SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
342K

Tả do Vibrio Cholerae

Phương Nga

Tích Cực
10.jpeg


Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước. Bệnh thường xảy ra tại các vùng dịch, liên quan đến tình trạng vệ sinh kém và lây lan từ người sang người do ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm vi trùng Vibrio cholerae.

Triệu chứng​

Tiêu chảy khởi phát đột ngột, đau quặn bụng, nôn mửa, hôn mê, khát nước, lượng nước tiểu thấp.

Chẩn đoán​

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Thông thường việc chẩn đoán bệnh có thể dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà không cần xét nghiệm cụ thể. Các vi khuẩn có thể được xác định trong phân hoặc máu. Bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định mức độ tình trạng mất nước và điện giải bất thường.Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP). Xét nghiệm bổ sung: nuôi cấy phẩm phân, cấy trùng máu

Điều trị​

Bù phụ nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ thông qua đường uống (sử dụng ORS) hoặc truyền tĩnh mạch tuỳ tình trạng nguy kịch của bệnh.Sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên kết quả kháng sinh đồ.
Tổng quan
  • Ca bệnh lâm sàng: Có các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá bắt đầu là đầy bụng và sôi bụng; tiếp theo là tiêu chảy, lúc đầu có phân lỏng, sau chỉ toàn nước. Bệnh nhân đi tiêu chảy liên tục, nhiều lần, phân toàn nước, nước phân đục như nước vo gạo. Số lần tiêu chảy và số lượng nước mất thay đổi tùy từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau, có thể lên 40-50 lần/ngày, mất 5-10 lít nước/ngày. Kèm theo bệnh nhân có nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ toàn nước trong hoặc vàng nhạt. Bệnh nhân không đau bụng, không sốt, người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh...
  • Ca bệnh xác định: Phân lập được phẩy khuẩn tả V. cholerae nhóm huyết thanh O1 hoặc O139 từ mẫu phân hoặc chất nôn của bệnh nhân tiêu chảy.
Nguyên nhân

Tác nhân​

Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) có hình dạng cong như dấu phẩy (do đó còn được gọi là phẩy khuẩn tả), không bắt màu gram, không sinh nha bào, di động nhanh nhờ có một lông. Vi khuẩn tả dễ nuôi cấy trong môi trường nghèo dinh dưỡng, pH kiềm (pH từ 8,5-9,0) và mặn.Vi khuẩn tả có khoảng 140 nhóm huyết thanh đã được xác nhận, nhưng chỉ có nhóm huyết thanh O là gây được bệnh tả. Vi khuẩn tả được chia thành V. cholerae O1 và không O1 (Vibrio cholerae không ngưng kết với O1 còn được gọi là chủng NAG). V. cholerae gồm 2 týp sinh học (biotype) là vi khuẩn tả cổ điển và tả El Tor, mỗi týp sinh học lại được chia thành các týp huyết thanh như Ogawa, Inaba và Hikojima.
Tả cổ điển được Robert Koch phát hiện năm 1883 và là nguyên nhân gây ra 6 vụ đại dịch tả trên thế giới từ năm 1816 đến năm 1926. Tả El Tor do Gotschlich được tìm ra năm 1905 ở khu vực Eltor - Ai Cập, đây là nguyên nhân gây ra đại dịch tả lần thứ 7 bắt đầu từ 1961 đến nay. Từ cuối năm 1992, chủng tả O139 lần đầu tiên được phát hiện trong một vụ dịch tả lớn ở miền nam Ấn Độ và Bangladesh (trong 3 tháng có 100.000 người mắc). Đến cuối năm 1994, người ta cũng đã phát hiện ra V. cholerae O139 trong một vài vụ dịch tả ở một số nơi khác (Pakistan, Nepal, Malaysia, Thái Lan và miền tây Trung Quốc).
Vi khuẩn tả gây bệnh bằng độc tố ruột. Độc tố ruột gắn vào niêm mạc ruột non, hoạt hoá enzym adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thu Na+, tăng tiết Cl- và nước gây tiêu chảy cấp tính.

Vi khuẩn tả có thể chuyển hóa trong thiên nhiên, thay đổi tính di truyền do đột biến từ chủng không gây dịch có thể thành chủng gây dịch và kháng nhiều loại kháng sinh.
Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài: Vi khuẩn tả dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ (800C/5 phút), bởi hóa chất (Clo 1 mg/lít) và môi trường axit. Khô hanh, ánh nắng mặt trời cũng làm chết vi khuẩn tả. Vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong phân, đất ẩm, nước, thực phẩm. Trong đất, vi khuẩn có thể sống 60 ngày, trong phân 150 ngày, trên bề mặt thân thể 30 ngày, trong sữa 6-10 ngày, trên rau quả 7-8 ngày, trong nước 20 ngày. Nhiệt độ 25-370C, nồng độ muối 0,5-3%, độ pH kiềm (7-8,5) và giàu chất dinh dưỡng hữu cơ trong nước là những điều kiện tối ưu cho vi khuẩn tả tồn tại.

Nguồn truyền nhiễm​

  • Bệnh nhân tả: Người bệnh đào thải nhiều vi khuẩn trong thời kỳ toàn phát, theo phân và chất nôn. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể nhẹ và vừa, chỉ có 20% có biểu hiện mất nước nặng. Nếu được điều trị đúng, tỷ lệ tử vong là dưới 1%. Phân người bệnh chứa vi khuẩn tả trong khoảng thời gian 17 ngày nếu không được điều trị kháng sinh. Nếu được điều trị kháng sinh đặc hiệu, vi khuẩn tả sẽ hết dần, nhanh nhất là 2 ngày, dài nhất 6 ngày. Một số ít bệnh nhân sau khỏi vẫn tiếp tục đào thải vi khuẩn ra bên ngoài, có thể từ 3-6 tháng.
  • Người lành mang vi khuẩn tả: Người lành mang khuẩn là những người đã được điều trị khỏi về mặt lâm sàng nhưng vẫn tiếp tục mang mầm bệnh và những người mang mầm bệnh không triệu chứng. Người mang vi khuẩn tả không có dấu hiệu lâm sàng là nguồn bệnh quan trọng.

  • Ổ chứa trong thiên nhiên: Ổ chứa thiên nhiên của bệnh tả là một số động thực vật thuỷ sinh, nhất là các nhuyễn thể (cá, cua, trai, sò, ngao...) ở vùng cửa sông hay ven biển. Đây là nguồn bệnh duy trì bệnh tả trong thời gian giữa các vụ dịch tả ở người và là nguyên nhân gây ra các ca bệnh tản phát giữa hai vụ dịch. Những nghiên cứu mới đây ở Mỹ, Bangladesh và Ấn Độ đã chứng minh một cách rõ ràng về sự tồn tại của vi khuẩn ở các động thực vật thuỷ sinh và các động vật phù du sống trong nước mặn và các vùng cửa sông.
  • Thời gian ủ bệnh: Từ vài giờ tới 5 ngày, thường từ 2 tới 3 ngày.
  • Thời kỳ lây bệnh: Bệnh lây mạnh nhất ở thời kỳ toàn phát của bệnh. Thời gian thải vi khuẩn tả thường kéo dài khoảng 1 tuần sau khi hết tiêu chảy cấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7-14 ngày. Số lượng vi khuẩn tả trong phân người lành mang khuẩn thấp hơn nhiều so với ở người mắc bệnh. Sau vụ dịch tả có một tỷ lệ nhỏ khoảng 3-5% bệnh nhân các thể có khả năng mang vi khuẩn kéo dài một vài tháng, đôi khi kéo dài hàng năm nếu không được điều trị đúng.

Phương thức lây truyền​

Bệnh tả lây theo đường tiêu hoá, qua đường nước bị nhiễm bẩn bởi phân người hoặc phân động vật và qua thực phẩm bị nhiễm các tác nhân gây bệnh trong quá trình chế biến hoặc bảo quản, bởi nước bẩn, qua bàn tay bẩn và ruồi, nhặng nhiễm vi khuẩn tả.
Nguyên nhân khác
  • Thời kỳ nung bệnh: Sớm nhất 12 - 24giờ, dài nhất 10 ngày, trung bình 2-5 ngày.
  • Thời kỳ khởi phát(giai đoạn ỉa lỏng và nôn):
    • Bệnh khởi phát độtngột bằng ỉa lỏng dữ dội, thường không có tiền chứng. Lúc đầu phân có thể ít,sệt sau nhanh chóng trở nên điển hình với tính chất: Lỏng, toàn nước, màu trắngđục như nước vo gạo có lẫn những hạt trắng lổn nhổn, mùi tanh hoặc như gạch cuamàu trắng nhạt. Đi ngoài dễ dàng, số lượng nhiều (tới 300-500ml/lần), nhiều lần(tới 30-40 lần hoặc hơn/ngày) làm cho tình trạng mất nước nhiều và nhanh: 10-15lít/ngày hoặc 1lít/giờ ở người lớn.
    • Nôn xuất hiện saukhi đi lỏng vài giờ. Nôn dễ dàng, số lượng nhiều, dịch nôn lúc đầu là nước vàthức ăn, sau giống như dịch phân.
    • Không đau bụng hoặcchỉ đau nhẹ, không có mót rặn.
    • Thường không sốt,một số ít có sốt nhẹ (< 5%).
    • Bệnh nhân mệt lả,khát nước, có dấu hiệu co rút cơ (chuột rút), nhanh chóng đi vào giai đoạnchoáng.
  • Thời kỳ toàn phát(giai đoạn choáng hay giá lạnh):
    • Thường xuất hiện sauvài giờ - 1 ngày kể từ khi phát hiện.
    • Bệnh nhân vẫn tiếptục nôn, ỉa lỏng hoặc đã giảm nhưng nổi bật là tình trạng choáng: Lờ đờ, mệtlả, nói thều thào đứt quãng hoặc không thành tiếng, hoa mắt, ù tai, thở nhanhnông, có khi khó thở, mặt hốc hác, mắt trũng sâu, má lõm, da khô - nhăn nheo vàxanh tím, các đầu chi lạnh, rúm ró. Nhiệt độ < 35°C, mạch nhanh nhỏ, khó bắtmạch quay. Huyết áp tụt (huyết áp tối đa < 80mmHg), tiếng tim mờ, có khiloạn nhịp. Bệnh nhân thiểu niệu hoặc vô niệu.
Phòng ngừa

Biện pháp dự phòng​

Tuyên truyền giáo dục cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng các kiến thức về bệnh tả và tiêu chảy cấp, các biện pháp thực hành vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh môi trường (sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không vứt rác xuống các ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước, diệt ruồi); an toàn vệ sinh thực phẩm (ăn chín, uống chín); bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; khi có người bị tiêu chảy cấp phải nhanh chóng báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
Tăng cường cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Tăng cường việc thanh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là tại các cơ sở chế biến thực phẩm, chợ, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học, thức ăn đường phố...
Duy trì thường xuyên việc giám sát các trường hợp tiêu chảy cấp, đặc biệt chú ý các vùng trọng điểm và vào mùa dịch, kịp thời phát hiện các ca bệnh đầu tiên.
Luôn sẵn sàng có đội cơ động phòng chống dịch ở từng tuyến. Chuẩn bị các cơ số dự trữ cho chống dịch tả.
Gây miễn dịch chủ động bằng vắc-xin: Hiện có 3 loại vắc-xin tả được chứng minh là an toàn, sinh miễn dịch và có hiệu quả.
  • Vắc-xin tả chết toàn tế bào với tiểu đơn vị B tái tổ hợp tinh chế của độc tố tả (WC/rBS), uống 2 liều cách nhau 10-15 ngày, có tác dụng bảo vệ 85-90% trong vòng 6 tháng;
  • Vắc-xin tả chết toàn tế bào hiện đang được sử dụng ở Việt Nam (WC), uống 2 liều cách nhau 10-15 ngày, hiệu lực bảo vệ khoảng 66%.
  • Vắc-xin tả sống đã làm yếu đi (CVD 103-HgR), uống 1 liều, bảo vệ cao 95%.
Tổ chức Y tế Thế giới chính thức khuyến nghị sử dụng vắc-xin tả trong những khu vực khẩn cấp (thiên tai, địch họa) như là biện pháp y tế công cộng bổ trợ cho các biện pháp phòng bệnh như cải thiện hệ thống cấp nước hợp vệ sinh và giáo dục sức khoẻ. Cần tiến hành song song với các biện pháp tăng cường giám sát và cảnh báo sớm.

Điều trị
Cách ly bệnh nhân, nên tổ chức cấp cứu tại chỗ, cần tăng cường bác sĩ và điều dưỡng từ tuyến trên xuống hỗ trợ, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, dịch truyền, dây truyền...
  • Bù phụ nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ thông qua đường uống (sử dụng ORS) hoặc truyền tĩnh mạch tuỳ tình trạng nguy kịch của bệnh.
  • Sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Nên dùng nhóm fluoroquinolon. Đối với phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi, dùng azithromycin. Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc mật thiết với 1 liều điều trị duy nhất.
  • Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin, opizoic, atropin...
  • Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Đối với trẻ còn bú, cần tăng cường bú mẹ.
  • Tiêu chuẩn ra viện: Hết tiêu chảy, tình trạng lâm sàng ổn định, kết quả xét nghiệm cấy phân âm tính 3 lần liên tiếp. Nếu những cơ sở không có điều kiện cấy phân thì cho bệnh nhân ra viện sau khi ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần.
Điều trị
Cách ly bệnh nhân, nên tổ chức cấp cứu tại chỗ, cần tăng cường bác sĩ và điều dưỡng từ tuyến trên xuống hỗ trợ, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, dịch truyền, dây truyền...
  • Bù phụ nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ thông qua đường uống (sử dụng ORS) hoặc truyền tĩnh mạch tuỳ tình trạng nguy kịch của bệnh.
  • Sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Nên dùng nhóm fluoroquinolon. Đối với phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi, dùng azithromycin. Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc mật thiết với 1 liều điều trị duy nhất.
  • Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin, opizoic, atropin...
  • Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Đối với trẻ còn bú, cần tăng cường bú mẹ.
  • Tiêu chuẩn ra viện: Hết tiêu chảy, tình trạng lâm sàng ổn định, kết quả xét nghiệm cấy phân âm tính 3 lần liên tiếp. Nếu những cơ sở không có điều kiện cấy phân thì cho bệnh nhân ra viện sau khi ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top Bottom