Lê Hoài Thương
Tích Cực
Cập nhật lúc 17:12, Thứ ba, 20/02/2024 (GMT+7)
Chính quyền địa phương hỗ trợ gạo và tiền cho những người ăn xin về quê. Ảnh: VT
Nhiều công dân đã có phản ánh đến các cơ quan chức năng, Công an huyện Như Thanh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Xuân Du, Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Na và Công an xã Xuân Du nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử lý. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có 8 công dân ngồi ăn xin ở lối ra vào Khu Di tích Phủ Na.
Xác minh về nhân thân các công dân này, tất cả đều không phải là người địa phương mà từ nơi khác đến, trong đó đa số là người trung tuổi và người già (không có trẻ em) hoạt động tự phát, không bảo kê chăn dắt. Các công dân này lúc đầu bán tăm, bông tai, nhưng thấy việc mua bán không hiệu quả bằng việc ăn xin nên đã phát sinh ra việc ngồi ăn xin ở lối ra vào Khu Di tích Phủ Na khiến nhân dân và du khách ái ngại khi vào đền vãn cảnh đầu Xuân.
Công an huyện Như Thanh đã phối hợp với các lực lượng chức năng và Ban Quản lý Di tích xã Xuân Du tiến hành sàng lọc, đấu mối, liên hệ bàn giao cho gia đình và địa phương quản lý.
Ông Bùi Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Phủ Na cho biết: Ngoài việc bàn giao người ăn mày, ăn xin cho người thân, gia đình và chính quyền địa phương, chúng tôi đã hỗ trợ cho mỗi người 15kg gạo và 100 nghìn đồng. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, yêu cầu cá nhân người ăn xin và người thân của họ cam kết quản lý người trong gia đình, nếu phát hiện tái diễn tình trạng ăn mày ăn xin, Ban Quản lý Khu Di tích sẽ phối hợp với cơ quan công an có biện pháp xử lý theo quy định.
Văn Thanh
Xem tiếp...
(Thanh tra)- Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tại Khu Di tích lịch sử Phủ Na, thuộc địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng người ăn xin, làm phiền du khách thập phương đến vãn cảnh đầu Xuân, gây tâm bức xúc cho người dân và du khách.
Chính quyền địa phương hỗ trợ gạo và tiền cho những người ăn xin về quê. Ảnh: VT
Nhiều công dân đã có phản ánh đến các cơ quan chức năng, Công an huyện Như Thanh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Xuân Du, Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Na và Công an xã Xuân Du nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử lý. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có 8 công dân ngồi ăn xin ở lối ra vào Khu Di tích Phủ Na.
Xác minh về nhân thân các công dân này, tất cả đều không phải là người địa phương mà từ nơi khác đến, trong đó đa số là người trung tuổi và người già (không có trẻ em) hoạt động tự phát, không bảo kê chăn dắt. Các công dân này lúc đầu bán tăm, bông tai, nhưng thấy việc mua bán không hiệu quả bằng việc ăn xin nên đã phát sinh ra việc ngồi ăn xin ở lối ra vào Khu Di tích Phủ Na khiến nhân dân và du khách ái ngại khi vào đền vãn cảnh đầu Xuân.
Công an huyện Như Thanh đã phối hợp với các lực lượng chức năng và Ban Quản lý Di tích xã Xuân Du tiến hành sàng lọc, đấu mối, liên hệ bàn giao cho gia đình và địa phương quản lý.
Ông Bùi Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Phủ Na cho biết: Ngoài việc bàn giao người ăn mày, ăn xin cho người thân, gia đình và chính quyền địa phương, chúng tôi đã hỗ trợ cho mỗi người 15kg gạo và 100 nghìn đồng. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, yêu cầu cá nhân người ăn xin và người thân của họ cam kết quản lý người trong gia đình, nếu phát hiện tái diễn tình trạng ăn mày ăn xin, Ban Quản lý Khu Di tích sẽ phối hợp với cơ quan công an có biện pháp xử lý theo quy định.
Văn Thanh
Xem tiếp...