SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Tại sao chồng hút thuốc vợ lại bị ung thư phổi?

Phạm Gia Hào Tầm soát ung thư Đã hỏi: Ngày 23/01/2024

Tôi có quen với một gia đình, người chồng thì hút thuốc quanh năm nhưng vẫn khỏe mạnh, trong khi vợ lại mắc ung thư phổi. Bác sĩ có thể lý giải kĩ hơn về tình trạng này không?​


227 lượt xem


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital



Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hương Đã trả lời: Ngày 23/01/2024
Tầm soát ung thư


Bạn Phạm Gia Hào thân mến!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Ung thư phổi loại ung thư thường gặp và bệnh có tiên lượng rất xấu, gây tử vong cao cho cả hai giới. Rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ung thư phổi liên quan nhân quả rõ ràng đến hút thuốc lá chủ động và thụ động.

Trên thực tế tại nơi làm việc các bác sĩ tại TCI đã gặp nhiều trường hợp “Chồng hút thuốc lá vợ ung thư phổi” hay “Con hút thuốc lá mẹ ung thư phổi”. Ở nước ta dù nhận thức về tác hại thuốc lá đã được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người hút thuốc lá trong nhà, trong phòng làm việc làm khói thuốc lá tồn lưu trong không gian kín khiến những người xung quanh phải hút thuốc lá thụ động, từ đó gia tăng nguy cơ ung thư phổi.

Vì vậy, bỏ thuốc lá không những tốt cho sức khỏe của chính người hút mà còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ người thân, gia đình và cộng đồng. Nếu hút thuốc lá thì tuyệt đối không hút thuốc lá nơi đông người, chỗ công cộng, không đứng gần người già, phụ nữ, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương do khói thuốc lá.

Bên cạnh đó những đối tượng nguy cơ cao dưới đây cần thực hiện khám sức khỏe và tầm soát ung thư phổi định kỳ để sớm phát hiện bất thường và kịp thời điều trị:

– Đối tượng đang và đã hút thuốc lá 2 gói/ngày và trên 10 năm hoặc 1 gói/ ngày và trên 20 năm.

– Hiện tại đã bỏ hút thuốc lá < 15 năm nhưng trong quá khứ đã hút lá 2 gói/ngày và trên 10 năm hoặc 1 gói/ ngày và trên 20 năm.

– Người có người thân trực hệ bị ung thư phổi.

– Người trong độ tuổi 50-80, tuy nhiên nếu hút thuốc lá ở độ tuổi trẻ thì càng phải tầm soát sớm hơn.

Lưu ý khi tầm soát cho chồng thì nhất định phải tầm soát cho tất cả các đối tượng người thân như vợ, cha mẹ… nếu người hút thuốc lá chủ động hút thuốc lá trong nhà, khuôn viên hẹp, thông khí kém, xung quanh người thân.

Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào, hãy liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI qua tổng đài 1900 558892 để được hỗ trợ kịp thời.

Xem tiếp...
 
Top Bottom