THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Tháo bỏ túi độn mông

Phương Nga

Tích Cực
Nâng mông bằng túi độn mặc dù đảm bảo là một quy trình có kết quả an toàn và bền vững khi được thực hiện chuẩn xác nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể duy trì giữ túi độn lâu dài.


Ngoài ra về mặt bản chất đây vẫn là một quy trình phẫu thuật, do đó biến chứng là điều khó có thể tránh khỏi. Trong những trường hợp này, bệnh nhân có thể sẽ phải phẫu thuật lại để tháo bỏ túi độn.

Theo thời gian có thể bệnh nhân không còn thích dáng mông đặt túi nữa hoặc túi độn không còn phù hợp với họ, hoặc xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng, đào thải, hai mông không cân đối, chèn ép dây thần kinh, hay co thắt bao xơ, di lệch, đau dây thần kinh tọa… và buộc phải loại bỏ túi độn. Tùy theo tình trạng và nhu cầu của từng bệnh nhân mà sau khi tháo bỏ bác sĩ sẽ thay thế bằng cặp túi độn khác hoặc tiến hành các phương pháp như nâng mông chảy xệ và/hoặc cấy mỡ mông (BBL) để có được dáng mông tự nhiên, tránh biến dạng hay teo lép mông.

Quy trình tháo bỏ túi độn mông diễn ra như nào?​


Quy trình tháo bỏ túi độn diễn ra khá đơn giản, bạn sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ rạch qua đường mổ cũ tiếp cận để lấy túi độn ra. Các bác sĩ thường chọn để lại bao xơ vì việc loại bỏ sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ chảy máu, tụ máu, ngoài ra thao tác này cũng làm tăng gấp đôi thời gian và chi phí thực hiện thủ thuật. Một điểm cộng nữa là việc để lại bao xơ sẽ không hề khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu hay khác thường, ngoài ra còn giúp có được kích thước và hình dạng mông tự nhiên lớn hơn so với trước khi đặt túi độn.

Sau khi tháo bỏ túi độn, bác sĩ sẽ bơm dung dịch kháng sinh để vô trùng mô cũng như cấu trúc mông. Nếu bệnh nhân không mắc phải vấn đề gì và có nhu cầu thay thế cặp túi độn mới thì bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách khoang chứa mới (có thể ở vị trí mới) sau đó đưa cặp túi mông mới vào. Tuy nhiên với những bệnh nhân tháo túi độn do gặp phải biến chứng như nhiễm trùng… thì sẽ cần chờ một vài tháng để mông ổn định trước khi thay.

Quá trình hồi phục sau tháo bỏ túi độn mông thường cũng dễ dàng và ít đau hơn. Bạn sẽ được đặt dẫn lưu để loại bỏ chất lỏng và dịch tụ dư thừa trong khoảng 5 – 7 ngày, thậm chí là 2 tuần. Theo nghiên cứu có đến 20% bệnh nhân vẫn tiếp tục xuất hiện dịch tụ sau khi đã rút dẫn lưu. Mặc dù những khối dịch này thường không nguy hiểm nhưng có thể yêu cầu dùng kim chọc hút ra nhiều lần.

Sau khi tháo bỏ túi độn, mông trông sẽ như nào, có bị chảy xệ không?​


Một trong những vấn đề được hỏi nhiều nhất đó là: mông sẽ ra sao sau khi loại bỏ túi độn? Liệu có bị chảy xệ, da có lỏng lẻo không, hay có thể trở lại kích thước và hình dạng ban đầu không? Câu trả lời là: còn phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây:

  • Size túi độn: đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất, size túi càng to thì những thay đổi chúng mang đến cho cơ thể càng lớn. Cặp túi độn to sẽ kéo giãn da mà mô nhiều hơn. Đó cũng là lý do tại sao bạn sẽ có nguy cơ chảy xệ cao hơn so với những người đặt cặp túi nhỏ hơn.
  • Thời gian đặt túi độn: Da và cơ mông sẽ dần căng giãn ra khi túi độn được đặt vào, và thời gian đặt càng lâu thì cơ thể càng thích nghi, mô, cơ càng giãn ra nhiều để thích nghi với hình dạng mông mới. Nếu bạn mới đặt túi, tất nhiên cơ và da cũng đã bị kéo giãn nhưng sẽ co lại dễ hơn do chỉ mới bị tác động trong thời gian ngắn.
  • Đặc điểm của da trước phẫu thuật: Nếu mông bạn trước phẫu thuật đã bị chảy xệ thì khả năng cao sau khi loại bỏ túi độn cũng sẽ bị chảy xệ. Ngược lại nếu trước đó da, cơ săn chắc, thì nguy cơ chảy xệ sẽ thấp hơn.

Nhìn chung nếu túi độn mới được đặt vài năm và da vẫn có độ đàn hồi tốt thì mông sẽ trở lại được hình dạng và kích thước gần giống như trước đó trong vòng vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng mông bệnh nhân không có được hình dạng và kích thước lý tưởng sau khi tháo bỏ túi độn là khá cao. Do đó để tạo dáng mông săn chắc và thon gọn hơn bệnh nhân có thể lựa chọn nâng mông chảy xệ hoặc cấy mỡ mông, giúp cải thiện hiệu quả đường viền bở mông, lấp đầy những vị trí quá phẳng và lõm.

Thách thức khi tháo bỏ túi độn kết hợp đồng thời cấy mỡ mông​


Nếu như tháo bỏ túi độn kết hợp đồng thời nâng mông chảy xệ được đánh giá là quy trình đơn giản hơn và đạt tỉ lệ thành công cao thì việc kết hợp đồng thời cấy mỡ mông lại đặt ra một thách thức rất lớn với bác sĩ.

Cấy mỡ mông sẽ đòi hỏi phải lấy mỡ từ một vị trí khác sau đó cấy chuyển mỡ từng lượng nhỏ phù hợp vào mông. Cơ chế này sẽ giúp tối đa hóa khả năng tiếp xúc của các tế bào mỡ cấy với mô xung quanh và đảm bảo việc tái tuần hoàn, tức là tái tập trung lưu lượng máu đến các tế bào mỡ cấy để chúng có thể sống sót và tồn tại được. Tuy nhiên sau khi loại bỏ túi độn, một khoang chứa rỗng lớn sẽ được tạo ra, và đây được coi là một vùng “chết” mà tuyệt đối không thể cấy mỡ vào. Nếu mỡ vô tình được cấy vào khoang này, chúng sẽ không thể tái tạo được mạch máu và sẽ “chết”. Do đó để cấy mỡ thành công đòi hỏi bác sĩ phải hiểu rõ về nguyên lý này cũng như có nhiều kinh nghiệm thực hiện đồng thời hai quy trình này.

Để tránh nguy cơ này, sau khi loại bỏ túi độn và dùng dung dịch kháng sinh tráng rửa khoang chứa, bác sĩ sẽ tiến hành khâu kín khoang chứa lại, việc này giúp giảm thiểu nguy cơ tế bào mỡ vô tình xâm nhập vào khoang chứa này. Kế đến, áp dụng kỹ thuật cấy mỡ nông để tiếp tục tránh tối đa nguy cơ cấy mỡ vào khoang chứa, đảm bảo mỡ được cấy vào vùng có khả năng tái tuần hoàn cao nhất.

Tóm lại, chỉ tháo bỏ túi độn mông là một quy trình đơn giản, nhưng để có được dáng mông tự nhiên bình thường sau đó thì đòi hỏi bác sĩ phải giàu kinh nghiệm và có óc phán đoán hợp lý. Chỉnh sửa bao giờ cũng khó khăn hơn quy trình phẫu thuật ban đầu do đó việc lựa chọn bác sĩ tay nghề chuyên môn cao sẽ là yếu tố tiên quyết để có được kết quả thành công.

Xem tiếp...
 
Top Bottom