SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Thoát vị thành bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Chẩn đoán thoát vị thành bụng sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.

thoát vị thành bụng


Bệnh thoát vị thành bụng thường xảy ra khi các lớp cơ hoặc lớp cân ở thành bụng bị hở hoặc suy yếu, dẫn tới hình thành một khối lồi trên bụng. Các cơ ở thành bụng khi bị kéo căng hơn sẽ làm gia tăng áp lực trong khoang bụng. Điều này khiến kích thước khối lồi càng lớn hơn, xuất hiện rõ ràng hơn.

Thoát vị thành bụng là gì?


Thoát vị thành bụng là bệnh lý xảy ra do sự dịch chuyển của các tạng từ trong xoang bụng ra ngoài thành bụng thông qua một vị trí bị yếu nào đó trên thành bụng. Đó có thể là vết mổ cũ hay vị trí thành bụng không có lớp cơ. Bệnh thoát vị thành bụng có thể là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ khi thai nhi vẫn còn trong bụng của người mẹ. Đa phần các trẻ sinh non thường bị thoát vị thành bụng.

thoát vị thành bụng là gì
Thoát vị thành bụng là bệnh lý nguy hiểm, cần có biện pháp can thiệp sớm

Bệnh thoát vị thành bụng xảy ra khi các lớp cơ hoặc lớp cân ở thành bụng bị yếu hay hở. Tình trạng này làm hình thành một khối lồi trên bụng của bệnh nhân. Khi các cơ tại thành bụng bị kéo căng hơn, sẽ khiến áp lực trong khoang bụng gia tăng. Tình trạng này làm khối bị lồi (do thoát vị thành bụng) càng trở nên to và rõ hơn.(1)

Các loại thoát vị thành bụng


Tùy theo triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, thoát vị thành bụng được phân thành nhiều loại như:

  • Thoát vị thành bụng trước: Thoát vị rốn, thoát vị thượng vị và thoát vị Spigelian
  • Thoát vị vết mổ
  • Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo
  • Thoát vị lưng: Thoát vị tam giác lưng trên và thoát vị tam giác lưng dưới
  • Thoát vị vùng chậu
  • Thoát vị tọa
  • Thoát vị bịt
  • Thoát vị đáy chậu
  • Thoát vị vùng bẹn – đùi

Đối tượng dễ bị thoát vị thành bụng


Bệnh thoát vị thành bụng xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Bệnh còn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được gọi là thoát vị thành bụng bẩm sinh.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị thành bụng như:

  • Từng trải qua phẫu thuật ở vùng bụng
  • Thường xuyên làm các công việc nặng, sử dụng nhiều sức
  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ dinh dưỡng của thai phụ, những loại thuốc sử dụng trong khi mang thai, môi trường… cũng có thể tác động tới sự phát triển của thai nhi, gây bệnh thoát vị thành bụng ở trẻ sơ sinh
  • Nữ giới mang thai khi còn quá trẻ
  • Lạm dụng các thức uống có cồn, hút thuốc lá.

Nguyên nhân gây thoát vị thành bụng


Thoát vị thành bụng xảy ra khi thành bụng bị hở hoặc suy yếu. Sự khiếm khuyết này sẽ dẫn tới hình thành một khối lồi ở trên bụng. Áp lực trong khoang sẽ tăng lên khi các cơ thành bụng bị kéo căng hơn. Lúc này, khối lồi sẽ càng to hơn, xuất hiện rõ hơn.

Ngoài ra, bệnh lý này xuất hiện cũng có thể là do chế độ sinh hoạt, ăn uống hay những loại thuốc mà người bệnh đang dùng.

sub kênh tiêu hóa tâm anh

Thoát vị thành bụng ở trẻ nhỏ là một dạng dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Tình trạng có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái, từ khi trẻ còn là thai nhi. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh thoát vị thành bụng. Tuy nhiên, bệnh xuất hiện có thể là do sự thay đổi gen hay hormone của thai nhi; hay do thai phụ từng tiếp xúc với những tác nhân môi trường, đồ ăn, thức uống và một số loại thuốc điều trị…

Các yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị thành bụng ở trẻ như:

  • Nữ giới mang thai khi còn trẻ tuổi: Việc mang thai ở độ tuổi vị thành niên sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non, mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh ở thai nhi
  • Thói quen dùng các món ăn, đồ uống có chứa cồn trong suốt thai kỳ
  • Hút thuốc lá trong thai kỳ: Thói quen xấu này của mẹ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh ở thai nhi.

Triệu chứng thoát vị thành bụng


Người bệnh thoát vị thành bụng sẽ có những triệu chứng thường gặp như:

  • Hình thành khối phồng ở trên thành bụng hay tại vùng bẹn, khối phòng dễ nhìn thấy
  • Đau và tức vùng bụng
  • Mất thẩm mỹ
  • Khi cơ thành bụng bị kéo căng, sẽ có dấu hiệu tăng lên của áp lực trong khoang bụng, khối phồng sẽ to hơn.
  • Thành bụng của người bệnh sẽ bị to, phồng lên khi làm việc nặng, nâng vác các vật nặng, ho hoặc rặn khi đi đại tiện.
triệu chứng thoát vị thành bụng
Trên thành bụng của người bệnh xuất hiện khối u phình

Chẩn đoán thoát vị thành bụng


Chẩn đoán bệnh thoát vị thành bụng là chẩn đoán lâm sàng. Khối thoát vị có thể chỉ được nhìn rõ khi áp lực bụng tăng lên. Vì thế, người bệnh nên được khám ở tư thế đứng. Nếu bác sĩ không nhìn thấy khối thoát vị, bệnh nhân có thể được yêu cầu ho hay thực hiện nghiệm pháp Valsalva, trong khi bác sĩ sờ thành bụng. Các vị trí khám tập trung vào rốn, vùng bẹn, tam giác xương đùi và bất cứ vết mổ nào hiện có của người bệnh.(2)

Phần lớn các trường hợp thoát vị, thậm chí các thoát vị lớn có thể bé lại khi được đẩy lên bằng tay; đặt người bệnh ở tư thế Trendelenburg có thể có tác dụng. Thoát vị nghẹt không thể làm nhỏ lại, có thể khiến bệnh nhân bị tắc ruột.

Những khối vùng bẹn có thể giống như thoát vị. Đây có thể là hậu quả của bệnh hạch (nhiễm trùng hay bệnh lý ác tính), tinh hoàn lạc chỗ, u mỡ. Các khối này là rắn, không bé lại được. Khối nằm ở bìu có thể là giãn tĩnh mạch thừng tinh, nang nước thừng tinh, u tinh hoàn. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm nếu khám thực thể không có triệu chứng rõ ràng.

Thoát vị thành bụng có nguy hiểm không?


Thoát vị thành bụng là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như nghẹt khối thoát vị, ruột và những thành phần lân cận bị siết chặt tại túi thoát vị. Máu không thể đến được để để nuôi những thành phần này, làm cho thoát vị có thể bị hoại tử. Lúc này, người bệnh có thể tử vong khi không được phẫu thuật kịp thời.

Điều trị thoát vị thành bụng như thế nào?


Thoát vị thành bụng là bệnh lý có thể được chẩn đoán sớm từ khi trẻ mới chào đời hay trong thai kỳ. Bác sĩ thường dùng phương pháp siêu âm để kiểm tra xem trẻ có bị thoát vị thành bụng bẩm sinh không.

Tùy thuộc từng dạng thoát vị, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị bệnh thoát vị thành bụng, cả phẫu thuật mổ mở hay phẫu thuật nội soi. Hiện nay, phẫu thuật nội soi thoát vị thành bụng là phương pháp đang được áp dụng phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng ở mọi vị trí, giảm nguy cơ thoát vị tái phát, giúp người bệnh giảm đau trong quá trình điều trị bệnh và thời gian nằm viện được rút ngắn.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa thoát vị thành bụng

  • Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế tiến triển bệnh
  • Chế độ sinh hoạt
  • Sau mổ, người bệnh nên hoạt động nhẹ nhàng, giữ vệ sinh, tránh các ảnh hưởng xấu tới vết mổ
  • Đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị từ bác sĩ
  • Thông báo ngay với bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Chế độ dinh dưỡng: Sau khi phẫu thuật, trong thực đơn mỗi ngày, người bệnh nên ưu tiên dùng những món ăn mềm, lỏng.
chế độ ăn cho thoát vị thành bụng
Sau phẫu thuật, người bệnh nên ưu tiên dùng những món ăn mềm, lỏng.

Phương pháp phòng ngừa thoát vị thành bụng


Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoát vị thành bụng, cần lưu ý:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp, bên cạnh đó cần làm việc vừa sức
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì
  • Hạn chế nâng vác vật nặng trong thời gian dài
  • Không lạm dụng rượu bia
  • Không hút thuốc lá
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe toàn diện.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch… Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Thoát vị thành bụng là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh cần được phát hiện sớm để có hướng can thiệp kịp thời. Nếu không, khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị đe dọa tới tính mạng. Khi có dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom