Lê Hoài Thương
Tích Cực
Dự án "Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á - NDC TIA" do Chính phủ Đức tài trợ Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực, khung pháp lý thúc đẩy phát triển giao thông vận tải theo hướng cacbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính.
Báo cáo sơ bộ về dự án, GS-TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Đơn vị tư vấn - cho biết: Hầu hết các thành phố lớn của Việt Nam đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trong đó, các hoạt động giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân chính.
Mặt khác, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính khi tham gia thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu. Mới đây, Chính phủ đã cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Sử dụng nhiên liệu sinh học, khí tự nhiên và điện để thay thế nhiên liệu truyền thống được xác định là 1 trong 5 nhóm giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Việt Nam cũng đã bắt đầu sản xuất ô tô điện. Đây là những động lực để thay đổi cái nhìn của người sử dụng, điều chỉnh nhu cầu, thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông điện tại Việt Nam.
Sau khi khảo sát thực trạng tại 8 thành phố lớn, dựa vào những cơ hội và thách thức, đơn vị tư vấn đã chọn TP.HCM là địa phương khởi nguồn để triển khai nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện giao thông điện, từ đó mở rộng ra các địa phương khác.
"TP.HCM là đơn vị xây dựng đầu tiên, hệ thống quy hoạch điện phải tập trung cho thành phố. Không có hệ thống điện tốt thì không thể làm được. Đồng thời, trong phân bổ điện quốc gia, nếu xác định thành phố có chiến lược chuyển đổi phương tiện giao thông điện thì phải ưu tiên thành phố. Tóm lại, chiến lược chuyển đổi phương tiện giao thông điện phụ thuộc rất lớn vào chiến lược vùng, chiến lược quốc gia về quy hoạch hạ tầng. Phải làm sớm, càng chậm trễ càng mất cơ hội chuẩn bị về hạ tầng" - TS Lê Anh Tuấn lưu ý.
Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An khẳng định mục tiêu giảm khí thải từ giao thông, phát triển giao thông xanh là chủ trương chung của TP.HCM. Dự kiến cuối quý 1, thành phố sẽ đưa vào vận hành tuyến xe buýt điện đầu tiên. Tuy nhiên, chuyển đổi giao thông điện không chỉ đơn thuần là thay xe xăng bằng xe điện mà cần cả hệ thống nguồn phát sạch, trạm sạc, bến bãi... đồng bộ. Sở GTVT TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu để xây dựng cơ chế và phương án tổng thể cho dự án phát triển giao thông vận tải bằng phương tiện giao thông điện tại thành phố.
Xem tiếp...
|
Dự kiến cuối quý 1, TP.HCM sẽ mở 5 tuyến xe buýt điện |
Báo cáo sơ bộ về dự án, GS-TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Đơn vị tư vấn - cho biết: Hầu hết các thành phố lớn của Việt Nam đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trong đó, các hoạt động giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân chính.
Mặt khác, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính khi tham gia thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu. Mới đây, Chính phủ đã cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Sử dụng nhiên liệu sinh học, khí tự nhiên và điện để thay thế nhiên liệu truyền thống được xác định là 1 trong 5 nhóm giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Việt Nam cũng đã bắt đầu sản xuất ô tô điện. Đây là những động lực để thay đổi cái nhìn của người sử dụng, điều chỉnh nhu cầu, thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông điện tại Việt Nam.
Sau khi khảo sát thực trạng tại 8 thành phố lớn, dựa vào những cơ hội và thách thức, đơn vị tư vấn đã chọn TP.HCM là địa phương khởi nguồn để triển khai nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện giao thông điện, từ đó mở rộng ra các địa phương khác.
"TP.HCM là đơn vị xây dựng đầu tiên, hệ thống quy hoạch điện phải tập trung cho thành phố. Không có hệ thống điện tốt thì không thể làm được. Đồng thời, trong phân bổ điện quốc gia, nếu xác định thành phố có chiến lược chuyển đổi phương tiện giao thông điện thì phải ưu tiên thành phố. Tóm lại, chiến lược chuyển đổi phương tiện giao thông điện phụ thuộc rất lớn vào chiến lược vùng, chiến lược quốc gia về quy hoạch hạ tầng. Phải làm sớm, càng chậm trễ càng mất cơ hội chuẩn bị về hạ tầng" - TS Lê Anh Tuấn lưu ý.
Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An khẳng định mục tiêu giảm khí thải từ giao thông, phát triển giao thông xanh là chủ trương chung của TP.HCM. Dự kiến cuối quý 1, thành phố sẽ đưa vào vận hành tuyến xe buýt điện đầu tiên. Tuy nhiên, chuyển đổi giao thông điện không chỉ đơn thuần là thay xe xăng bằng xe điện mà cần cả hệ thống nguồn phát sạch, trạm sạc, bến bãi... đồng bộ. Sở GTVT TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu để xây dựng cơ chế và phương án tổng thể cho dự án phát triển giao thông vận tải bằng phương tiện giao thông điện tại thành phố.
Xem tiếp...