Thu Thủy
Nổi Tiếng
(PLO)- Các dự án nằm ngay mặt tiền khu đô thị Thủ Thiêm, hướng sông Sài Gòn đang được tháo gỡ khúc mắc để có thể hoàn thiện.
Xây dựng Quảng trường TP.HCM sát bờ sông Sài Gòn, Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch được đề nghị giải quyết khó khăn để tiếp tục thực hiện, dự án trung tâm triển lãm cũng chấm dứt hợp đồng với nhà thầu chây ỳ để đẩy nhanh tiến độ... Đó là những động thái mà cơ quan chức năng đang tính toán để tháo gỡ cho loạt dự án gặp khó ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Những tháng đầu năm 2024, người dân TP.HCM rất hào hứng khi có thêm một nơi để tận hưởng không gian xanh, mở ra tầm nhìn sông nước, tham quan, chụp ảnh… tại công viên bờ sông Sài Gòn khu Thủ Thiêm. Sau gần ba tháng hoạt động, công viên bờ sông Sài Gòn đang dần trở thành địa điểm hấp dẫn người dân TP.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thì bên cạnh công viên bờ sông với cảnh quan được cải tạo đẹp mắt, vườn hoa, màn hình LED cỡ lớn… là dự án trung tâm triển lãm được quy hoạch, xây dựng nhiều năm nay chưa được hoàn thành. Khối bê tông dự án đang là một hình ảnh chưa đẹp, nằm trơ trọi trong cảnh quan kiến trúc nơi đây.
Công trình dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM (tòa nhà hình chữ V ngược) dang dở bên cạnh công viên bờ sông khu đô thị Thủ Thiêm. Kế bên phải dự án này sẽ là Quảng trường Hồ Chí Minh. Ảnh: THUẬN VĂN
Dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM được khởi công từ năm 2013 với tổng mức đầu tư hơn 800 tỉ đồng (dự kiến hoàn thành sau hai năm). Công trình rộng 18.000 m2, nằm giữa tuyến đường ven sông Sài Gòn và đại lộ Vòng Cung - địa điểm được xem là mặt tiền trung tâm TP.HCM. Với quy mô tòa nhà năm tầng, kiến trúc hai khối đặt nghiêng chụm vào nhau, khối thép tạo hình tam giác, trung tâm triển lãm được xem là công trình công cộng mang tính biểu tượng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, sau 11 năm, công trình vẫn đang dang dở vì vướng mắc liên quan đến gói thầu XL6 chưa được giải quyết.
Trong văn bản mới nhất (tháng 3-2024) của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (chủ đầu tư), ban đã quyết định chấm dứt hợp đồng gói thầu XL6, trị giá 107 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục sản xuất và lắp dựng vách kính, khung đỡ, vách ngăn, lan can, trần, tấm trang trí… Lý do là đơn vị thực hiện gói thầu XL6 không hợp tác và 56 ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án. Chủ đầu tư dự án cũng thông báo sẽ đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng để tìm nhà thầu mới thay thế nhà thầu cũ của gói thầu XL6 này.
Ngay sát dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM, TP cũng có kế hoạch xây dựng một quảng trường rộng 27 ha là Quảng trường Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, đây sẽ là một con đường dài khoảng 700 m từ bờ sông Sài Gòn kéo vào. Quảng trường sẽ có cột cờ Tổ quốc, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, công viên lưu niệm cùng các mảng xanh công cộng… Nhìn vào hình phối cảnh năm 2017 của một chủ đầu tư gửi UBND TP về quảng trường này cho thấy con đường quảng trường có nét tương tự như phố đi bộ Nguyễn Huệ, có thể là một con đường đối xứng về mặt cảnh quan với phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện nay.
Chủ đầu tư thông báo sẽ đấu thầu rộng rãi trong nước để tìm nhà thầu mới thay thế nhà thầu cũ của gói thầu XL6.
“Sở KH&ĐT TP rà soát, tham mưu hình thức đầu tư của dự án xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh theo chỉ đạo của UBND TP” - văn bản của Sở VH&TT TP ngày 12-3 gửi UBND TP về một số nhiệm vụ trọng tâm và giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngành VH&TT TP nêu rõ. Trong trường hợp chọn phương án đầu tư công cho dự án này thì đề xuất giao Sở Xây dựng TP là cơ quan chuyên môn nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương thực hiện theo quy định.
“Sở VH&TT TP sẽ phối hợp, đồng hành cùng Sở Xây dựng TP trong quá trình nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đối với các nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành VH&TT. Sở QH-KT TP sớm triển khai thực hiện việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Quảng trường Hồ Chí Minh theo chỉ đạo” - báo cáo của Sở VH&TT TP đề nghị.
Nhận định thêm về quảng trường này, TS - kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch chung, Sở QH-KT TP.HCM, cho rằng quảng trường sẽ kết hợp cùng công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm hoàn thiện cảnh quan khu vực quan trọng này.
Đặc biệt, khu vực này kết hợp với cầu đi bộ 1.000 tỉ đồng bắc qua sông Sài Gòn (đang được TP.HCM triển khai) tạo thành hình ảnh ấn tượng ngay khu trung tâm TP, đối diện là khu trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm. Theo Sở VH&TT, Quảng trường Hồ Chí Minh là công trình trong kế hoạch xây dựng nhằm chào mừng 50 năm kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).•
Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch đổi tên thành Nhà hát Ngôi sao
Sở VH&TT TP cho biết ngày 7-3, Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM có Thông báo số 187 về kết luận của Ban cán sự Đảng về phương án thiết kế kiến trúc công trình dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong đó kết luận chỉ đạo như sau:
Thống nhất chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình (đã được lựa chọn) để triển khai các bước tiếp theo của dự án đúng quy định. Chấp thuận chủ trương điều chỉnh diện tích đất xây dựng cho dự án là 15.000 m2 đối với quy mô 1.700 chỗ (hệ số sử dụng đất điều chỉnh từ một lần lên hai lần), đảm bảo phù hợp theo quy hoạch 1/2000 được duyệt.
Thống nhất điều chỉnh tên gọi công trình từ Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch thành Nhà hát Ngôi sao TP (tên gọi quốc tế là City Star Theatre).
(PLO)- Thanh tra Chính phủ khẳng định hai bản đồ 1/5000 do TP.HCM cung cấp làm cơ sở để kết luận về ranh quy hoạch của Khu đô thị mới Thủ Thiêm là đúng với quy định của pháp luật.
KIÊN CƯỜNG
Xem tiếp...
Xây dựng Quảng trường TP.HCM sát bờ sông Sài Gòn, Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch được đề nghị giải quyết khó khăn để tiếp tục thực hiện, dự án trung tâm triển lãm cũng chấm dứt hợp đồng với nhà thầu chây ỳ để đẩy nhanh tiến độ... Đó là những động thái mà cơ quan chức năng đang tính toán để tháo gỡ cho loạt dự án gặp khó ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Dự án biểu tượng làm xấu mặt tiền sông Sài Gòn
Những tháng đầu năm 2024, người dân TP.HCM rất hào hứng khi có thêm một nơi để tận hưởng không gian xanh, mở ra tầm nhìn sông nước, tham quan, chụp ảnh… tại công viên bờ sông Sài Gòn khu Thủ Thiêm. Sau gần ba tháng hoạt động, công viên bờ sông Sài Gòn đang dần trở thành địa điểm hấp dẫn người dân TP.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thì bên cạnh công viên bờ sông với cảnh quan được cải tạo đẹp mắt, vườn hoa, màn hình LED cỡ lớn… là dự án trung tâm triển lãm được quy hoạch, xây dựng nhiều năm nay chưa được hoàn thành. Khối bê tông dự án đang là một hình ảnh chưa đẹp, nằm trơ trọi trong cảnh quan kiến trúc nơi đây.
Dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM được khởi công từ năm 2013 với tổng mức đầu tư hơn 800 tỉ đồng (dự kiến hoàn thành sau hai năm). Công trình rộng 18.000 m2, nằm giữa tuyến đường ven sông Sài Gòn và đại lộ Vòng Cung - địa điểm được xem là mặt tiền trung tâm TP.HCM. Với quy mô tòa nhà năm tầng, kiến trúc hai khối đặt nghiêng chụm vào nhau, khối thép tạo hình tam giác, trung tâm triển lãm được xem là công trình công cộng mang tính biểu tượng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, sau 11 năm, công trình vẫn đang dang dở vì vướng mắc liên quan đến gói thầu XL6 chưa được giải quyết.
Trong văn bản mới nhất (tháng 3-2024) của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (chủ đầu tư), ban đã quyết định chấm dứt hợp đồng gói thầu XL6, trị giá 107 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục sản xuất và lắp dựng vách kính, khung đỡ, vách ngăn, lan can, trần, tấm trang trí… Lý do là đơn vị thực hiện gói thầu XL6 không hợp tác và 56 ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án. Chủ đầu tư dự án cũng thông báo sẽ đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng để tìm nhà thầu mới thay thế nhà thầu cũ của gói thầu XL6 này.
Sớm triển khai Quảng trường Hồ Chí Minh
Ngay sát dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM, TP cũng có kế hoạch xây dựng một quảng trường rộng 27 ha là Quảng trường Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, đây sẽ là một con đường dài khoảng 700 m từ bờ sông Sài Gòn kéo vào. Quảng trường sẽ có cột cờ Tổ quốc, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, công viên lưu niệm cùng các mảng xanh công cộng… Nhìn vào hình phối cảnh năm 2017 của một chủ đầu tư gửi UBND TP về quảng trường này cho thấy con đường quảng trường có nét tương tự như phố đi bộ Nguyễn Huệ, có thể là một con đường đối xứng về mặt cảnh quan với phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện nay.
Chủ đầu tư thông báo sẽ đấu thầu rộng rãi trong nước để tìm nhà thầu mới thay thế nhà thầu cũ của gói thầu XL6.
“Sở KH&ĐT TP rà soát, tham mưu hình thức đầu tư của dự án xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh theo chỉ đạo của UBND TP” - văn bản của Sở VH&TT TP ngày 12-3 gửi UBND TP về một số nhiệm vụ trọng tâm và giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngành VH&TT TP nêu rõ. Trong trường hợp chọn phương án đầu tư công cho dự án này thì đề xuất giao Sở Xây dựng TP là cơ quan chuyên môn nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương thực hiện theo quy định.
“Sở VH&TT TP sẽ phối hợp, đồng hành cùng Sở Xây dựng TP trong quá trình nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đối với các nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành VH&TT. Sở QH-KT TP sớm triển khai thực hiện việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Quảng trường Hồ Chí Minh theo chỉ đạo” - báo cáo của Sở VH&TT TP đề nghị.
Nhận định thêm về quảng trường này, TS - kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch chung, Sở QH-KT TP.HCM, cho rằng quảng trường sẽ kết hợp cùng công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm hoàn thiện cảnh quan khu vực quan trọng này.
Đặc biệt, khu vực này kết hợp với cầu đi bộ 1.000 tỉ đồng bắc qua sông Sài Gòn (đang được TP.HCM triển khai) tạo thành hình ảnh ấn tượng ngay khu trung tâm TP, đối diện là khu trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm. Theo Sở VH&TT, Quảng trường Hồ Chí Minh là công trình trong kế hoạch xây dựng nhằm chào mừng 50 năm kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).•
Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch đổi tên thành Nhà hát Ngôi sao
Sở VH&TT TP cho biết ngày 7-3, Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM có Thông báo số 187 về kết luận của Ban cán sự Đảng về phương án thiết kế kiến trúc công trình dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong đó kết luận chỉ đạo như sau:
Thống nhất chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình (đã được lựa chọn) để triển khai các bước tiếp theo của dự án đúng quy định. Chấp thuận chủ trương điều chỉnh diện tích đất xây dựng cho dự án là 15.000 m2 đối với quy mô 1.700 chỗ (hệ số sử dụng đất điều chỉnh từ một lần lên hai lần), đảm bảo phù hợp theo quy hoạch 1/2000 được duyệt.
Thống nhất điều chỉnh tên gọi công trình từ Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch thành Nhà hát Ngôi sao TP (tên gọi quốc tế là City Star Theatre).
TP.HCM thông báo mới nhất về kiểm tra, rà soát ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
(PLO)- Thanh tra Chính phủ khẳng định hai bản đồ 1/5000 do TP.HCM cung cấp làm cơ sở để kết luận về ranh quy hoạch của Khu đô thị mới Thủ Thiêm là đúng với quy định của pháp luật.
KIÊN CƯỜNG
Xem tiếp...