Phương Nga
Tích Cực
Mùi cơ thể là mùi hương tỏa ra từ cơ thể và mỗi người có mùi cơ thể riêng biệt nhưng khi nhắc đến mùi cơ thể, đa số mọi người thường nghĩ ngay đến mùi khó chịu, chẳng hạn như hôi nách. Những thay đổi về mùi cơ thể có thể là do dậy thì, ra nhiều mồ hôi hoặc do vệ sinh thân thể kém. Những thay đổi đột ngột thường là do môi trường, thuốc men hoặc chế độ ăn uống. Tuy nhiên đôi khi, mùi cơ thể thay đổi, đặc biệt là những thay đổi đột ngột và kéo dài, là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.
Sự thay đổi mùi cơ thể đột ngột thường xảy ra ở một vùng nhất định trên cơ thể như:
Nhưng sự thay đổi cũng có thể xảy ra với mùi phân, nước tiểu, ráy tai hoặc dịch tiết sinh dục. Bất kể là khu vực nào, sự thay đổi mùi cũng rất đa dạng, có thể là hôi, thối, tanh, chua, khai, hắc hay thậm chí là có mùi ngọt.
Tùy vào nguyên nhân mà sự thay đổi mùi cơ thể có thể còn đi kèm các triệu chứng khác. Nếu nguyên nhân gây thay đổi mùi cơ thể là do nhiễm trùng thì còn có các triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa, loét, chảy dịch hay đổi màu.
Môi trường, chế độ ăn, thuốc men, sự thay đổi nội tiết tố hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn đều có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mùi cơ thể đột ngột.
Những thay đổi về mùi cơ thể có thể là một phần bình thường của quá trình phát triển, chẳng hạn như khi bước vào tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và hormone hoạt động mạnh hơn, gây ra mùi cơ thể.
Đối vơi những người thường hay tập thể dục, thủ phạm gây mùi khó chịu có thể là do đổ mồ hôi quá nhiều. Nếu không sử dụng chất chống mồ hôi hoặc không chú ý giữ vệ sinh thân thể, mồ hôi có thể trộn lẫn với vi khuẩn trên da và tạo ra mùi.
Nếu mùi cơ thể kéo dài dai dẳng và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nguyên nhân có thể là do sức khỏe đang có vấn đề.
Đồ ăn và thức uống đôi khi có thể khiến cho mùi cơ thể thay đổi đột ngột nhưng sự thay đổi này thường chỉ là tạm thời. Ví dụ, nước tiểu thường có mùi nồng hơn sau khi ăn măng tây. Mùi nước tiểu sẽ trở lại bình thường khi thức ăn được chuyển hóa hết nhưng nếu ăn loại thực phẩm này hàng ngày thì tình trạng thay đổi mùi nước tiểu sẽ tiếp tục kéo dài.
Một số loại thực phẩm sản sinh ra nhiều khí trong đường tiêu hóa và dẫn đến ợ hơi hoặc đầy bụng. Điều này cũng có thể gây ra mùi khó chịu.
Một số ví dụ gồm có:
Ở những người không dung nạp hoặc nhạy cảm với thực phẩm, một số loại thực phẩm nhất định sẽ kích hoạt phản ứng và tạo ra khí ga trong đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống tổng thể cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những nam giới có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau củ có mùi mồ hôi nhẹ hơn, bất kể có ra nhiều mồ hôi đến đâu. (1)
Mặt khác, các báo cáo cho thấy chế độ ăn nhiều carb có thể làm tăng mùi mồ hôi.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng ăn nhiều thịt sẽ tác động tiêu cực đến mùi cơ thể so với chế độ ăn gồm chủ yếu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. (2)
Hơi thở thường sẽ có mùi khó chịu sau khi ăn một số loại thực phẩm, đặc biệt là các loại có mùi mạnh như hành, tỏi hay sầu riêng. Sử dụng các sản phẩm thuốc lá cũng có thể gây hôi miệng.
Căng thẳng và lo âu khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi và điều này có thể làm tăng mùi cơ thể.
Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều và không kiểm soát được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Tình trạng rối loạn tiết mồ hôi này có thể là do di truyền, vấn đề sức khỏe hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưng đôi khi, tăng tiết mồ hôi xảy ra mà không rõ nguyên nhân.
Một nghiên cứu vào năm 2016 đã phát hiện ra rằng tăng tiết mồ hôi và căng thẳng có liên quan đến nhau. Nhiều người bị tăng tiết mồ hôi đã bị căng thẳng, mặc cảm.
Nhiều người bị tăng tiết mồ hôi có tiền sử các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như chứng rối loạn lo âu xã hội.
Đái tháo đường là một bệnh lý xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ dẫn đến một biến chứng gọi là nhiễm toan xeton. Nhiễm toan xeton là tình trạng cơ thể có quá nhiều axit (xeton). Nhiễm toan xeton khiến hơi thở có mùi trái cây.
Những người mắc bệnh đái tháo đường nếu nhận thấy hơi thở đột ngột có mùi trái cây kèm theo đi tiểu nhiều và đường huyết rất cao cần đến bệnh viện ngay lập tức. Nhiễm toan xeton do đái tháo đường cần được can thiệp điều trị khẩn cấp.
Mùi cơ thể có thể thay đổi vào kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ có khả năng sinh sản cao trong chu kỳ kinh nguyệt phát ra một mùi hương khác, hấp dẫn hơn so với những phụ nữ có khả năng sinh sản thấp trong chu kỳ kinh nguyệt. (3)
Cũng theo nghiên cứu trên, mùi hương này thậm chí còn có ảnh hưởng đến cảm nhận của những người phụ nữ khác.
Sự dao động nồng độ hormone có thể gây ra sự thay đổi về mùi cơ thể hoặc mùi âm đạo. Mùi cơ thể vào những giai đoạn này không hẳn là khó chịu mà chỉ là khác so với bình thường. Nói chung, sự thay đổi mùi cơ thể nhẹ không phải điều đáng lo ngại và nguyên nhân có thể là do mang thai, mãn kinh hoặc kinh nguyệt.
Một số dạng viêm âm đạo, chẳng hạn như viêm âm đạo do ký sinh trùng hay viêm âm đạo do vi khuẩn, có thể khiến cho mùi âm đạo đột ngột thay đổi. Các dạng nhiễm trùng khác xảy ra bên ngoài âm đạo cũng có thể gây ra sự thay đổi mùi ở vùng kín.
Viêm âm đạo do nấm thường không gây mùi khó chịu nhưng lại gây ngứa ngáy, mẩn đỏ hoặc nóng rát.
Viêm âm đạo do vi khuẩn là dạng nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và thường có triệu chứng là vùng kín có mùi tanh. Các triệu chứng khác cũng tương tự các triệu chứng của viêm âm đạo do nấm.
Trichomonas - một bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm ký sinh trùng - thường không có triệu chứng nhưng có thể làm thay đổi mùi vùng kín. Khí hư của người mắc bệnh có mùi hôi, màu bất thường và có bọt.
Những vùng da bị nhiễm trùng có thể bốc ra mùi hôi hoặc thối khó chịu.
Một số loại nhiễm trùng da gây ra triệu chứng này gồm có:
Nếu bàn chân đột nhiên có mùi hôi và ngứa thì đó có thể là dấu hiệu của nấm da chân.
Nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt bên trong giày và tất. Nếu không chú ý vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày, bàn chân sẽ bị nhiễm nấm.
Một số người bị ung thư giai đoạn cuối nhận thấy cơ thể có mùi khó chịu nhưng nguyên nhân thường là do vết thương liên quan đến ung thư bị nhiễm trùng. Những vết thương này xảy ra ở khoảng 5% người bị ung thư.
Ở một số phụ nữ bị ung thư ở âm hộ, dịch âm đạo có mùi hôi hoặc tanh. Điều này là do sự xuất hiện của một số axit và có thể khắc phục bằng cách sử dụng kháng sinh metronidazole.
Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất do chế độ ăn uống không cần bằng hoặc hấp thụ kém đôi khi cũng là nguyên nhân gây mùi cơ thể hoặc khiến phân và nước tiểu có mùi bất thường.
Ví dụ, bệnh scorbut – tình trạng thiếu vitamin C trầm trọng - có thể khiến mồ hôi có mùi hôi.
Nếu tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý đã mắc từ trước thì cần điều trị nguyên nhân gốc rễ để giảm mồ hôi. Nếu nguyên nhân do một loại thuốc đang dùng thì cần trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi thuốc.
Nếu không rõ nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi thì có một số phương pháp điều trị như sau:
Ngoài ra nên thay đổi thói quen sinh hoạt, chẳng hạn như tắm hàng ngày, mặc quần áo bằng chất liệu tự nhiên, thoáng khí và thay tất thường xuyên để chân luôn sạch sẽ.
Nhiều loại nhiễm trùng mặc dù không nghiêm trọng nhưng cũng cần được xử lý kịp thời để tránh xảy ra biến chứng.
Việc điều trị nhiễm trùng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm. Nếu là nhiễm trùng da thì thường được điều trị bằng thuốc dạng bôi nhưng đôi khi cần dùng thuốc đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Nếu có các dấu hiệu của nhiễm toan xeton do đái tháo đường như hơi thở có mùi trái cây thì phải ngay lập tức đến bệnh viện.
Để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường thì điều quan trọng là phải kiểm soát mức đường huyết. Các cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh đái tháo đường là dùng thuốc theo đúng chỉ định, sử dụng các phương pháp điều trị thay thế như thảo dược hoặc các biện pháp điều trị tự nhiên như điều chỉnh chế độ ăn và thường xuyên tập thể dục.
Nếu nguyên nhân gây thay đổi mùi cơ thể là do thực phẩm thì nên tránh những thực phẩm gây mùi và tăng cường sự đa dạng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Nếu nghi ngờ bị thiếu hụt vitamin thì hãy đến bệnh viện làm xét nghiệm máu để kiểm tra. Có thể bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu hụt từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng. Không tự ý uống bổ sung viamin hoặc khoáng chất khi chưa biết chắc mình có bị thiếu hụt dinh dưỡng hay không.
Nếu loại thuốc đang dùng khiến cơ thể có mùi khó chịu thì hãy trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.
Không được tự ý ngừng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Bệnh nấm da chân có thể được điều trị bằng các phương pháp sau đây:
Bản thân bệnh ung thư không gây mùi cơ thể nhưng cơ thể sẽ có mùi khó chịu nếu các vết thương do ung thư bị nhiễm trùng.
Nếu mắc bệnh ung thư và nhận thấy mùi cơ thể thay đổi đột ngột thì hãy đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị.
Mùi cơ thể thay đổi có thể là do vệ sinh thân thể kém. Dưới đây là các cách để giảm và ngăn mùi cơ thể:
Sự thay đổi mùi cơ thể vào độ tuổi dậy thì là điều hoàn toàn bình thường. Hãy duy trì các thói quen nêu trên để giữ cho cơ thể luôn có mùi dễ chịu.
Nếu mùi cơ thể chỉ thay đổi nhẹ và không kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại thì đó có thể là do thay đổi hormone. Nếu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày thì không cần phải điều trị.
Nên đi khám nếu:
Có nhiều nguyên nhân khiến mùi cơ thể đột nhiên thay đổi, chẳng hạn như chế độ ăn uống, căng thẳng, kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, thiếu chất, bệnh tật… Đa phần thì sự thay đổi về mùi cơ thể không phải điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nên đi khám nếu như tình trạng cơ thể có mùi khó chịu kéo dài dai dẳng, có liên quan đến bệnh lý đang mắc hoặc kèm theo các triệu chứng khác.
Xem tiếp...
Biểu hiện thay đổi mùi cơ thể
Sự thay đổi mùi cơ thể đột ngột thường xảy ra ở một vùng nhất định trên cơ thể như:
- Bộ phận sinh dục
- Nách
- Chân
- Miệng
- Rốn
Nhưng sự thay đổi cũng có thể xảy ra với mùi phân, nước tiểu, ráy tai hoặc dịch tiết sinh dục. Bất kể là khu vực nào, sự thay đổi mùi cũng rất đa dạng, có thể là hôi, thối, tanh, chua, khai, hắc hay thậm chí là có mùi ngọt.
Tùy vào nguyên nhân mà sự thay đổi mùi cơ thể có thể còn đi kèm các triệu chứng khác. Nếu nguyên nhân gây thay đổi mùi cơ thể là do nhiễm trùng thì còn có các triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa, loét, chảy dịch hay đổi màu.
Các nguyên nhân khiến mùi cơ thể đột ngột thay đổi
Môi trường, chế độ ăn, thuốc men, sự thay đổi nội tiết tố hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn đều có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mùi cơ thể đột ngột.
Những thay đổi về mùi cơ thể có thể là một phần bình thường của quá trình phát triển, chẳng hạn như khi bước vào tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và hormone hoạt động mạnh hơn, gây ra mùi cơ thể.
Đối vơi những người thường hay tập thể dục, thủ phạm gây mùi khó chịu có thể là do đổ mồ hôi quá nhiều. Nếu không sử dụng chất chống mồ hôi hoặc không chú ý giữ vệ sinh thân thể, mồ hôi có thể trộn lẫn với vi khuẩn trên da và tạo ra mùi.
Nếu mùi cơ thể kéo dài dai dẳng và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nguyên nhân có thể là do sức khỏe đang có vấn đề.
Chế độ ăn uống
Đồ ăn và thức uống đôi khi có thể khiến cho mùi cơ thể thay đổi đột ngột nhưng sự thay đổi này thường chỉ là tạm thời. Ví dụ, nước tiểu thường có mùi nồng hơn sau khi ăn măng tây. Mùi nước tiểu sẽ trở lại bình thường khi thức ăn được chuyển hóa hết nhưng nếu ăn loại thực phẩm này hàng ngày thì tình trạng thay đổi mùi nước tiểu sẽ tiếp tục kéo dài.
Một số loại thực phẩm sản sinh ra nhiều khí trong đường tiêu hóa và dẫn đến ợ hơi hoặc đầy bụng. Điều này cũng có thể gây ra mùi khó chịu.
Một số ví dụ gồm có:
- Bông cải xanh
- Bông cải trắng
- Cải bắp
- Cải chíp
- Măng tây
- Các loại đậu
Ở những người không dung nạp hoặc nhạy cảm với thực phẩm, một số loại thực phẩm nhất định sẽ kích hoạt phản ứng và tạo ra khí ga trong đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống tổng thể cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những nam giới có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau củ có mùi mồ hôi nhẹ hơn, bất kể có ra nhiều mồ hôi đến đâu. (1)
Mặt khác, các báo cáo cho thấy chế độ ăn nhiều carb có thể làm tăng mùi mồ hôi.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng ăn nhiều thịt sẽ tác động tiêu cực đến mùi cơ thể so với chế độ ăn gồm chủ yếu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. (2)
Hơi thở thường sẽ có mùi khó chịu sau khi ăn một số loại thực phẩm, đặc biệt là các loại có mùi mạnh như hành, tỏi hay sầu riêng. Sử dụng các sản phẩm thuốc lá cũng có thể gây hôi miệng.
Căng thẳng
Căng thẳng và lo âu khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi và điều này có thể làm tăng mùi cơ thể.
Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều và không kiểm soát được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Tình trạng rối loạn tiết mồ hôi này có thể là do di truyền, vấn đề sức khỏe hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưng đôi khi, tăng tiết mồ hôi xảy ra mà không rõ nguyên nhân.
Một nghiên cứu vào năm 2016 đã phát hiện ra rằng tăng tiết mồ hôi và căng thẳng có liên quan đến nhau. Nhiều người bị tăng tiết mồ hôi đã bị căng thẳng, mặc cảm.
Nhiều người bị tăng tiết mồ hôi có tiền sử các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như chứng rối loạn lo âu xã hội.
Bệnh đái tháo đường (nhiễm toan ceton do đái tháo đường)
Đái tháo đường là một bệnh lý xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ dẫn đến một biến chứng gọi là nhiễm toan xeton. Nhiễm toan xeton là tình trạng cơ thể có quá nhiều axit (xeton). Nhiễm toan xeton khiến hơi thở có mùi trái cây.
Những người mắc bệnh đái tháo đường nếu nhận thấy hơi thở đột ngột có mùi trái cây kèm theo đi tiểu nhiều và đường huyết rất cao cần đến bệnh viện ngay lập tức. Nhiễm toan xeton do đái tháo đường cần được can thiệp điều trị khẩn cấp.
Mãn kinh, kinh nguyệt và mang thai
Mùi cơ thể có thể thay đổi vào kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ có khả năng sinh sản cao trong chu kỳ kinh nguyệt phát ra một mùi hương khác, hấp dẫn hơn so với những phụ nữ có khả năng sinh sản thấp trong chu kỳ kinh nguyệt. (3)
Cũng theo nghiên cứu trên, mùi hương này thậm chí còn có ảnh hưởng đến cảm nhận của những người phụ nữ khác.
Sự dao động nồng độ hormone có thể gây ra sự thay đổi về mùi cơ thể hoặc mùi âm đạo. Mùi cơ thể vào những giai đoạn này không hẳn là khó chịu mà chỉ là khác so với bình thường. Nói chung, sự thay đổi mùi cơ thể nhẹ không phải điều đáng lo ngại và nguyên nhân có thể là do mang thai, mãn kinh hoặc kinh nguyệt.
Viêm âm đạo
Một số dạng viêm âm đạo, chẳng hạn như viêm âm đạo do ký sinh trùng hay viêm âm đạo do vi khuẩn, có thể khiến cho mùi âm đạo đột ngột thay đổi. Các dạng nhiễm trùng khác xảy ra bên ngoài âm đạo cũng có thể gây ra sự thay đổi mùi ở vùng kín.
Viêm âm đạo do nấm thường không gây mùi khó chịu nhưng lại gây ngứa ngáy, mẩn đỏ hoặc nóng rát.
Viêm âm đạo do vi khuẩn là dạng nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và thường có triệu chứng là vùng kín có mùi tanh. Các triệu chứng khác cũng tương tự các triệu chứng của viêm âm đạo do nấm.
Trichomonas - một bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm ký sinh trùng - thường không có triệu chứng nhưng có thể làm thay đổi mùi vùng kín. Khí hư của người mắc bệnh có mùi hôi, màu bất thường và có bọt.
Nhiễm trùng da
Những vùng da bị nhiễm trùng có thể bốc ra mùi hôi hoặc thối khó chịu.
Một số loại nhiễm trùng da gây ra triệu chứng này gồm có:
- Trichomycosis axillaris hay trichobacteriosis: một bệnh nhiễm trùng ở các nang lôngvùng dưới cánh tay do vi khuẩn gây ra
- Viêm đỏ nếp kẽ do vi khuẩn (erythrasma): một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở bề mặt da
- Hăm da: hăm da thường xảy ra ở các nếp gấp da do bề mặt da cọ xát với nhau hoặc cọ xát với quần áo. Các vết hăm da có thể bốc mùi hôi khi xảy ra nhiễm trùng bội nhiễm, chẳng hạn như nhiễm nấm candida (nhiễm trùng nấm men).
Nấm da chân
Nếu bàn chân đột nhiên có mùi hôi và ngứa thì đó có thể là dấu hiệu của nấm da chân.
Nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt bên trong giày và tất. Nếu không chú ý vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày, bàn chân sẽ bị nhiễm nấm.
Ung thư
Một số người bị ung thư giai đoạn cuối nhận thấy cơ thể có mùi khó chịu nhưng nguyên nhân thường là do vết thương liên quan đến ung thư bị nhiễm trùng. Những vết thương này xảy ra ở khoảng 5% người bị ung thư.
Ở một số phụ nữ bị ung thư ở âm hộ, dịch âm đạo có mùi hôi hoặc tanh. Điều này là do sự xuất hiện của một số axit và có thể khắc phục bằng cách sử dụng kháng sinh metronidazole.
Thiếu vitamin hoặc khoáng chất
Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất do chế độ ăn uống không cần bằng hoặc hấp thụ kém đôi khi cũng là nguyên nhân gây mùi cơ thể hoặc khiến phân và nước tiểu có mùi bất thường.
Ví dụ, bệnh scorbut – tình trạng thiếu vitamin C trầm trọng - có thể khiến mồ hôi có mùi hôi.
Các nguyên nhân khác
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và sinh sôi. Bệnh nhiễm trùng này có thể khiến nước tiểu có mùi khai nồng, ảnh hưởng đến cảm giác, tần suất đi tiểu và đặc điểm của nước tiểu.
- Viêm phổi: Viêm phổi có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại hay vật thể lạ. Viêm phổi có triệu chứng là hơi thở có mùi hôi và đờm.
- Bệnh lao: Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở phổi, khiến hơi thở có mùi hôi. Tình trạng loét và sưng ở các hạch bạch huyết do bệnh lao cũng có thể gây mùi hơi thở khó chịu.
- Ngộ độc: Mùi cơ thể có thể thay đổi khi nuốt phải một số chất độc. Ví dụ, ăn phải cyanua có thể khiến hơi thở có mùi giống như mùi hạnh nhân đắng. Asen và một số loại thuốc trừ sâu có thể tạo ra mùi nồng giống như tỏi. Ngộ độc nhựa thông cũng khiến cho nước tiểu có mùi bất thường.
- Ure máu: Đây là dấu hiệu của bệnh suy thận. Ure máu làm cho hơi thở có mùi amoniac hay mùi nước tiểu.
- Tắc ruột: Khi bị tắc ruột, một số người nôn ra chất chứa trong dạ dày và điều này khiến hơi thở có mùi khó chịu.
- Nhiễm trùng rốn: Mặc dù rốn có mùi thường là do vệ sinh kém nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy rốn bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng rốn còn có các triệu chứng khác như rốn chảy dịch, đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy và thậm chí chảy máu.
- Nhiễm trùng tai: Ráy tai là hiện tượng bình thường nhưng ráy tai có mùi hôi lại là dấu hiệu cho thấy tai đang có vấn đề hoặc nhiễm trùng. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tai là tai đỏ, ngứa, đau, mất thăng bằng, giảm thính giác và chảy mủ.
Cách khắc phục mùi cơ thể
Tăng tiết mồ hôi
Nếu tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý đã mắc từ trước thì cần điều trị nguyên nhân gốc rễ để giảm mồ hôi. Nếu nguyên nhân do một loại thuốc đang dùng thì cần trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi thuốc.
Nếu không rõ nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi thì có một số phương pháp điều trị như sau:
- Chất chống mồ hôi
- Dùng thuốc
- Thư giãn
- Phẫu thuật (cắt tuyến mồ hôi hoặc cắt hạch giao cảm)
- Tiêm Botox
Ngoài ra nên thay đổi thói quen sinh hoạt, chẳng hạn như tắm hàng ngày, mặc quần áo bằng chất liệu tự nhiên, thoáng khí và thay tất thường xuyên để chân luôn sạch sẽ.
Nhiễm trùng
Nhiều loại nhiễm trùng mặc dù không nghiêm trọng nhưng cũng cần được xử lý kịp thời để tránh xảy ra biến chứng.
Việc điều trị nhiễm trùng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm. Nếu là nhiễm trùng da thì thường được điều trị bằng thuốc dạng bôi nhưng đôi khi cần dùng thuốc đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Nếu có các dấu hiệu của nhiễm toan xeton do đái tháo đường như hơi thở có mùi trái cây thì phải ngay lập tức đến bệnh viện.
Để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường thì điều quan trọng là phải kiểm soát mức đường huyết. Các cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh đái tháo đường là dùng thuốc theo đúng chỉ định, sử dụng các phương pháp điều trị thay thế như thảo dược hoặc các biện pháp điều trị tự nhiên như điều chỉnh chế độ ăn và thường xuyên tập thể dục.
Thay đổi chế độ ăn uống, thực phẩm chức năng hoặc thuốc
Nếu nguyên nhân gây thay đổi mùi cơ thể là do thực phẩm thì nên tránh những thực phẩm gây mùi và tăng cường sự đa dạng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Nếu nghi ngờ bị thiếu hụt vitamin thì hãy đến bệnh viện làm xét nghiệm máu để kiểm tra. Có thể bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu hụt từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng. Không tự ý uống bổ sung viamin hoặc khoáng chất khi chưa biết chắc mình có bị thiếu hụt dinh dưỡng hay không.
Nếu loại thuốc đang dùng khiến cơ thể có mùi khó chịu thì hãy trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.
Không được tự ý ngừng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Nấm da chân
Bệnh nấm da chân có thể được điều trị bằng các phương pháp sau đây:
- Thuốc kháng nấm dạng bôi
- Hydrogen peroxide (oxy già) hay isopropyl alcohol
- Các loại dầu và tinh dầu có tác dụng trị nấm như tinh dầu tràm trà hoặc dầu neem
- Bột talc
- Ngâm nước pha muối biển
- Ung thư
Bản thân bệnh ung thư không gây mùi cơ thể nhưng cơ thể sẽ có mùi khó chịu nếu các vết thương do ung thư bị nhiễm trùng.
Nếu mắc bệnh ung thư và nhận thấy mùi cơ thể thay đổi đột ngột thì hãy đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị.
Vệ sinh thân thể để ngăn mùi cơ thể
Mùi cơ thể thay đổi có thể là do vệ sinh thân thể kém. Dưới đây là các cách để giảm và ngăn mùi cơ thể:
- Sử dụng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi: Có thể lựa chọn chất khử mùi thông thường, chất khử mùi tự nhiên hoặc thậm chí tự làm chất khử mùi. Chất khử mùi giúp làm giảm mùi cơ thể.
- Chăm sóc chân: Không được để chân bị ẩm ướt quá lâu. Khi tất bị ẩm, hãy thay ngay. Ngòai ra, để giữ cho đôi chân luôn khỏe mạnh, hãy đi giày vừa chân và sử dụng đá kỳ để giảm chai chân.
- Chú ý vệ sinh răng miệng: Đánh răng và chải lưỡi thường xuyên. Các nha sĩ khuyến nghị nên đánh răng hai lần một ngày, mỗi lần 2 phút.
- Nhẹ nhàng làm sạch khu vực nhạy cảm: Các khu vực nhạy cảm gồm có vùng sinh dục, hậu môn và tai. Không thụt rửa âm đạo và hậu môn mà chỉ dùng nước hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ rửa ở bên ngoài. Nhẹ nhàng rửa tai bằng nước ấm để loại bỏ ráy tai và làm sạch ống tai.
- Điều chỉnh tần suất tắm: Tần suất tắm tùy thuộc vào sở thích cá nhân nhưng nếu cơ thể có mùi thì nên tắm thường xuyên. Tắm giúp rửa sạch tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn và dầu trên da.
Sự thay đổi mùi cơ thể vào độ tuổi dậy thì là điều hoàn toàn bình thường. Hãy duy trì các thói quen nêu trên để giữ cho cơ thể luôn có mùi dễ chịu.
Nếu mùi cơ thể chỉ thay đổi nhẹ và không kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại thì đó có thể là do thay đổi hormone. Nếu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày thì không cần phải điều trị.
Khi nào cần đi khám?
Nên đi khám nếu:
- Mùi cơ thể thay đổi kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng
- Nghi ngờ nguyên nhân gây thay đổi mùi cơ thể là do nhiễm độc tố
- Mắc bệnh ung thư và nhận thấy cơ thể đột nhiên có mùi khó chịu
- Mắc bệnh tiểu đường và hơi thở có mùi hoa quả hoặc có các biểu hiện khác của nhiễm toan xeton
- Mùi hôi kèm theo đau, chảy máu hoặc các triệu chứng đáng lo ngại khác
- Mùi cơ thể kéo dài dai dẳng
Tóm tắt bài viết
Có nhiều nguyên nhân khiến mùi cơ thể đột nhiên thay đổi, chẳng hạn như chế độ ăn uống, căng thẳng, kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, thiếu chất, bệnh tật… Đa phần thì sự thay đổi về mùi cơ thể không phải điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nên đi khám nếu như tình trạng cơ thể có mùi khó chịu kéo dài dai dẳng, có liên quan đến bệnh lý đang mắc hoặc kèm theo các triệu chứng khác.
Xem tiếp...