SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
335K

Tại sao lạc nội mạc tử cung lại gây mệt mỏi và cách khắc phục

Mệt mỏi mãn tính là một triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung.


Nội dung chính của bài viết

  • Lạc nội mạc tử cung gây ra một triệu chứng phổ biến đó là: mệt mỏi mãn tính. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, cuộc sống.
  • Bạn cần duy trì ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để có cơ thể khỏe mạnh.
  • Ngoài ra, cần phải đi khám sức khỏe định kỳ hoặc dùng viên uống bổ sung để khắc phục tình trạng mệt mỏi do lạc nội mạc tử cung gây ra.

Lạc nội mạc tử cung là gì?​


Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa trong đó các mô niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển ở những nơi khác trong cơ thể ngoài buồng tử cung. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này gồm có:

  • Đau vùng chậu, đau tăng lên khi đến kỳ kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi tiểu tiện và đại tiện, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt
  • Có lẫn máu trong phân và nước tiểu
  • Ra máu sau khi quan hệ
  • Người mệt mỏi, uể oải
  • Vô sinh
  • Các triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón

Mệt mỏi mãn tính là một triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung.

Dưới đây là những biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Đi khám​


Ngoài lạc nội mạc tử cung, còn có nhiều nguyên nhân khác cũng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng. Khi tình trạng này kéo dài dai dẳng thì nên đi khám để tìm ra những vấn đề tiềm ẩn có thể đang khiến cho triệu chứng của lạc nội mạc tử cung trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông thường thì chỉ cần làm xét nghiệm máu đơn giản để đo nồng độ sắt, đường và hormone tuyến giáp trong máu để tìm ra những vấn đề cũng gây mệt mỏi, uể oải như:

  • Thiếu máu: Nếu bị thiếu hụt sắt thì cơ thể sẽ không thể tạo ra đủ lượng tế bào hồng cầu cần thiết. Những tế bào này có nhiệm vụ mang oxy đến mô trong cơ thể. Một trong những triệu chứng chính của thiếu máu là mệt mỏi và còn có các triệu chứng khác như hụt hơi, cơ thể yếu ớt, da xanh tái và hoa mắt, chóng mặt.
  • Lượng đường trong máu thấp: Hạ đường huyết là tình trạng mà lượng đường trong máu giảm thấp và ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể. Khi lượng đường trong máu giảm thì sẽ có cảm giác mệt mỏi kèm theo những hiện tượng khác như run tay, cảm thấy đói, vã mồ hôi, tê môi, chóng mặt, tim đập nhanh và bồn chồn, cáu kỉnh.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Suy giáp là tình trạng mà tuyến giáp hoạt động kém và không tạo ra đủ các hormone cần thiết. Ngoài cảm giác mệt mỏi, bệnh này còn có những triệu chứng khác như tăng cân, hay thấy lạnh, táo bón, ăn không ngon miệng, trí nhớ giảm sút, đau cơ và đau khớp…

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh​


Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mức năng lượng của cơ thể. Một chế độ ăn uống gồm có các loại thực phẩm giàu protein như các loại hạt, đậu, cá, trứng, thịt nạc, sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng trong suốt cả ngày. Ngoài ra cũng nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh mỗi ngày.

Cần tránh những thực phẩm chứa đường bổ sung, ví dụ như các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt. Những thứ này sẽ khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn do lượng đường trong máu tăng đột biến.

Một điều vô cùng quan trọng là không được bỏ bữa sáng. Việc nhịn ăn sáng không những không có tác dụng giảm cân như nhiều người vẫn nghĩ mà còn gây tăng cân, làm giảm hoạt động của não bộ, hơn nữa còn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và mức năng lượng.

Dùng viên uống bổ sung​


Nếu đang bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt thì nên dùng thêm viên uống bổ sung. Tuy nhiên, trước tiên cần đi khám để kiểm tra xem có đúng là bị thiếu hụt hay không và hỏi ý kiến bác sĩ về lợi ích, rủi ro cũng như là tương tác thuốc của các loại viên uống bổ sung. Một số sản phẩm có thể tương tác với các loại thuốc khác đang dùng và gây nên nhưng vấn đề không mong muốn.

Mặc dù hoàn toàn có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng chế độ ăn uống hàng ngày nhưng thiết hụt vitamin là vấn đề rất phổ biến và có thể khắc phục điều này bằng cách dùng viên uống vitamin tổng hợp. Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung và đang dùng thuốc hạ estrogen nên bổ sung canxi và vitamin D để bảo vệ cấu trúc xương. Vitamin D còn có tác dụng cải thiện triệu chứng mệt mỏi.

Tập thể dục đều đặn​


Tập thể dục cũng là một biện pháp để cải thiện tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Với những người không hay vận động thì có thể bắt đầu bằng các bài tập thể dục cường độ thấp. Các bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông hay khiêu vũ đều sẽ giúp làm tăng mức năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nên tránh những bài tập cần chạy và nhạy vì điều này sẽ làm cho các triệu chứng lạc nội mạc tử cung trở nên nghiêm trọng hơn ở một số người.

Ngủ đủ giấc​


Các chuyên gia khuyến nghị người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều vấn đề, ví dụ như mệt mỏi, uể oải, tâm trạng không vui, dễ cáu gắt, giảm hiệu suất làm việc... Nếu thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ hay trằn trọc không ngon giấc thì có thể thử những biện pháp như tắm nước ấm hoặc uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ.

Và nên cố gắng đi ngủ vào cùng một giờ mỗi tối và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng. Điều này sẽ giúp rèn cơ thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ ngon giấc hơn và tỉnh táo hơn khi thức dậy.

Môi trường phòng ngủ cũng rất quan trọng. Nên giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không nên để máy tính và TV trong phòng ngủ, lắp cửa kính cách âm nếu thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, chỉ sử dụng giường để ngủ, không làm các hoạt động khác như ăn uống, xem phim,đọc sách hay làm việc trên giường. Ngoài ra, để có một đêm ngon giấc thì nên:

  • Tránh ngủ trưa quá 30 phút mỗi ngày.
  • Không dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ
  • Nghe tiếng ồn trắng (các âm thanh giúp ngủ ngon hơn như tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, chim hót)
  • Không uống đồ uống có chứa caffeine hoặc cồn trước khi đi ngủ
  • Không ăn no gần giờ đi ngủ.
  • Tập thể dục cách giờ đi ngủ ít nhất 4 tiếng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom