Phương Nga
Tích Cực
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, diễn ra khi nhiệt độ tăng cao và thay đổi cảm xúc, ngoài ra còn có thể là do một số loại đồ ăn, thức uống, tác dụng phụ của thuốc, bệnh tật và thời kỳ mãn kinh. Có nhiều cách để giảm tiết mồ hôi và làm giảm cảm giác khó chịu khi ra mồ hôi.
Đổ mồ hôi là hiện tượng các tuyến mồ hôi dưới da tiết ra chất lỏng có chứa muối lên bề mặt da. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể để cân bằng thân nhiệt và đào thải chất độc ra ngoài.
Những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ bên ngoài và trạng thái cảm xúc có thể gây đổ mồ hôi. Các khu vực thường đổ mồ hôi nhiều nhất trên cơ thể là nách, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Ra một lượng mồ hôi vừa phải là điều cần thiết để cơ thể duy trì hoạt động bình thường.
Mặt khác, đổ mồ hôi quá nhiều hay quá ít sẽ dẫn đến nhiều vấn đề. Không có mồ hôi sẽ gây nguy hiểm vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng quá cao và ra quá nhiều mồ hôi sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày cũng như là ảnh hưởng đến tâm lý.
Cơ thể mỗi người có trung bình ba triệu tuyến mồ hôi. Các tuyến mồ hôi này được chia làm hai loại là tuyến eccrine và tuyến apocrine.
Các tuyến mồ hôi eccrine có mặt ở khắp cơ thể và tạo ra mồ hôi lỏng, không mùi mà chúng ta vẫn thường thấy khi hoạt động thể chất và thời tiết nắng nóng.
Các tuyến mồ hôi apocrine nằm bên dưới các nang lông/tóc ở những khu vực như da đầu, nách và bẹn.
Tuyến apocrine tiết ra mồ hôi đặc hơn, chứa nhiều chất béo và có mùi. Mùi cơ thể sẽ xuất hiện khi mồ hôi do tuyến apocrine tiết ra trộn lẫn với vi khuẩn trên da và bị phân hủy.
Sự tiết mồ hôi được kiểm soát bởi hệ thần kinh thực vật hay hệ thần kinh tự chủ (autonomic nervous system) - một phần của hệ thống thần kinh. Hệ thần kinh thực vật tự hoạt động mà không có sự kiểm soát có ý thức.
Khi thời tiết nóng bức hoặc thân nhiệt tăng do hoạt động thể chất hay do bị sốt, mồ hôi sẽ được tuyến mồ hôi tiết ra và chảy lên bề mặt da qua các ống dẫn. Mồ hôi làm ẩm bề mặt da và giúp làm mát cơ thể khi bay hơi.
Mồ hôi gồm chủ yếu là nước nhưng khoảng 1% là sự kết hợp của muối và chất béo (lipid).
Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường và diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn bình thường (tăng tiết mồ hôi).
Nhiệt độ cơ thể hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao là yếu tố chính gây đổ mồ hôi.
Những trạng thái cảm xúc và tinh thần như phẫn nộ, lo âu, sợ hãi, căng thẳng… đều có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi.
Đổ mồ hôi là một phản ứng của cơ thể với một số đồ ăn thức uống. Hiện tượng này được gọi là đổ mồ hôi vị giác (gustatory sweating). Các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra mồ hôi gồm có:
Đổ mồ hôi có thể là do một số loại thuốc và bệnh lý, chẳng hạn như:
Sự dao động nồng độ nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể gây hiện tượng bốc hỏa và đổ mồ hôi. Ở phụ nữ mãn kinh, cơ thể thường đổ mồ hôi vào ban đêm.
Đổ mồ hôi ở mức độ vừa phải là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, có thể thực hiện các cách sau đây để thoải mái hơn khi ra mồ hôi và giảm bớt lượng mồ hôi:
Nếu nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi là do bệnh hoặc do các loại thuốc đang dùng thì hãy trao đổi với bác sĩ về các biện pháp khắc phục hoặc đổi sang loại thuốc khác.
Nếu xảy ra kèm các triệu chứng khác như tức ngực, khó thở, chóng mặt hay sụt cân, đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và phải đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân.
Tình trạng ra quá nhiều mồ hôi được gọi là tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) và không có mồ hôi được gọi là giảm tiết mồ hôi (hypohidrosis).
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, diễn ra khi nhiệt độ tăng cao và thay đổi cảm xúc, ngoài ra còn có thể là do một số loại đồ ăn, thức uống, tác dụng phụ của thuốc, bệnh tật và thời kỳ mãn kinh. Có nhiều cách để giảm tiết mồ hôi và làm giảm cảm giác khó chịu khi ra mồ hôi.
Ra quá nhiều hay quá ít mồ hôi đều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt là khi đi kèm các triệu chứng khác.
Nếu nhận thấy mồ hôi ra nhiều hoặc ít bất thường thì hãy đi khám để tìm nguyên nhân. Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi có thể là do các bệnh lý khác và nếu không được điều trị, các bệnh lý này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Xem tiếp...
Đổ mồ hôi là gì?
Đổ mồ hôi là hiện tượng các tuyến mồ hôi dưới da tiết ra chất lỏng có chứa muối lên bề mặt da. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể để cân bằng thân nhiệt và đào thải chất độc ra ngoài.
Những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ bên ngoài và trạng thái cảm xúc có thể gây đổ mồ hôi. Các khu vực thường đổ mồ hôi nhiều nhất trên cơ thể là nách, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Ra một lượng mồ hôi vừa phải là điều cần thiết để cơ thể duy trì hoạt động bình thường.
Mặt khác, đổ mồ hôi quá nhiều hay quá ít sẽ dẫn đến nhiều vấn đề. Không có mồ hôi sẽ gây nguy hiểm vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng quá cao và ra quá nhiều mồ hôi sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày cũng như là ảnh hưởng đến tâm lý.
Cơ chế đổ mồ hôi của cơ thể
Cơ thể mỗi người có trung bình ba triệu tuyến mồ hôi. Các tuyến mồ hôi này được chia làm hai loại là tuyến eccrine và tuyến apocrine.
Tuyến mồ hôi eccrine
Các tuyến mồ hôi eccrine có mặt ở khắp cơ thể và tạo ra mồ hôi lỏng, không mùi mà chúng ta vẫn thường thấy khi hoạt động thể chất và thời tiết nắng nóng.
Tuyến mồ hôi apocrine
Các tuyến mồ hôi apocrine nằm bên dưới các nang lông/tóc ở những khu vực như da đầu, nách và bẹn.
Tuyến apocrine tiết ra mồ hôi đặc hơn, chứa nhiều chất béo và có mùi. Mùi cơ thể sẽ xuất hiện khi mồ hôi do tuyến apocrine tiết ra trộn lẫn với vi khuẩn trên da và bị phân hủy.
Sự tiết mồ hôi được kiểm soát bởi hệ thần kinh thực vật hay hệ thần kinh tự chủ (autonomic nervous system) - một phần của hệ thống thần kinh. Hệ thần kinh thực vật tự hoạt động mà không có sự kiểm soát có ý thức.
Khi thời tiết nóng bức hoặc thân nhiệt tăng do hoạt động thể chất hay do bị sốt, mồ hôi sẽ được tuyến mồ hôi tiết ra và chảy lên bề mặt da qua các ống dẫn. Mồ hôi làm ẩm bề mặt da và giúp làm mát cơ thể khi bay hơi.
Mồ hôi gồm chủ yếu là nước nhưng khoảng 1% là sự kết hợp của muối và chất béo (lipid).
- Đọc thêm: trị hôi nách
Các nguyên nhân gây đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường và diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn bình thường (tăng tiết mồ hôi).
Nhiệt độ cao
Nhiệt độ cơ thể hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao là yếu tố chính gây đổ mồ hôi.
Trạng thái cảm xúc
Những trạng thái cảm xúc và tinh thần như phẫn nộ, lo âu, sợ hãi, căng thẳng… đều có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi.
Chế độ ăn uống
Đổ mồ hôi là một phản ứng của cơ thể với một số đồ ăn thức uống. Hiện tượng này được gọi là đổ mồ hôi vị giác (gustatory sweating). Các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra mồ hôi gồm có:
- Đồ ăn cay và nóng
- Đồ uống chứa caffeine như nước ngọt có ga, nước tăng lực, cà phê và trà
- Đồ uống có cồn
Bệnh tật và thuốc
Đổ mồ hôi có thể là do một số loại thuốc và bệnh lý, chẳng hạn như:
- Ung thư
- Sốt và thuốc hạ sốt
- Nhiễm trùng
- Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp)
- Thuốc giảm đau, gồm có morphin
- Hormone tuyến giáp tổng hợp
- Hội chứng đau cục bộ phức hợp (complex regional pain syndrome - CRPS) – tình trạng đau mãn tính hiếm gặp thường xảy ra ở cánh tay hoặc chân
Mãn kinh
Sự dao động nồng độ nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể gây hiện tượng bốc hỏa và đổ mồ hôi. Ở phụ nữ mãn kinh, cơ thể thường đổ mồ hôi vào ban đêm.
Điều chỉnh thói quen sống để giảm mồ hôi
Đổ mồ hôi ở mức độ vừa phải là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, có thể thực hiện các cách sau đây để thoải mái hơn khi ra mồ hôi và giảm bớt lượng mồ hôi:
- Mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng khí vào mùa hè để khô mồ hôi nhanh hơn.
- Mặc nhiều lớp quần áo vào mùa đông để da có thể “thở” và dễ dàng cởi bớt khi nhiệt độ tăng
- Rửa sạch mồ hôi đã khô trên mặt và cơ thể
- Thay quần áo sau khi ra mồ hôi để giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
- Uống nước lọc hoặc nước uống thể thao để bù lại lượng chất lỏng và chất điện giải bị mất qua mồ hôi.
- Sử dụng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi ở vùng dưới cánh tay để giảm mùi và kiểm soát mồ hôi.
- Hạn chế các loại thực phẩm làm tăng tiết mồ hôi.
Nếu nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi là do bệnh hoặc do các loại thuốc đang dùng thì hãy trao đổi với bác sĩ về các biện pháp khắc phục hoặc đổi sang loại thuốc khác.
Đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe
Nếu xảy ra kèm các triệu chứng khác như tức ngực, khó thở, chóng mặt hay sụt cân, đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và phải đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân.
Tình trạng ra quá nhiều mồ hôi được gọi là tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) và không có mồ hôi được gọi là giảm tiết mồ hôi (hypohidrosis).
- Tăng tiết mồ hôi: Ra mồ hôi nhiều hơn bình thường ở vùng nách, bàn tay và bàn chân. Tình trạng này có thể gây mất tự tin, cản trở các hoạt động hàng ngày và ngoài ra còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Giảm tiết mồ hôi: Cơ thể không tiết mồ hôi khi nhiệt độ tăng cao hay khi hoạt động thể chất. Đổ mồ hôi là cơ chế điều hòa thân nhiệt tự nhiên. Do đó, giảm tiết mồ hôi có thể dẫn đến mất nước và sốc nhiệt.
Tóm tắt bài viết
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, diễn ra khi nhiệt độ tăng cao và thay đổi cảm xúc, ngoài ra còn có thể là do một số loại đồ ăn, thức uống, tác dụng phụ của thuốc, bệnh tật và thời kỳ mãn kinh. Có nhiều cách để giảm tiết mồ hôi và làm giảm cảm giác khó chịu khi ra mồ hôi.
Ra quá nhiều hay quá ít mồ hôi đều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt là khi đi kèm các triệu chứng khác.
Nếu nhận thấy mồ hôi ra nhiều hoặc ít bất thường thì hãy đi khám để tìm nguyên nhân. Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi có thể là do các bệnh lý khác và nếu không được điều trị, các bệnh lý này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Xem tiếp...