SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
336K

Tại sao bị táo bón trong thời kỳ mãn kinh?

Giống như bốc hỏa hay khó ngủ, táo bón cũng là một triệu chứng thường gặp trong thời kỳ mãn kinh.


Nội dung chính của bài viết:

  • Tình trạng khó đi ngoài có thể thi thoảng mới xảy ra nhưng đôi khi lại tiếp diễn trong một thời gian dài và khi bị liên tục trong 3 tháng trở lên thì được coi là táo bón mãn tính. Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mãn kinh.
  • Các biểu hiện thường gặp khi bị táo bón gồm có khó đào thải phân ra ngoài, phải rặn mạnh mỗi khi đại tiện, đi ngoài ra phân cứng, cục nhỏ và tròn.
  • Nguyên nhân gây táo bón mãn kinh có thể là do sự suy giảm nồng độ các hormone như estrogen và progesterone. Vào giai đoạn này, cơ sàn chậu thường bị suy yếu và khiến cho tình trạng táo bón càng thêm nặng hơn.
  • Bất kể là nguyên nhân nào thì đa số các trường hợp táo bón đều có thể điều trị được bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và dùng thuốc không kê đơn.
  • Nếu bị táo bón mãn tính, các phương pháp điều trị tại nhà và thuốc không kê đơn không có hiệu quả hoặc táo bón đi kèm bất kỳ triệu chứng nào ở trên thì cần đi khám bác sĩ.

Tại sao mãn kinh lại gây táo bón?​


Giai đoạn mãn kinh bắt đầu khi không có kinh nguyệt trong vòng 1 năm. Trong giai đoạn này, nồng độ các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone giảm thấp. Những hormone này ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, gồm có cả đường tiêu hóa. Chính sự sụt giảm nồng độ nội tiết tố này làn nguyên nhân khiến một số phụ nữ bị táo bón trong và sau mãn kinh. Tuy nhiên, những thay đổi trong thói quen đại tiện có thể bắt đầu xảy ra ngay từ trước khi mãn kinh - trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Hormone estrogen đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, một trong số đó là duy trì nồng độ cortisol ở mức thấp. Cortisol là một hormone được cơ thể sản sinh ra khi bị căng thẳng. Khi mức estrogen giảm, nồng độ cortisol sẽ tăng. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa, có nghĩa là thực phẩm được xử lý trong thời gian dài hơn, khiến cho phân cứng lại và khó đào thải ra bên ngoài cơ thể hơn.

Nồng độ progesterone quá thấp sẽ làm chậm hoạt động của đại tràng. Chất thải ở lại trong cơ quan này càng lâu thì sẽ càng khô và cứng hơn. Do đó, khi nồng độ estrogen và progesterone ở mức thấp thì sẽ gây táo bón.

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, cơ sàn chậu sẽ trở nên suy yếu. Điều này gây khó khăn cho việc đẩy phân ra ngoài, đặc biệt là khi phân còn bị cứng và khô.

Khi có tuổi, phụ nữ còn thường phải sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ là táo bón. Những loại thuốc này gồm có:

  • Một số loại thuốc huyết áp ví dụ như thuốc chẹn kênh canxi
  • Viên uống bổ sung chất sắt
  • Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp
  • Thuốc chống trầm cảm

Phương pháp điều trị​


Có nhiều biện pháp để điều trị táo bón, gồm có:

Thay đổi chế độ ăn uống​


Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và cải thiện hoặc chấm dứt hẳn tình trạng táo bón. Một số thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào chế độ ăn uống gồm có:

  • Các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bánh mỳ nguyên cám
  • Các loại trái cây
  • Các loại rau củ
  • Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh,…
  • Các loại hạt

Thuốc​


Có nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn để điều trị táo bón. Một số loại thuốc phổ biến gồm có:

  • Thuốc làm mềm phân
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối
  • Viên uống bổ sung chất xơ
  • Thuốc đạn trực tràng glycerin
  • Các loại thuốc kê đơn như lactulose (Enulose, Kristalose), linaclotide (Linzess), và Lubiprostone (Amitiza)
  • Liệu pháp hormone thay thế: mặc dù công dụng chính không phải là điều trị táo bón nhưng liệu pháp hormone thay thế có thể cải thiện được vấn đề này và các triệu chứng khác của giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Thay đổi lối sống​


Tập thể dục đều đặn hàng ngày có thể giúp điều chỉnh nhu động ruột và giảm táo bón. Nên cố gắng tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Có thể chọn bất cứ hình thức tập luyện nào mà bạn thích như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, đạp xe, tập gym, tập thể dục nhịp điệu,…

Ngoài ra cũng nên tập các bài tập cơ sàn chậu như bài tập Kegel. Các bài tập này có tác dụng làm săn chắc cơ sản chậu, giúp cho việc đi ngoài được dễ dàng hơn, một số bài tập còn giúp cải thiện chức năng bàng quang và ruột. Một số bài tập Pilate và động tác yoga như Malasana cũng giúp củng cố cơ sàn chậu.

Khi nào cần đi khám?​


Táo bón xảy ra vào thời kỳ mãn kinh thường là do sự thay đổi nội tiết tố nhưng cũng có thể là do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác, ví dụ như tiểu đường hay bệnh lý tuyến giáp. Nếu tình trạng táo bón kéo dài trên 3 tháng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà thì nên đi khám. Cần đi khám sớm hơn nếu không thể đi ngoài được trong vòng 1 tuần hoặc nếu táo bón đi kèm với các triệu chứng khác như:

Đau đớn khi đi ngoài

  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Không thể xì hơi
  • Đầy hơi, chướng bụng

Đây có thể là những dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như tắc ruột.

Xem tiếp...
 
Top Bottom