến lược marketing trên Facebook.
Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn về thuật toán EdgeRank Facebook là gì. Hãy tối ưu trang Facebook của bạn để hiển thị trên News Feed nhiều nhất có thể.
Nguồn tham khảo: Link, Link, Link
Xem tiếp...
Dành cho người dùng Facebook bình thường, hiểu biết về thuật toán EdgeRank cũng quan trọng để tránh tình trạng lướt News Feed mãi mà chẳng có thông tin gì thú vị. Dù bạn là marketer hay người dùng, bài viết này sẽ giải thích một cách đơn giản thuật toán EdgeRank là gì và cách sử dụng hiệu quả hơn.
Thuật toán EdgeRank Facebook là gì?
Thuật toán EdgeRank là một tập hợp các phép toán với nhiều biến khác nhau. Thuật toán này của Facebook giúp xác định những bài viết nào cần được hiển thị trên News Feed của người dùng dựa trên nội dung mà họ quan tâm.
3 thành phần của Thuật toán EdgeRank
Thuật toán EdgeRank gồm có 3 phần chính: affinity score, edge weight và time decay. Là marketer, bạn có thể kiểm soát 2 trong 3 thành phần này.
Affinity Score
Affinity Score chỉ mối quan hệ giữa bạn và người dùng, nghĩa là lượng tương tác của một người trên Trang Facebook trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến khả năng họ thấy bài viết của bạn. Ví dụ, nếu bạn từng click vào link, like hay comment bài viết của bạn bè, thuật toán EdgeRank sẽ cho rằng bạn muốn xem thêm nội dung từ trang của người bạn bè đó. Từ đó, EdgeRank ưu tiên hiển thị nội dung này trên News Feed của bạn.
Edge Weight
Edge Weight là độ ưu tiên của thuật toán EdgeRank dành cho bài viết của bạn, dựa trên loại bài viết. Facebook xếp hạng các loại bài viết khác nhau, với hình ảnh và video được ưu tiên hàng đầu. Tiếp đó là các bài viết có link và cập nhật trạng thái chỉ bằng chữ. Edge Weight cũng tính lượng tương tác từ người dùng đối với Trang, ví dụ như comment sẽ có sức mạnh hơn link dù cả hai đều ảnh hưởng đến sự phân phối thông tin.
Time Decay
Time Decay là độ tuổi của bài viết, nghĩa là bài viết càng lâu thì khó xuất hiện trên News Feed người dùng do không có gì mới mẻ. Facebook cũng có thuật toán gọi là Story Bumping, khi story liên quan đến người dùng, chẳng hạn bạn thường xuyên hay mới tương tác với một người dùng khác hay một trang khác gần đây.
Bài viết như vậy sẽ xuất hiện trên đầu timeline của bạn bất kể tuổi đời bao lâu. Vì vậy, độ liên quan đến người dùng là yếu tố quan trọng nhất khi viết nội dung trên Facebook.
3 hiểu lầm thường gặp về Facebook EdgeRank
Có rất nhiều tranh cãi và nghi ngờ xoay quanh việc thuật toán EdgeRank Facebook có thực sự hoạt động và tác động đến kết quả newsfeed. Dưới đây là 3 hiểu lầm phổ biến:
Mỗi người dùng đều có điểm Facebook Edgerank riêng
Nhiều người cho rằng mỗi người dùng có điểm số Facebook Edgerank riêng. Tuy nhiên, theo Jeff Widman, một chuyên gia Facebook hàng đầu, không có chuyện đó xảy ra do mỗi fan sẽ có điểm affinity khác nhau đối với một trang nhất định.
Công cụ thứ ba ảnh hưởng đến thuật toán EdgeRank
Một nghiên cứu từ công cụ kiểm tra EdgeRank và HubSpot tuyên bố có bằng chứng cho thấy công cụ thứ ba có thể giảm khả năng xuất hiện của bạn trên News Feed. Tuy nhiên, phía Facebook khẳng định “Không có sự khác biệt giữa việc đăng bài từ app của bên thứ ba và đăng trực tiếp.”
EdgeRank giảm hiển thị bài viết trên News Feed
Gần đây, Facebook đã thay đổi thuật toán EdgeRank khiến ngày càng ít bài viết từ các trang hiển thị trên newsfeed. Tuy nhiên, không có bằng chứng chính xác cho thấy Facebook đang làm như vậy. Thay vào đó, có thể giải thích là khi số lượng bạn bè tăng đến số lượng nhất định, content sẽ ít xuất hiện trên newsfeed do phải cạnh tranh với nhiều bài viết hơn.
5 yếu tố giúp bạn xuất hiện trên News Feed
Các doanh nghiệp hiểu lầm và sử dụng Facebook như một công cụ hay dịch vụ để quảng cáo thông điệp hay thương hiệu của họ như cách truyền thông truyền thống vẫn làm mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mục đích ban đầu của Facebook là mạng xã hội giúp mọi người kết nối, chia sẻ và khám phá thông tin nhanh chóng và tiện lợi.
Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ là phải củng cố mối quan hệ với khách hàng và xây dựng cộng đồng dựa trên nền tảng cung cấp giá trị, giải trí và sức mạnh cho nhau. Dưới đây là 5 yếu tố giúp bạn xuất hiện trên News Feed hiệu quả hơn:
1. Đăng bài thường xuyên
Time decay trong thuật toán EdgeRank dựa trên thời gian từ khi bạn đăng bài viết. Do đó, việc đăng content mới thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo bài viết mới sẽ thay thế bài viết cũ khi chúng bị trôi đi khỏi News Feed. Bạn có thể lên lịch đăng bài 1-2 lần mỗi ngày để kiểm soát thời gian đăng bài thống nhất.
2. Đăng hình ảnh
Để cải thiện lượng tương tác, hãy chọn đăng hình ảnh và video clip. Thực tế bài viết sử dụng hình ảnh sẽ nhận được nhiều hơn 39% lượng tương tác so với các loại bài viết khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng hình ảnh gợi lên câu chuyện mà không cần dùng chữ mô tả và tạo headline hấp dẫn để tăng độ hiệu quả.
3. Khuyến khích tương tác
Câu hỏi, cuộc thi, điền vào chỗ trống… là một số ý tưởng bạn có thể sử dụng để tăng lượng tương tác so với các loại hình khác. Hãy khuyến khích fan tương tác nhiều hơn, đồng thời tăng điểm số affinity. Điều này sẽ giúp tiếp cận với News Feed của những người thường xuyên dùng Facebook.
4. Quản lý nội dung chặt chẽ
Số lượng phàn nàn đối với bài viết sẽ ảnh hưởng đến phủ sóng News Feed. Hãy kiểm tra kỹ mọi nội dung bị xem là spam hay vi phạm điều luật Facebook để tránh feedback tiêu cực.
5. Tập trung vào chất lượng
Facebook là nền tảng xã hội giúp con người tương tác với nhau và xây dựng hoặc củng cố mối quan hệ vững chắc. Nếu làm đúng cách, thương hiệu có thể sử dụng Trang Facebook để làm marketing. Hãy tập trung cung cấp content chất lượng cao đến fan và bạn sẽ nhận được tương tác tốt. Từ đó, bài viết của bạn sẽ xuất hiện trên News Feed thường xuyên hơn.
Không có trang nào có số lượng fan, người theo dõi và lượng tương tác giống nhau. Kết hợp các yếu tố đo lường sức mạnh lại, trang của bạn là duy nhất về tần suất hiển thị trên Facebook cũng như cách người dùng tương tác.
Kết luận
Chiến lược tốt nhất để vượt qua mọi thuật toán Facebook là thử nghiệm thật nhiều. Hãy thử đăng hình, chữ, link và đánh giá xem đâu là phương pháp tốt nhất. Tham khảo những lời khuyên từ chuyên gia là tốt, nhưng cũng hãy thử nghiệm cho riêng mình để học hỏi và hoàn thiện chiến lược marketing trên Facebook.
Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn về thuật toán EdgeRank Facebook là gì. Hãy tối ưu trang Facebook của bạn để hiển thị trên News Feed nhiều nhất có thể.
Nguồn tham khảo: Link, Link, Link
Xem tiếp...