Vĩnh Hưng
Fan Cứng
Chùa Hang Bình Định là một trong những ngôi chùa độc lạ, với phong cảnh núi non hữu tình, vẻ đẹp huyền bí luôn được nhiều du khách ghé thăm. Hãy cùng HiQuyNhon khám phá vẻ đẹp của thắng cảnh chùa Hang Bình Định nhé!
Bên cạnh những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển thu hút khách du lịch thì vẻ đẹp huyền bí của những ngôi chùa Bình Định nổi tiếng khác như: chùa Thiên Hưng, chùa Ông Núi,… thì chùa Hang Bình Định chính là địa điểm thu hút từ khách địa phương đến khách du lịch khi đến với Quy Nhơn, Bình Định.
Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Thiên Sanh, được xây dựng làm nơi thờ Phật trong một hang đá tự nhiên giữa lưng chừng núi.
Từ thị trấn Phù Mỹ đi về hướng tây theo đường Chu Văn An khoảng 4km, rẽ trái về phía núi đá 1km là đến chùa Hang. Đặc biệt, với du khách chưa từng đặt chân đến đây, có thể dễ dàng nhận ra chùa Hang do từ xa đã trông thấy một khối đá khổng lồ vươn ra giữa lưng chừng núi. Đó chính là “mái che” tự nhiên của chùa.
[IMG alt=" Sưu tầm
"]Trang Chủ - HiQuyNhon Hang Bình Định- Ảnh: Sưu tầm
Theo trụ trì chùa Thiên Sanh, đại đức Thích Nhuận Tín, thì chùa Hang được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, có người đến hang đá ở thôn Hội Khánh tôn tạo thành chùa rồi để tu hành, gọi là chùa Hang. Ban đầu ngôi chùa còn hoang sơ, mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và về sau thì chùa mới được tu chỉnh quy mô.
Chùa Hang – Ảnh: Sưu tầm
Người ta kể rằng ở chùa Hang có hai đường đi, một lên trời và một xuống âm phủ. Phía trên bàn thờ của chùa Hang, chếch về phía tay phải còn có một lỗ “thông hơi” – Gọi là đường lên trời. Phía dưới “mái che” của chùa Hang có một đường hầm chạy xuống – gọi là đường xuống âm phủ.
Chùa Hang – Ảnh: Sưu tầm
Du khách khi muốn lên được chùa Hang Bình Định phải đi theo đường dốc đá quanh co, đi đến khi gặp một tảng đá to thì đó chính là “mái che” của chùa. Bên trái “mái che” được bày biện mấy ghế đá, bên phải có một lối đi nhỏ để vào hang. Muốn qua lối này phải khom người xuống, lúc này đã cảm nhận được cái lạnh của hang đá. Lại theo vài ba bậc đá nữa, sẽ thấy bàn thờ các Phật.
Chùa Hang – Ảnh: Sưu tầm
Sau khi tham gia các hoạt động dâng hương để tỏ lòng thành kính thì bạn có thể tham quan và check in một số vị trí khá đẹp tại chùa.
Chùa Hang – Ảnh: Sưu tầm
Chùa Hang – Ảnh: Sưu tầm
Trên đây là bài viết về chùa Hang Bình Định. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay thì có thể bấm chuông HiQuyNhon để nhận thông báo mới nhất nhé.
Bạn có thể tham khảo một số địa điểm khác tại phù Mỹ
– Bài viết: Nhật Tiến-
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực Quy Nhơn hoặc những điều thú vị khi du lịch tại miền đất võ hãy follow HiQuyNhon để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Hoặc follow trang Thành phố Quy Nhơn để được cập nhật tin tức mỗi ngày nhé
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon.vn (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.vn
Xem tiếp...
Bên cạnh những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển thu hút khách du lịch thì vẻ đẹp huyền bí của những ngôi chùa Bình Định nổi tiếng khác như: chùa Thiên Hưng, chùa Ông Núi,… thì chùa Hang Bình Định chính là địa điểm thu hút từ khách địa phương đến khách du lịch khi đến với Quy Nhơn, Bình Định.
1. Giới thiệu về Chùa Hang Bình Định
Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Thiên Sanh, được xây dựng làm nơi thờ Phật trong một hang đá tự nhiên giữa lưng chừng núi.
Từ thị trấn Phù Mỹ đi về hướng tây theo đường Chu Văn An khoảng 4km, rẽ trái về phía núi đá 1km là đến chùa Hang. Đặc biệt, với du khách chưa từng đặt chân đến đây, có thể dễ dàng nhận ra chùa Hang do từ xa đã trông thấy một khối đá khổng lồ vươn ra giữa lưng chừng núi. Đó chính là “mái che” tự nhiên của chùa.
[IMG alt=" Sưu tầm
"]Trang Chủ - HiQuyNhon Hang Bình Định- Ảnh: Sưu tầm
Theo trụ trì chùa Thiên Sanh, đại đức Thích Nhuận Tín, thì chùa Hang được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, có người đến hang đá ở thôn Hội Khánh tôn tạo thành chùa rồi để tu hành, gọi là chùa Hang. Ban đầu ngôi chùa còn hoang sơ, mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và về sau thì chùa mới được tu chỉnh quy mô.
2. Bí ẩn trong lòng chùa
Người ta kể rằng ở chùa Hang có hai đường đi, một lên trời và một xuống âm phủ. Phía trên bàn thờ của chùa Hang, chếch về phía tay phải còn có một lỗ “thông hơi” – Gọi là đường lên trời. Phía dưới “mái che” của chùa Hang có một đường hầm chạy xuống – gọi là đường xuống âm phủ.
3. Cách di chuyển
Du khách khi muốn lên được chùa Hang Bình Định phải đi theo đường dốc đá quanh co, đi đến khi gặp một tảng đá to thì đó chính là “mái che” của chùa. Bên trái “mái che” được bày biện mấy ghế đá, bên phải có một lối đi nhỏ để vào hang. Muốn qua lối này phải khom người xuống, lúc này đã cảm nhận được cái lạnh của hang đá. Lại theo vài ba bậc đá nữa, sẽ thấy bàn thờ các Phật.
Sau khi tham gia các hoạt động dâng hương để tỏ lòng thành kính thì bạn có thể tham quan và check in một số vị trí khá đẹp tại chùa.
Trên đây là bài viết về chùa Hang Bình Định. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay thì có thể bấm chuông HiQuyNhon để nhận thông báo mới nhất nhé.
Bạn có thể tham khảo một số địa điểm khác tại phù Mỹ
– Bài viết: Nhật Tiến-
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực Quy Nhơn hoặc những điều thú vị khi du lịch tại miền đất võ hãy follow HiQuyNhon để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Hoặc follow trang Thành phố Quy Nhơn để được cập nhật tin tức mỗi ngày nhé
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon.vn (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.vn
Xem tiếp...