MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
85
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
555K

Thời đại xe điện đẩy các hãng Nhật vào thế khó

Cẩm Ly

Ngôi Sao
Những thương hiệu như Toyota, Honda hay Nissan đứng trước những thách thức về công nghệ và cuộc cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Các hãng xe của Mỹ và châu Âu từng sợ rằng các đối thủ từ Nhật Bản có thể chinh phục thế giới. Nhưng giờ đây, các thương hiệu của quốc gia Đông Á đang chuyển sang "chế độ khủng hoảng" khi đối mặt với công nghệ cao và các đối thủ từ Mỹ, Trung Quốc và những nơi khác, theo Automotive News.

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản (JAMA) đã phải khuyến cáo kế hoạch hành động 2024 cho các thành viên, với những cái tên lớn: Toyota, Honda, Nissan, Mazda, Subaru và Mitsubishi. Hiệp hội cũng lên kế hoạch đề xuất những chính sách mà họ muốn chính phủ hành động vào tháng 6 này.

JAMA đã đưa ra chiến lược dưới sự giám sát của cựu chủ tịch hiệp hội, Akio Toyoda, ngay trước khi vị sếp lớn của Toyota trao lại quyền cho người kế vị là Masanori Katayama, CEO của Isuzu. Katayama - người nắm giữ vị trí chủ tịch JAMA từ 1/1 vừa qua - giờ đây phải thực thi kế hoạch này.

 Nikkei Asia


Gian hàng của Toyota tại triển lãm ôtô Nhật Bản 2023. Ảnh: Nikkei Asia


Với Nhật Bản, sự sống sót của lĩnh vực ôtô là nhiệm vụ tối cao. Ngành công nghiệp này như chiếc cột chống cho nền kinh tế quốc gia. Thị trường ôtô con liên quan tới việc sử dụng khoảng 5,5 triệu nhân công, và sẽ là 8,5 triệu người nếu tính cả xe tải thương mại, xe máy và các phương tiện vận chuyển khác.

"Những thách thức chúng ta phải đối mặt có rất nhiều và đa dạng, trải dài từ những tiến bộ trong công nghệ cho đến những tác động môi trường và biến động thị trường", Katayama cảnh báo vào tháng 11/2023, thêm rằng có 7 khu vực tập trung cho những năm tiếp theo, với nhiều vấn đề cần sự hợp sức và nỗ lực.

Nâng cao giá trị logistics, thương mại và dịch chuyển

Năm nay, các quy định lao động mới khắt khe hơn về giờ làm việc của tài xế xe tải, cộng với tình trạng thiếu nhân công, càng khiến hệ thống sản xuất ôtô của Nhật Bản chỉ vừa mới phục hồi trở lại sau thời kỳ khủng hoảng tiếp tục gặp khó. Các hãng xe đang tìm cách giảm nhẹ tình trạng thiếu hụt và ra mắt những dịch vụ kinh doanh dịch chuyển giúp các nhà máy hoạt động đều đặn. Tâm điểm sẽ là các mẫu xe điện hóa với phần mềm tiên tiến cũng như hệ thống quản lý năng lượng tốt hơn.

Cải thiện hạ tầng điện hóa

Dù có sự hỗ trợ từ chính phủ, hạ tầng sạc xe điện và xe chạy khí hydro vẫn ở thuở sơ khai. JAMA muốn thúc đẩy việc tiếp cận đa dạng để xây dựng cả hệ thống. Mục tiêu không chỉ nhằm tăng cường các trạm xe điện mà các cả các điểm tiếp nhiên liệu hydro.

Phát triển pin và chip nội địa

Nhật Bản có một nhà sản xuất pin xe điện lớn là Panasonic và hãng sản xuất chip tên tuổi là Renesas. Nhưng sự trỗi dậy của các thương hiệu pin từ Hàn Quốc và Trung Quốc đồng nghĩa với việc những công nghệ và khâu cung ứng quan trọng rơi vào tay các đối thủ của các hãng Nhật. Khủng hoảng thiếu chip vừa qua cũng cho thấy sự dựa dẫm quá nhiều vào các hãng nước ngoài. Vì thế, JAMA muốn tăng gấp đôi nguồn cung nội địa cho những linh kiện này, đặc biệt là pin thế hệ tiếp theo.

Đảm bảo các nguồn tài nguyên quan trọng

Nhật Bản vốn rất ít các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, như các loại đất hiếm. Hoạt động địa chất phức tạp của quốc gia này cũng là tác nhân quan trọng của sự đứt gãy chuỗi cung ứng, như thảm họa sóng thần năm 2011. Trong khi đó, việc vận chuyển phức tạp nhưng không thể bỏ qua về đường biển cũng như đường không giúp kết nối Nhật Bản và phần còn lại của thế giới. JAMA muốn tăng cường chuỗi cung ứng nội bộ để đối mặt với những nguy cơ này.

Thúc đẩy giao thương và đầu tư

Thương mại quốc tế là sợi dây bảo hiểm kinh tế của Nhật Bản. Trong 2022, năm có dữ liệu mới nhất, quốc gia này xuất khẩu khoảng 3,8 triệu xe con, xe tải và buýt - tức gần một nửa tổng số xe được sản xuất. Để duy trì thế mạnh, Nhật Bản cần các thỏa thuận thương mại tự do, tiếp cận những thị trường nước ngoài và tăng đầu tư vào công nghệ để giúp các hãng xe cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. JAMA muốn các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào những lĩnh vực tiên tiến như phần mềm, các loại vật liệu mới, pin và microchip.

Mở rộng các nguồn năng lượng xanh

Những nỗ lực trung hòa carbon sẽ chỉ thành công nếu năng lượng xanh. Điều đó có nghĩa cần tìm ra nhiên liệu thân thiện với môi trường để cung cấp sức mạnh cho xe cộ cũng như các nhà máy sản xuất. Nhật Bản phải hướng đến những nguồn năng lượng tái tạo như gió và nước. Quốc gia này cũng cần những ý tưởng mới như các nhà máy nhiệt điện than, sản xuất hydro nhờ điện phân nước, và tái tuần hoàn khí thải CO2.

Hợp tác giám sát linh kiện và dữ liệu

Trong ngành công nghiệp ngày nay, thông tin là sức mạnh. Nhưng thông tin chỉ trở thành dữ liệu tốt với kích thước mẫu cùng khả năng xử lý. Ngành ôtô Nhật Bản có những tiềm năng lớn với lượng dữ liệu khổng lồ từ xe hơi. Tập trung vào việc chia sẻ dữ liệu sẽ giúp giám sát linh kiện tốt hơn. Nhờ thế, các chuỗi cung ứng sẽ có độ đàn hồi tốt hơn. Sự hợp tác giữa các bên trong ngành cũng sẽ giúp thúc đẩy việc dịch chuyển sang các mẫu xe tiên tiến và tiếp cận những nguồn mang lại lợi nhuận mới.

Mỹ Anh

Xem tiếp...
 
Top Bottom