Thu Thủy
Nổi Tiếng
(PLO)- Thiếu máy bay khiến nhiều đường bay đi tỉnh bị cắt giảm hoặc bố trí cách nhật, vé trên các chặng bay khan và giá đắt đỏ.
Hàng không Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu máy bay, nhiều đường bay bị cắt, một số hãng hiện không còn máy bay hoặc đội bay chỉ còn rất ít. Hai hãng hàng không có số lượng máy bay chiếm thị phần lớn là Vietnam Airlines và Vietjet cũng trong tình cảnh đội bay chủ lực A321 NEO nằm sân để bảo dưỡng động cơ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Từ ngày 18-3, hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines không còn máy bay để khai thác do trả cho bên cho thuê để giảm nợ. Thực tế, quy mô đội bay của hãng này chiếm thị phần rất nhỏ, lúc thấp điểm chỉ còn ba chiếc khai thác chặng nội địa.
Đại diện Pacific Airlines chia sẻ hãng rơi vào tình thế thiếu hụt dòng tiền, đội bay hạn hẹp khó mang lại dòng tiền để bù đắp các chi phí thuê máy bay, nhiên liệu, lãi suất, chênh lệch tỉ giá. Hãng đã đàm phán rất nhiều lần với bên cho thuê để tìm giải pháp tài chính trong giai đoạn đại dịch COVID-19 nhưng giải pháp cuối cùng là trả máy bay để cắt lỗ.
Thiếu máy bay, nhiều chặng bay từ các tỉnh đi TP.HCM khan vé. Ảnh: P.ĐIỀN
Thống kê sơ bộ của hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet có 44 máy bay thân hẹp A320/321 đến thời kì kiểm tra, bảo dưỡng động cơ PW1100G. Đây là dòng máy bay phổ biến, biên chế chủ lực của các hãng hàng không Việt Nam khai thác nội địa và quốc tế chặng trung bình.
Đội máy bay của các hãng giảm nhanh từ gần 230 chiếc hiện còn 173 chiếc. Để tối ưu khai thác, ổn định khách, các hãng tập trung vào đường bay trục Hà Nội – Đà Nẵng – TP.HCM.
Trong đó, Vietjet khai thác đội bay hùng hậu hơn 100 chiếc, trong giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng đến sản lượng và tần suất khai thác trên các đường bay nội địa và quốc tế do máy bay nằm sân bảo dưỡng động cơ.
Dữ liệu từ planespotters, chuyên theo dõi số liệu máy bay các hãng trên toàn cầu, thể hiện hàng loạt máy bay A321 NEO của Vietnam Airlines và Vietjet đang đỗ tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất để kiểm tra động cơ.
Đội bay chủ lực của Vietnam Airlines và Vietjet nằm sân khá lớn để kiểm tra động cơ, khiến hàng không thiếu hụt máy bay. Ảnh: P.ĐIỀN
Các hãng hàng không chia sẻ trong giai đoạn hiện tại rất khó tăng thêm máy bay do nhu cầu khai thác máy bay các nước tăng, cộng chi phí nhiên liệu, tỉ giá, lãi suất cao khiến các hãng khó mở rộng đội bay giai đoạn hiện tại.
Số lượng máy bay giảm, khiến nhiều đường bay đi tỉnh bị cắt giảm hoặc bố trí cách nhật, vé trên các chặng bay khan và giá đắt đỏ.
Ở vị trí khách hàng, anh Hồ Hòe cho biết do có việc gấp tại Bình Dương, anh liên hệ đại lý và được báo giá 3,2 triệu đồng cho vé chặng bay Nghệ An – TP.HCM. “Thường sau Tết giá vé hạ rất nhanh nhưng năm nay lại cao ngất ngưởng, có việc gấp nên phải đi chứ quá tốn kém” - anh than phiền.
Chị Hoàng Ngân, đại lý vé tại TP.HCM, đánh giá nhiều chặng bay hiện khan vé, cầu cao hơn cung nên ghế trên các chặng bay mua cận ngày bay rất cao. Đơn cử như chặng Hà Nội - Đà Nẵng đang rất khan vé.
Đội bay giảm khiến giá vé khó hạ trong mùa thấp điểm khách đi lại sau tết. Thậm chí thời gian bảo dưỡng máy bay kéo dài, các hãng khó bổ sung thêm máy bay càng đẩy giá vé cao điểm hè sắp tới lên cao. Từ đây, gây áp lực lên ngành du lịch trong việc làm tour.
Kể từ tháng 4 tới, Bamboo Airways cắt đường bay Côn Đảo. Để đáp ứng nhu cầu đi lại trên đường bay này, giữa tháng 3, Vietnam Airlines đã tăng tần suất các chuyến bay đến Côn Đảo.
Đại diện hãng thông tin sẽ khai thác trung bình từ 26 - 30 chuyến bay hàng ngày giữa TP. HCM - Côn Đảo. Số lượng chuyến bay này tăng gần 50% lần so với tháng 2. Đường bay này hiện khai thác bằng máy bay ATR-72 với hai hạng dịch vụ để hành khách trải nghiệm là phổ thông và đặc biệt.
Trong bối cảnh biến động đội bay của các hãng hàng không trong nước, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng bay tập trung rà soát kế hoạch, chính sách liên quan, tổ chức thực hiện các biện pháp thích ứng với tình hình thực tế.
Nhà chức trách hàng không đánh giá nhà sản xuất Pratt&Whitney (Mỹ), ban hành thông báo kỹ thuật khẩn nhằm kịp thời phát hiện hỏng hóc bất thường từ quá trình sản xuất động cơ PW 1100G gắn trên máy bay Airbus A321 NEO.
Để thực hiện kiểm tra, động cơ được tháo khỏi máy bay. Tiếp đó sẽ tháo rời động cơ để siêu âm kiểm tra khiếm khuyết, thay thế bộ phận bị lỗi (nếu có) rồi lắp ráp lại trước khi gắn lên máy bay. Quá trình trên dự kiến mất từ 250 - 300 ngày cho mỗi động cơ.
Hiện Việt Nam có 44 máy bay A321 Neo trang bị động cơ PW1100G. Trong đó, của Vietnam Airlines có 20 máy bay và Vietjet sở hữu 24 chiếc. Việc triệu hồi động cơ sẽ làm cho các máy bay trên phải dừng khai thác trong năm 2024 và 2025.
(PLO)- Theo lộ trình tái cấu trúc đội bay, Pacific Airlines sẽ thuê máy bay của Vietnam Airlines để nâng cao hiệu quả hoạt động của hãng.
(PLO)- Lỗ lũy kế hơn 10.000 tỉ đồng, hãng Pacific Airlines quyết định bán toàn bộ máy bay để trả khoản nợ khổng lồ kéo dài nhiều năm.
PHONG ĐIỀN
Xem tiếp...
Hàng không Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu máy bay, nhiều đường bay bị cắt, một số hãng hiện không còn máy bay hoặc đội bay chỉ còn rất ít. Hai hãng hàng không có số lượng máy bay chiếm thị phần lớn là Vietnam Airlines và Vietjet cũng trong tình cảnh đội bay chủ lực A321 NEO nằm sân để bảo dưỡng động cơ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Máy bay chủ lực nằm sân kiểm tra động cơ
Từ ngày 18-3, hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines không còn máy bay để khai thác do trả cho bên cho thuê để giảm nợ. Thực tế, quy mô đội bay của hãng này chiếm thị phần rất nhỏ, lúc thấp điểm chỉ còn ba chiếc khai thác chặng nội địa.
Đại diện Pacific Airlines chia sẻ hãng rơi vào tình thế thiếu hụt dòng tiền, đội bay hạn hẹp khó mang lại dòng tiền để bù đắp các chi phí thuê máy bay, nhiên liệu, lãi suất, chênh lệch tỉ giá. Hãng đã đàm phán rất nhiều lần với bên cho thuê để tìm giải pháp tài chính trong giai đoạn đại dịch COVID-19 nhưng giải pháp cuối cùng là trả máy bay để cắt lỗ.
Thống kê sơ bộ của hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet có 44 máy bay thân hẹp A320/321 đến thời kì kiểm tra, bảo dưỡng động cơ PW1100G. Đây là dòng máy bay phổ biến, biên chế chủ lực của các hãng hàng không Việt Nam khai thác nội địa và quốc tế chặng trung bình.
Đội máy bay của các hãng giảm nhanh từ gần 230 chiếc hiện còn 173 chiếc. Để tối ưu khai thác, ổn định khách, các hãng tập trung vào đường bay trục Hà Nội – Đà Nẵng – TP.HCM.
Trong đó, Vietjet khai thác đội bay hùng hậu hơn 100 chiếc, trong giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng đến sản lượng và tần suất khai thác trên các đường bay nội địa và quốc tế do máy bay nằm sân bảo dưỡng động cơ.
Dữ liệu từ planespotters, chuyên theo dõi số liệu máy bay các hãng trên toàn cầu, thể hiện hàng loạt máy bay A321 NEO của Vietnam Airlines và Vietjet đang đỗ tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất để kiểm tra động cơ.
Các hãng hàng không chia sẻ trong giai đoạn hiện tại rất khó tăng thêm máy bay do nhu cầu khai thác máy bay các nước tăng, cộng chi phí nhiên liệu, tỉ giá, lãi suất cao khiến các hãng khó mở rộng đội bay giai đoạn hiện tại.
Vé khan do cầu vượt cung
Số lượng máy bay giảm, khiến nhiều đường bay đi tỉnh bị cắt giảm hoặc bố trí cách nhật, vé trên các chặng bay khan và giá đắt đỏ.
Ở vị trí khách hàng, anh Hồ Hòe cho biết do có việc gấp tại Bình Dương, anh liên hệ đại lý và được báo giá 3,2 triệu đồng cho vé chặng bay Nghệ An – TP.HCM. “Thường sau Tết giá vé hạ rất nhanh nhưng năm nay lại cao ngất ngưởng, có việc gấp nên phải đi chứ quá tốn kém” - anh than phiền.
Chị Hoàng Ngân, đại lý vé tại TP.HCM, đánh giá nhiều chặng bay hiện khan vé, cầu cao hơn cung nên ghế trên các chặng bay mua cận ngày bay rất cao. Đơn cử như chặng Hà Nội - Đà Nẵng đang rất khan vé.
Đội bay giảm khiến giá vé khó hạ trong mùa thấp điểm khách đi lại sau tết. Thậm chí thời gian bảo dưỡng máy bay kéo dài, các hãng khó bổ sung thêm máy bay càng đẩy giá vé cao điểm hè sắp tới lên cao. Từ đây, gây áp lực lên ngành du lịch trong việc làm tour.
Kể từ tháng 4 tới, Bamboo Airways cắt đường bay Côn Đảo. Để đáp ứng nhu cầu đi lại trên đường bay này, giữa tháng 3, Vietnam Airlines đã tăng tần suất các chuyến bay đến Côn Đảo.
Đại diện hãng thông tin sẽ khai thác trung bình từ 26 - 30 chuyến bay hàng ngày giữa TP. HCM - Côn Đảo. Số lượng chuyến bay này tăng gần 50% lần so với tháng 2. Đường bay này hiện khai thác bằng máy bay ATR-72 với hai hạng dịch vụ để hành khách trải nghiệm là phổ thông và đặc biệt.
Ảnh hưởng hai năm 2024-2025
Trong bối cảnh biến động đội bay của các hãng hàng không trong nước, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng bay tập trung rà soát kế hoạch, chính sách liên quan, tổ chức thực hiện các biện pháp thích ứng với tình hình thực tế.
Nhà chức trách hàng không đánh giá nhà sản xuất Pratt&Whitney (Mỹ), ban hành thông báo kỹ thuật khẩn nhằm kịp thời phát hiện hỏng hóc bất thường từ quá trình sản xuất động cơ PW 1100G gắn trên máy bay Airbus A321 NEO.
Để thực hiện kiểm tra, động cơ được tháo khỏi máy bay. Tiếp đó sẽ tháo rời động cơ để siêu âm kiểm tra khiếm khuyết, thay thế bộ phận bị lỗi (nếu có) rồi lắp ráp lại trước khi gắn lên máy bay. Quá trình trên dự kiến mất từ 250 - 300 ngày cho mỗi động cơ.
Hiện Việt Nam có 44 máy bay A321 Neo trang bị động cơ PW1100G. Trong đó, của Vietnam Airlines có 20 máy bay và Vietjet sở hữu 24 chiếc. Việc triệu hồi động cơ sẽ làm cho các máy bay trên phải dừng khai thác trong năm 2024 và 2025.
Khách của Pacific Airlines được chuyển sang bay Vietnam Airlines
(PLO)- Theo lộ trình tái cấu trúc đội bay, Pacific Airlines sẽ thuê máy bay của Vietnam Airlines để nâng cao hiệu quả hoạt động của hãng.
Pacific Airlines bán toàn bộ máy bay để trả nợ
(PLO)- Lỗ lũy kế hơn 10.000 tỉ đồng, hãng Pacific Airlines quyết định bán toàn bộ máy bay để trả khoản nợ khổng lồ kéo dài nhiều năm.
PHONG ĐIỀN
Xem tiếp...